Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhận thức đúng về Quyền tự do ngôn luận

Ngày Đăng: 29/7/2022 18:4 Lượt xem: 807

          Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người, nhất là trong thời đại 4.0, việc bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân ngày càng được chú trọng và bảo đảm hơn. Tuy nhiên gần đây, trên các trang mạng xã hội có khá nhiều cá nhân đang lợi dụng quyền tự do ngôn luận có những phát ngôn phản cảm, thiếu văn hoá, xúc phạm đến danh dự của người khác gây bức xúc trong xã hội, thậm chí lợi dụng để chống phá chế độ và đất nước.
          Quyền tự do ngôn luận gắn liền với mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày, có thể hiểu đó là quyền của mỗi người trong việc lựa chọn chia sẻ thông tin, cảm xúc bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền miệng, bản viết, in, các hình thức nghệ thuật… Để đảm bảo quyền này, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia của mỗi nước đã có những quy định cụ thể. Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 theo Nghị quyết số 217A (III) ghi nhận tại Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm sự tự do giữa quan điểm không can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có biên giới”1. Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia ký kết ngày 24/9/1982 cũng có quy định và bắt buộc các nước thành viên thực hiện nghiêm túc: “1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ….”1 .
          Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến bản Hiến pháp năm 2013. Điều 10 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của nước ta và tiếp tục được khẳng định tại Điều 25, Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
          Để quyền tự do ngôn luận ngày càng được bảo đảm trong thực tiễn, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí. Đây là những văn kiện pháp luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí của Hiến pháp năm 2013. Trong Luật tiếp cận thông tin quy định rõ: công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Đồng thời, Luật Báo chí chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân tại Điều 13: “1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Có thể khẳng định, khung pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với luật quốc tế về quyền con người; tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin nói riêng.
          Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thông tin càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Thông qua các trang mạng xã hội, người dùng có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải và lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình. Việc thể hiện quyền tự do ngôn luận chưa bao giờ trở nên dễ dàng và có sức lan toả nhanh như hiện nay. Nhưng chính điều đó cũng mang đến những nguy cơ khi chính bản thân người dùng đôi khi cũng không kiểm chứng được thông tin dẫn đến lan truyền những thông tin sai sự thật, những quan điểm sai trái, nhiều đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm đến danh dự, uy tín của người khác, thậm chí xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước.
          Trên thực tế, không có cái gọi là “tự do ngôn luận tuyệt đối” mà phải có giới hạn nhất định trong khuôn khổ của pháp luật để bảo đảm quyền của người này không xâm phạm đến quyền của người khác, cũng như để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng quyền này. Ngay trong Điều 19, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Ở Việt Nam, Điều 13, Luật Báo chí năm 2016 cũng khẳng định: “… Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”. Điều 8, Luật An ninh mạng cũng quy định rõ các hành vi bị cấm nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận của con người trên không gian mạng: “…b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. 2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác. 4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. 5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này”5. Thế nên, bất kỳ quốc gia vào khi có những đối tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận đều sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điển hình là nhóm “Báo sạch” do Trương Châu Hữu Danh đứng đầu đã bị Toà án nhân dân huyện Thới Lai (Cần Thơ) tuyên án tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, tòa án còn tuyên phạt bổ sung cấm các bị cáo hoạt động trong lĩnh vực báo chí thời hạn 3 năm. Hay như vụ “nhà báo độc lập – nhà hoạt động cho nhân quyền Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên án 9 năm tù do hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, cũng như "phỉ báng chính quyền nhân dân".
           Thế nhưng, khi Nhà nước Việt Nam có những biện pháp để bảo vệ người dân và đất nước trước những thông tin bịa đặt, sai sự thật thì một số hãng truyền thông thù địch lại không ngớt rêu rao “Việt Nam là nhà tù lớn thứ 3 của thế giới đối với tự do báo chí”. Đáng tiếc là Bộ Ngoại giao Mỹ lại trao giải “Phụ nữ can đảm quốc tế” cho Phạm Thị Đoan Trang – một đối tượng đang thi hành án tù vì vi phạm pháp luật Việt Nam.
          Tự do ngôn luận cũng giống như bất kỳ quyền tự do nào cũng đều nằm trong một giới hạn nhất định. Nếu ai cũng phát ngôn tuỳ tiện, chia sẻ thông tin cảm tính, không cần biết đúng – sai sẽ dẫn đến tình trạng loạn thông tin, thậm chí có thể gây ra một cuộc khủng hoảng thông tin xã hội, từ đó gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, việc nhận thức đúng quyền tự do ngôn luận là việc làm cần thiết để mỗi cá nhân tránh tình trạng vô tình trở thành người vi phạm pháp luật.
Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Điệp
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
 
 
Tài liệu tham khảo
  1. Các công ước cơ bản về quyền con người. Nhà xuất bản Chinh trị - Hành chính, H, 2011.
  2. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
  3. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016
  4. Luật Báo chí năm 2016
  5. Luật An ninh mạng 2018
  6. Tự do ngôn luận khác với “ngôn luận tự do”
  7. http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/202106/tu-do-ngon-luan-khac-voi-ngon-luan-tu-do-3062944/)
 

Tin mới nhất:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8671130

Đang Online : 365