Đào tạo, Bồi dưỡng, Nghiên cứu khoa học
Giới thiệu bộ sách Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày Đăng: 6/5/2022 16:32 Lượt xem: 793
Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, 2021
Bộ sách "Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" gồm 7 tập do Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, xuất bản năm 2021, kế thừa bộ biên niên sự kiện lịch sử Đảng đã xuất bản; bổ sung những sự kiện mới qua các giai đoạn cách mạng, khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền bá vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, chuẩn bị và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - kế tiếp các giai đoạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2010.
Mỗi tập sách được kết cấu theo đơn vị thời gian, người đọc được tiếp xúc với khối lượng tư liệu phong phú, nhiều sự kiện cụ thể, thể hiện bằng văn phong lịch sử, nhấn mạnh thêm một số sự kiện tiêu biểu, nổi bật…
Tập 1: (1930 - 9/1945)
Phản ánh quá trình tìm đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc; tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam và Đông Dương; làm rõ quá phát triển của giai cấp công nhân, phong trào đấu tranh yêu nước. Đây là mốc quan trọng Đảng từng bước xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng lãnh đạo phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930 -1931), phục hồi lực lượng và tổ chức Đảng tiến tới Đại hội lần thứ I của Đảng (tháng 3/1935); đặc biệt là cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dẫn tới thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tập 2: (9/1945 -7/1954)
Nêu các sự kiện tiêu biểu của lịch sử Đảng từ khi cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đến chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Huy động được sức mạnh toàn dân tộc, toàn dân, toàn diện. Xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân, lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Đây là thời kỳ Đảng có sự lớn mạnh vượt bậc về chính trị, tư tưởng và tổ chức, giải quyết thành công hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ, kháng chiến và kiến quốc.
Tập 3: (8/1954 -1964)
Các sự kiện trong thời kỳ này phản ánh quá trình Đảng lãnh đạo giai đoạn lịch sử quan trọng, thực hiện đồng thời hai nhiện vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Quân và dân miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Những thắng lợi ở hai miền Nam - Bắc đã làm thất bại “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, buộc chúng ồ ạt đưa quân vào miền Nam thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” từ đây cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới…
Tập 4: (1965 - 4/1975)
Các sự kiện tập trung phản ánh quá trình Đảng đề ra đường lối, trực tiếp lãnh đạo nhân dân hai miền Nam - Bắc đánh bại các chiến lược: “Chiến tranh cục bộ”, “ Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc đế quốc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Pari và chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy phong trào cách mạng tiếp tục phát triển, kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 hai miền Nam - Bắc được thống nhất.
Tập 5: (5/1975 - 11/1986)
Phản ánh đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được thông qua tại các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(14 - 20/12/1976) và lần thứ V (27-31/3/1982), từng bước đổi mới tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở hai miền Nam - Bắc; xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; chống chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, cũng như mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tập 6: (12/1986 - 2000)
Phản ánh đường lối đổi mới của Đảng thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đồng thời làm rõ chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (4/1996). Phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tập 7: (2001 - 2010)
Thể hiện toàn diện quá trình bổ sung, phát triển đường lối kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (1/2001), X (6/2006) đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Phát triển nhanh bền vững; mở rộng đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, đưa Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ sách "Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" khắc họa phong phú, sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt của Đảng trong quá trình vận động đấu tranh giành chính quyền, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cách mạng Việt Nam đã dành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
Tác giả: Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
NXB: Chính trị quốc gia Sự thật, 2021
Bộ sách "Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" gồm 7 tập do Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, xuất bản năm 2021, kế thừa bộ biên niên sự kiện lịch sử Đảng đã xuất bản; bổ sung những sự kiện mới qua các giai đoạn cách mạng, khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền bá vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, chuẩn bị và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - kế tiếp các giai đoạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2010.
Mỗi tập sách được kết cấu theo đơn vị thời gian, người đọc được tiếp xúc với khối lượng tư liệu phong phú, nhiều sự kiện cụ thể, thể hiện bằng văn phong lịch sử, nhấn mạnh thêm một số sự kiện tiêu biểu, nổi bật…
Tập 1: (1930 - 9/1945)
Phản ánh quá trình tìm đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc; tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam và Đông Dương; làm rõ quá phát triển của giai cấp công nhân, phong trào đấu tranh yêu nước. Đây là mốc quan trọng Đảng từng bước xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng lãnh đạo phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930 -1931), phục hồi lực lượng và tổ chức Đảng tiến tới Đại hội lần thứ I của Đảng (tháng 3/1935); đặc biệt là cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1939 - 1945) dẫn tới thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tập 2: (9/1945 -7/1954)
Nêu các sự kiện tiêu biểu của lịch sử Đảng từ khi cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đến chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Huy động được sức mạnh toàn dân tộc, toàn dân, toàn diện. Xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân, lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Đây là thời kỳ Đảng có sự lớn mạnh vượt bậc về chính trị, tư tưởng và tổ chức, giải quyết thành công hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ, kháng chiến và kiến quốc.
Tập 3: (8/1954 -1964)
Các sự kiện trong thời kỳ này phản ánh quá trình Đảng lãnh đạo giai đoạn lịch sử quan trọng, thực hiện đồng thời hai nhiện vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Quân và dân miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Những thắng lợi ở hai miền Nam - Bắc đã làm thất bại “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, buộc chúng ồ ạt đưa quân vào miền Nam thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” từ đây cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới…
Tập 4: (1965 - 4/1975)
Các sự kiện tập trung phản ánh quá trình Đảng đề ra đường lối, trực tiếp lãnh đạo nhân dân hai miền Nam - Bắc đánh bại các chiến lược: “Chiến tranh cục bộ”, “ Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc đế quốc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Pari và chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy phong trào cách mạng tiếp tục phát triển, kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 hai miền Nam - Bắc được thống nhất.
Tập 5: (5/1975 - 11/1986)
Phản ánh đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được thông qua tại các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(14 - 20/12/1976) và lần thứ V (27-31/3/1982), từng bước đổi mới tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở hai miền Nam - Bắc; xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; chống chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, cũng như mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tập 6: (12/1986 - 2000)
Phản ánh đường lối đổi mới của Đảng thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đồng thời làm rõ chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (4/1996). Phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tập 7: (2001 - 2010)
Thể hiện toàn diện quá trình bổ sung, phát triển đường lối kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (1/2001), X (6/2006) đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Phát triển nhanh bền vững; mở rộng đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, đưa Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ sách "Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" khắc họa phong phú, sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt của Đảng trong quá trình vận động đấu tranh giành chính quyền, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cách mạng Việt Nam đã dành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
Cử nhân Hoàng Thị Dậu
Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
Các tin liên quan:
- ❧ Kế hoạch tổ chức Hộii thảo khoa học -
- ❧ Kế hoạch tổ chức viết khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị K2, K5 năm 2024 -
- ❧ Lịch nghiệm thu đề tài khoa học cấp trường -
- ❧ Kế hoạch tổ chức viết khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị K4 năm 2024 -
- ❧ Hội thảo khoa học cấp trường về nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII -