Thông tin lý luận và thực tiễn

Giới thiệu sách

Ngày Đăng: 29/4/2021 16:29 Lượt xem: 366


MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỰC TRẠNG,  VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
Tác giả: PGS,TS Vũ Văn Hà - PGS,TS Đoàn Minh Huấn (Đồng chủ biên)
NXB: Chính trị quốc gia sự thật, 2020
Nhìn lại lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường có thể thấy trên một khía cạnh nhất định, đó chính là lịch sử của tranh luận về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. …
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
 Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường
Trình bày khái niệm, nội dung cơ bản giữa nhà nước và thị trường, kinh nghiệm quốc tế và một số bài học tham khảo cho Việt Nam.
 Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua 35 năm đổi mới
Đánh giá thực trạng, thành công, hạn chế, nguyên nhân trong giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
 Chương 3: Xu hướng, quan điểm, giải pháp và định hướng chính sách giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến năm 2030
Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là mối quan hệ lớn, cơ bản đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần thực hiện hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
 
 
KINH TẾ BIỂN XANH  CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÁCH TIẾP CẬN CHO VIỆT NAM
Tác giả: PGS,TS Nguyễn Chu Hồi (chủ biên)
NXB: Chính trị quốc gia sự thật, 2020
Xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh là một mô thức, đang nổi và thịnh hành, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tạo việc làm xanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, ngăn ngừa suy thoái môi trường và sự ấm lên toàn cầu, sự kiệt quệ tài nguyên và hủy hoại sinh thái.
Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Các vấn đề toàn cầu liên quan đến kinh tế biển xanh
Chương 2: Kinh tế biển xanh trên thế giới
Chương 3: Phát triển bền vững vùng kinh tế biển tại Việt Nam
Chương 4: Kinh tế biển xanh - nền tảng cho kinh tế biển bền vững ở Việt Nam      
         Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận, cách tiếp cận và mục tiêu thực hiện kinh tế biển xanh, thực tế trên thế giới với một số kinh nghiệm, thực tiễn phát triển kinh tế biển xanh; vị thế, tiềm năng, thực trạng phát triển các nền kinh tế biển của Việt Nam, cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển. Qua đó, nêu ra chủ trương, quan điểm của Đảng Nhà nước, đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cho phát triển kinh tế biển xanh. Phát triển bền vững biển phải được xem là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp cộng đồng dân cư. Đó chính là tinh thần chung của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn  đến năm 2045.
 
 
VẤN ĐỀ NGƯ NGHIỆP, NGƯ DÂN VÀ NGƯ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Tác giả: PGS,TS Nguyễn Chu Hồi (chủ biên); TS Cao Lệ Quyên (đồng chủ biên)
NXB: Chính trị quốc gia sự thật, 2020
Ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường có vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển bền vững ngư nghiệp, bảo vệ ngư dân và giữ gìn ngư trường, được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ven biển… đây chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Nội dung cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm; khái quát một số vấn đề về ngành thủy sản của nước ta như: lợi thế và tiềm năng, quá trình phát triển và quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản nước ta; phân tích các vấn đề ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề xuất một chính sách để phát triển nghề cá với 3 trụ cột chính: phát triển ngư nghiệp, nâng cao đời sống và bảo vệ ngư dân, giữ gìn ngư trường. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu xây dựng đồng bộ 3 vấn đề (Tam ngư) góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển đảo của Tổ quốc.

NỀN KINH TẾ 99% CÁCH THỨC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VƯỢT QUA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
 Tác giả: Pauls. Adler
NXB: Chính trị quốc gia sự thật, 2020
Trong hơn 100 năm tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã mang lại sự giàu có cho nhiều cá nhân. Sự đa dạng trong các nghành sản xuất, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường tự do, có tính cạnh tranh cao cũng như những tiến bộ vượt bậc về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhưng mặt hạn chế của nó cũng không hề nhỏ, thậm chí đang gây ra nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, như chênh lệch giàu nghèo, bất hợp lý về kinh tế, môi trường ô nhiễm mâu thuẫn quốc tế gay gắt…đã khiến nhiều phong trào biểu tình, đấu tranh nổ ra. Có thể thấy Chủ nghĩa tư bản vận hành 90% con người đang hoạt động vì 1% tầng lớn giàu có…      
Cuốn sách cung cấp những nghiên cứu hữu ích, chỉ ra việc khắc phục hạn chế của chủ nghĩa tư bản, hướng tới xây dựng một mô hình dân chủ xã hội. Lấy ví dụ từ thực trạng của nền kinh tế - chính trị - xã hội Mỹ, một siêu cường tư bản trên thế giới, tác giả mang đến một “bản cáo trạng” thuyết phục về chủ nghĩa tư bản, từ đó phân tích gốc rễ sâu xa của những cuộc khủng hoảng này. Bằng những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể chỉ ra nước Mỹ nên chuyển đổi sang mô hình dân chủ xã hội và cách thức để hiện thực hóa điều này. Mặc dù nội dung tập trung vào nước Mỹ, nhưng những giải pháp, nguyên lý có thể áp dụng cho các quốc gia khác, đặc biệt là các nước tư bản.

HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
Tác giả: GS,TS Trần Thị Vân Hoa (chủ biên)
NXB: Chính trị quốc gia sự thật, 2020
Hệ tiêu chí nước công nghiệp là tập hợp các tiêu chí phản ánh thành quả, đặc điểm phát triển. Tuy nhiên cho đến nay trên thế giới, một số quốc gia đã đưa ra những tiêu chí để xây dựng, phát triển đất nước thành nước công nghiệp, song cũng không có hệ tiêu chí nào được thừa nhận một cách rộng rãi để xác định cụ thể  một quốc gia cần đạt mức độ phát triển như thế nào thì được coi là nước công nghiệp.
Nội dung cuốn sách trình bày hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại; giải pháp đạt được tiêu chí nước công nghiệp của một số nước trên thế giới; Tác giả đề xuất 4 giải pháp đạt hệ tiêu chí theo hướng hiện đại: đổi mới tư duy nhận thức về phát triển nước công nghiệp phù hợp với bối cảnh mới; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính; cập nhật và hoàn thiện hệ thống tài khoản quốc gia. Phân tích, đánh giá quá trình xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp của Việt Nam thời gian qua; trên cơ sở đó xác định hệ tiêu chí theo hướng hiện đại cho Việt Nam và đưa ra định hướng, giải pháp để đạt được tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

 
Cử nhân Hoàng Thị Dậu
Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
 
 
 
 
 
 
 
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 7997694

Đang Online : 1168