Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin
Ngày Đăng: 31/3/2023 8:22 Lượt xem: 666
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [1]. Kế thừa quan điểm của Người, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã dẫn dắt dân tộc ta, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt, sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch phản động đã ra sức chống phá chế độ, chống phá Đảng ta, nhất là trên mặt trận tư tưởng chính trị hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn. Âm mưu chống phá của các thế lực thù địch không chỉ tác động vào một bộ phận người dân kém hiểu biết về chính trị mà còn tác động trực tiếp vào đội ngũ cán bộ, đảng viên dẫn tới một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay có vai trò rất quan trọng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên khi được học các môn khoa học này sẽ được nâng cao nhận thức, có kiến thức lý luận vững chắc để vận dụng vào thực tiễn cũng như có thêm lý lẽ chắc chắn để đấu tranh phản biện lại các âm mưu của kẻ thù, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tự giác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên: “tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp với từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương” [2]. Tiếp đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta cũng tiếp tục khẳng định: phải “không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên” [3]. Thực hiện các quan điểm trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh: cần phải “đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ”. Đây là văn bản quan trọng góp phần định hướng cho việc đổi mới việc giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin tại các trường nói chung và tại các trường chính trị tỉnh nói riêng.
Tại các trường chính trị tỉnh hiện nay, các môn khoa học Mác - Lênin gồm có ba môn cơ bản là: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trước đây, ba môn này được tách ra thành ba môn cụ thể, riêng biệt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ba môn này được gộp lại thành một học phần Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, trong phần học này, nội dung của 3 môn học trên cũng được phân tách rõ ràng, không có sự lẫn lộn với nhau.
Từ thực tế của chương trình giảng dạy hiện nay, nhất là đòi hỏi từ thực tiễn do tác động sâu sắc của sự hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới cũng như những âm mưu chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch ngày càng thâm độc, theo tác giả, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay nhằm góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, cần phải quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, đối với đội ngũ giảng viên. Đây là những người trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, do vậy cần phải xây dựng được đội ngũ giảng viên vừa hồng, vừa chuyên. Đội ngũ giảng viên trước hết phải chắc về chuyên môn, vững về lý luận, có tư duy khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy lý luận. Mỗi giảng viên phải tự rèn cho mình khả năng phân tích, khái quát thực tiễn, từ đó xây dựng những quan điểm lý luận phù hợp với hoạt động thực tiễn cũng như biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin cần phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới thông qua việc tự học, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tham gia các buổi học chuyên đề, nghị quyết của Đảng... Để thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, mỗi giảng viên cũng cần tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo, viết các bài thông tin lý luận thực tiễn... Qua đó, góp phần làm rõ, khẳng định các giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin thì một trong những yêu cầu rất quan trọng, đó là bản thân mỗi giảng viên cần phải có sự nhiệt tình, có tâm huyết với nghề thì các bài giảng mới có hồn, có độ sâu sắc và mới có thể truyền được cảm hứng học tập sang học viên.
Trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin nói riêng thì phương pháp giảng dạy là yếu tố quyết định. Do vậy, đội ngũ giảng viên các trường chính trị cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao tính khoa học, tính Đảng, tính định hướng trong mỗi bài giảng. Phải kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực, kịp thời cập nhật, liên hệ những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để bài giảng thêm sinh động, dễ hiểu.
Giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do vậy, giảng viên cần phải đưa các nội dung đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ vào trong nội dung bài giảng để tăng cường tính chiến đấu trong giảng dạy. Giảng viên cũng có thể cập nhật thông tin từ nhiều phía, nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra những tình huống hay những câu hỏi liên quan đến công tác đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin để học viên trao đổi, thảo luận. Từ đó, phân tích, so sánh, đánh giá để làm nổi bật giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phản bác lại những luận điểm sai trái, thù địch.
Hai là, phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là của học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị tại các trường chính trị tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của các môn khoa học Mác - Lênin. Hiện nay, ở các trường chính trị tỉnh, đối tượng học viên là các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Họ đều là những người đã trưởng thành, có nhận thức, có suy nghĩ chín chắn, có quan điểm và lập trường riêng và cũng là những người giàu kinh nghiệm trong thực tiễn công tác. Khi tham gia học nâng cao trình độ lý luận chính trị tại trường chính trị, họ là những người vừa học vừa làm. Do áp lực của công việc, tác động của yếu tố kinh tế thị trường, của gánh nặng “cơm - áo - gạo - tiền” nên có người và có lúc có những suy nghĩ xem nhẹ việc học lý luận chính trị. Họ chủ yếu quan tâm tới công việc chuyên môn của mình, còn việc học lý luận chính trị chỉ là phụ, là học cho xong với mục đích lấy được “tấm bằng” để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. Hơn thế nữa, với các môn khoa học Mác - Lênin, đây là những môn nặng về tính lý luận, rất khô khan và trừu tượng. Học viên thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu và vận dụng các kiến thức vào trong thực tế.
Thực trạng trên cho thấy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay là rất quan trọng, giúp người học có nhận thức đúng đắn, xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ và tự giác trong học tập. Để làm được điều này, phải chỉ ra tính hữu ích của môn học đối với người học. Nói cách khác, người học phải thấy được giá trị của môn học đó đối với đời sống của mình để tích cực, chủ động trong học tập. Đây là những môn học có chức năng đặc biệt, vừa giới thiệu các quy luật vận động, phát triển của thế giới, của xã hội loài người, của tư duy con người; vừa chỉ ra phương pháp khoa học để con người hành động có hiệu quả trong quá trình cải tạo thế giới. Đồng thời, môn học này còn gắn với sự tồn vong của cả chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Trong nội dung của các môn học đó, có vấn đề đấu tranh loại bỏ cái cũ và xây dựng cái mới, cái tiến bộ, những vấn đề đó đều gắn với lợi ích của những nhóm người khác nhau, chỉ có điều cái mới, cái tiến bộ là phù hợp với lợi ích của số đông - đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Còn cái lạc hậu gắn với lợi ích của một nhóm nhỏ các thế lực chống đối, phản bác học thuyết này, cho nên nó trở thành vấn đề đấu tranh rất gay gắt trong xã hội. Do đó, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền về tính hữu ích, vị trí, tầm quan trọng của các môn học này đối với người học để nâng cao nhận thức, tính tự giác và chủ động trong học tập.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong đó có cả đội ngũ cán bộ giảng viên các trường chính trị tỉnh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin là một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm, đầu tư góp phần vào việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch phản động đã ra sức chống phá chế độ, chống phá Đảng ta, nhất là trên mặt trận tư tưởng chính trị hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn. Âm mưu chống phá của các thế lực thù địch không chỉ tác động vào một bộ phận người dân kém hiểu biết về chính trị mà còn tác động trực tiếp vào đội ngũ cán bộ, đảng viên dẫn tới một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay có vai trò rất quan trọng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên khi được học các môn khoa học này sẽ được nâng cao nhận thức, có kiến thức lý luận vững chắc để vận dụng vào thực tiễn cũng như có thêm lý lẽ chắc chắn để đấu tranh phản biện lại các âm mưu của kẻ thù, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tự giác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên: “tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp với từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương” [2]. Tiếp đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta cũng tiếp tục khẳng định: phải “không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên” [3]. Thực hiện các quan điểm trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh: cần phải “đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ”. Đây là văn bản quan trọng góp phần định hướng cho việc đổi mới việc giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin tại các trường nói chung và tại các trường chính trị tỉnh nói riêng.
Tại các trường chính trị tỉnh hiện nay, các môn khoa học Mác - Lênin gồm có ba môn cơ bản là: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trước đây, ba môn này được tách ra thành ba môn cụ thể, riêng biệt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ba môn này được gộp lại thành một học phần Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, trong phần học này, nội dung của 3 môn học trên cũng được phân tách rõ ràng, không có sự lẫn lộn với nhau.
Từ thực tế của chương trình giảng dạy hiện nay, nhất là đòi hỏi từ thực tiễn do tác động sâu sắc của sự hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới cũng như những âm mưu chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch ngày càng thâm độc, theo tác giả, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay nhằm góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, cần phải quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, đối với đội ngũ giảng viên. Đây là những người trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, do vậy cần phải xây dựng được đội ngũ giảng viên vừa hồng, vừa chuyên. Đội ngũ giảng viên trước hết phải chắc về chuyên môn, vững về lý luận, có tư duy khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy lý luận. Mỗi giảng viên phải tự rèn cho mình khả năng phân tích, khái quát thực tiễn, từ đó xây dựng những quan điểm lý luận phù hợp với hoạt động thực tiễn cũng như biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin cần phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới thông qua việc tự học, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tham gia các buổi học chuyên đề, nghị quyết của Đảng... Để thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, mỗi giảng viên cũng cần tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo, viết các bài thông tin lý luận thực tiễn... Qua đó, góp phần làm rõ, khẳng định các giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin thì một trong những yêu cầu rất quan trọng, đó là bản thân mỗi giảng viên cần phải có sự nhiệt tình, có tâm huyết với nghề thì các bài giảng mới có hồn, có độ sâu sắc và mới có thể truyền được cảm hứng học tập sang học viên.
Trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin nói riêng thì phương pháp giảng dạy là yếu tố quyết định. Do vậy, đội ngũ giảng viên các trường chính trị cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao tính khoa học, tính Đảng, tính định hướng trong mỗi bài giảng. Phải kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực, kịp thời cập nhật, liên hệ những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để bài giảng thêm sinh động, dễ hiểu.
Giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do vậy, giảng viên cần phải đưa các nội dung đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ vào trong nội dung bài giảng để tăng cường tính chiến đấu trong giảng dạy. Giảng viên cũng có thể cập nhật thông tin từ nhiều phía, nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra những tình huống hay những câu hỏi liên quan đến công tác đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin để học viên trao đổi, thảo luận. Từ đó, phân tích, so sánh, đánh giá để làm nổi bật giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phản bác lại những luận điểm sai trái, thù địch.
Hai là, phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là của học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị tại các trường chính trị tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của các môn khoa học Mác - Lênin. Hiện nay, ở các trường chính trị tỉnh, đối tượng học viên là các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Họ đều là những người đã trưởng thành, có nhận thức, có suy nghĩ chín chắn, có quan điểm và lập trường riêng và cũng là những người giàu kinh nghiệm trong thực tiễn công tác. Khi tham gia học nâng cao trình độ lý luận chính trị tại trường chính trị, họ là những người vừa học vừa làm. Do áp lực của công việc, tác động của yếu tố kinh tế thị trường, của gánh nặng “cơm - áo - gạo - tiền” nên có người và có lúc có những suy nghĩ xem nhẹ việc học lý luận chính trị. Họ chủ yếu quan tâm tới công việc chuyên môn của mình, còn việc học lý luận chính trị chỉ là phụ, là học cho xong với mục đích lấy được “tấm bằng” để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. Hơn thế nữa, với các môn khoa học Mác - Lênin, đây là những môn nặng về tính lý luận, rất khô khan và trừu tượng. Học viên thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu và vận dụng các kiến thức vào trong thực tế.
Thực trạng trên cho thấy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin tại các trường chính trị tỉnh hiện nay là rất quan trọng, giúp người học có nhận thức đúng đắn, xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ và tự giác trong học tập. Để làm được điều này, phải chỉ ra tính hữu ích của môn học đối với người học. Nói cách khác, người học phải thấy được giá trị của môn học đó đối với đời sống của mình để tích cực, chủ động trong học tập. Đây là những môn học có chức năng đặc biệt, vừa giới thiệu các quy luật vận động, phát triển của thế giới, của xã hội loài người, của tư duy con người; vừa chỉ ra phương pháp khoa học để con người hành động có hiệu quả trong quá trình cải tạo thế giới. Đồng thời, môn học này còn gắn với sự tồn vong của cả chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Trong nội dung của các môn học đó, có vấn đề đấu tranh loại bỏ cái cũ và xây dựng cái mới, cái tiến bộ, những vấn đề đó đều gắn với lợi ích của những nhóm người khác nhau, chỉ có điều cái mới, cái tiến bộ là phù hợp với lợi ích của số đông - đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Còn cái lạc hậu gắn với lợi ích của một nhóm nhỏ các thế lực chống đối, phản bác học thuyết này, cho nên nó trở thành vấn đề đấu tranh rất gay gắt trong xã hội. Do đó, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền về tính hữu ích, vị trí, tầm quan trọng của các môn học này đối với người học để nâng cao nhận thức, tính tự giác và chủ động trong học tập.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong đó có cả đội ngũ cán bộ giảng viên các trường chính trị tỉnh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin là một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm, đầu tư góp phần vào việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Ths, Gvc Lê Thị Hồng Hạnh
Khoa Lý luận cơ sở
Khoa Lý luận cơ sở
Tài liệu tham khảo:
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 267 - 268
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.36.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.233
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 267 - 268
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.36.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.233
Tin mới nhất:
- ❧ Phản bác luận điệu “việc xử lý cán bộ tạo ra những bất ổn chính trị” -
- ❧ Không thể phủ nhận việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Kế hoạch tham gia Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 -
- ❧ Kế hoạch, thể lệ Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 -
- ❧ Tuyên truyền Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024 -