Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2020  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2020

Ngày Đăng:12/3/2020 8:53:00 AM Lượt xem: 930

MỘT SỐ SUY NGHĨ, GÓP Ý VỀ TỈ LỆ CHE PHỦ RỪNG TRONG DỰ THẢO VĂN KIỆN
TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
                             
Thạc sĩ Phạm Đình Khiết
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
 
          Qua nghiên cứu Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, cá nhân tôi đồng tình cao với nội dung Dự thảo. Tuy nhiên, qua thực tế xin được góp ý thêm về nội dung tỉ lệ che phủ rừng như sau:
          Tại khổ thứ hai từ trên xuống, trang 104 Dự thảo có nêu: “giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%”. Đề nghị điều chỉnh lại thành “phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên trên 42%”, vì các lý do sau đây:
          Thứ nhất, nội hàm khái niệm “độ che phủ rừng” được hiểu theo nghĩa rất linh hoạt. Trước đây ta thường hiểu đó là những diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có giá trị về đặc biệt quan trọng về sinh thái, môi trường, cảnh quan, văn hóa… mà con người phải tuyệt đối bảo vệ, giữ gìn; không được phép tác động, làm suy giảm hoặc thay đổi tính chất, giá trị của chúng. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người có nhận thức “mặc định” rằng “độ che phủ rừng” ngoài rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thì còn bao gồm cả rừng sản xuất, vì rừng sản xuất cũng có giá trị quan trọng về sinh thái, môi trường, cảnh quan. Theo thống kế Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 6 năm thực hiện quyết định số Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN, ngày 8/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đến nay, cơ cấu về diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất 50%, đất rừng phòng hộ 36% và đất rừng đặc dụng 14%. Cơ cấu về diện tích thực tế của các loại rừng năm 2019 lần lượt là 53% rừng sản xuất, 32% rừng phòng hộ và 15% rừng đặc dụng. Như vậy, khi diện tích rừng sản xuất tăng lên gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh rừng thì độ che phủ rừng cũng vì thế mà tăng lên.
           Thứ hai, trong điều kiện chúng ta đang thực hiện Luật Lâm nghiệp thì lĩnh vực kinh tế lâm nghiệp đang được quan tâm và đẩy mạnh, trong đó việc phát triển rừng sản xuất được coi là một ưu tiên để khai thác tiềm năng, lợi thế của nhiều địa phương. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,5% năm 2014 lên 41,85% năm 2019; năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung liên tục tăng, từ 12,8 triệu m3 năm 2015 lên 19,5 triệu m3 năm 2019 và dự kiến đạt 21,0 triệu m3 năm 2020, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Như vậy rõ ràng rừng sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội – môi trường nói chung.
           Thứ ba, việc phát triển rừng sản xuất ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những nội dung quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Chúng ta có lợi thế của nền lâm nghiệp nhiệt đới, với thế mạnh của lâm thổ sản và đặc sản. Sức hút của nghề rừng và của các chuỗi giá trị lâm sản ngày càng lớn đối với nhân dân, tư nhân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, là một trong những ngành hàng xuất khẩu tỷ USD trọng điểm. Khả năng độc lập và cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu của ngành gỗ Việt Nam đã và đang trở thành thương hiệu lớn.
           Thứ tư, việc phát triển kinh tế lâm nghiệp luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được ưu tiên trong các chương trình, đề án của Nhà nước về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy nếu thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, đề án này thì không chỉ giải quyết được nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải tiện đời sống cho bà con các dân tộc thiểu số, mà còn giữ ổn định về an ninh chính trị, tạo động lực để phát huy và khai thác tốt tiềm năng của các vùng kinh tế quan trọng như các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.   
          Thứ năm, việc phát triển kinh tế rừng ở Việt Nam hiện nay một mặt phù hợp với xu thế của thế giới, đó là xu thế sản xuất xanh; trong đó ngành công nghiệp chế biến gỗ thì ưu tiên nguyên liệu từ gỗ rừng trồng. Mặt khác cũng phù hợp với định hướng của Nhà nước khi chúng ta đang xây dựng và thực hiện chủ trương phát triển rừng, đặc biệt là rừng trồng cây gỗ lớn gắn với ngành công nghiệp chế biến lâm sản với mục tiêu hướng tới xuất khẩu. Xu thế này được nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, hưởng ứng. Đến nay cả nước có 4.776 doanh nghiệp trong nước và 624 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đạt tỷ lệ 55%, doanh nghiệp FDI đạt 45%. Đến nay, thị trường lâm sản có 5 thị trường lớn là Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm tới 85% thị phần xuất khẩu. Mặt khác khi chúng ta tham các hiệp định thương mại tự do, hội nhập sâu rộng cũng tạo lợi thế cho phát triển lâm nghiệp. Nhu cầu của thị trường gỗ thế giới ước khoảng 460 tỷ USD/năm. Nhu cầu lâm sản trong nước cũng lớn, khoảng 3 - 5 tỷ USD/năm. Chế biến và xuất khẩu lâm sản gắn với hội nhập là then chốt cho phát triển lâm nghiệp theo hướng có hiệu quả và tuân thủ trong giai đoạn tới.
           Có thể nói, việc phát triển rừng, mở rộng diện tích rừng sản xuất không chỉ là một định hướng có tính khoa học của Nhà nước, phù hợp với xu thế của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, mà còn là nhu cầu của người dân. Vì vậy thiết nghĩ việc điều chỉnh lại nội dung từ “giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%” thành “phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên trên 42%” trong Văn kiện là hoàn toàn hợp lý và khả thi.
 
Tài liệu tham khảo:
Bài viết: Phấn đấu tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42% năm 2020 (Báo nhân dân điện tử, ngày 20/7/2017. Tác giả: PV + CTV).
Bài viết: Tỷ lệ che phủ rừng tăng, vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng giảm rõ rệt (Báo Đầu tư Online, ngày 29/10/2020. Tác giả: An Nguyên).
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8697968

Đang Online : 64