Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2
Ngày Đăng:1/5/2018 3:22:00 PM Lượt xem: 1945
VẬN DỤNG BÀI HỌC THỜI CƠ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở VIỆT NAM
Thạc sĩ Lê Quang Hòa
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
Ngày 07/11/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Nga đã đứng lên làm cách mạng vô sản, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết. Nền chuyên chính vô sản và chủ nghĩa xã hội mà Cách mạng Tháng Mười mở ra đã làm thay đổi cục diện thế giới. Cuộc cách mạng Tháng Mười mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại với bài học kinh nghiệm to lớn, quan trọng và đầy tính sáng tạo, khoa học về xác định thời cơ và chớp lấy thời cơ để tiến hành cách mạng thắng lợi.
V.I.Lênin – lãnh tụ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
Trong chiến tranh cách mạng và tác chiến quân sự, thời cơ và việc phát hiện thời cơ cũng như vận dụng sáng tạo thời cơ có ý nghĩa hết sức to lớn, mang tính quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng việc tận dụng và nắm thời cơ cách mạng để giành chiến thắng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là một bài học kinh nghiệm mẫu mực, sáng ngời cho các Đảng Cộng sản trên thế giới về việc xác định thời cơ và chớp thời cơ đúng đắn, tài tình của V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
Ngày 7/11/1917, khi tình hình trong nước đã trở nên thuận lợi, thời cơ cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi đã xuất hiện và chín muồi, V.I.Lênin bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo vạch kế hoạch khởi nghĩa và dự kiến sẽ phát động tổng khởi nghĩa cướp chính quyền vào ngày 25/10 (theo lịch cũ của Nga). Thế nhưng bọn nội gián trong Đảng Bôn-sê-vích Nga đã bí mật báo cho kẻ thù biết trước kế hoạch khởi nghĩa nên chính phủ lâm thời phản động do A.F.Kêrenxky đứng đầu đã khẩn cấp đối phó. Việc chạy đua với thời gian để giải quyết vấn đề ai thắng ai lúc này là hết sức cần kíp, mau lẹ. Nếu chỉ chậm trễ một phút thôi cũng có thể thất bại hoàn toàn. Trước tình huống đó, V.I.Lênin chủ trương phải khởi nghĩa ngay trong ngày 24/10, nếu để cách mạng diễn ra đúng như kế hoạch, tất yếu sẽ thất bại và Người nhấn mạnh: “Vô luận thế nào cũng không được để chính quyền nắm trong tay Kêrenxky và bè lũ đến ngày 25; việc đó phải quyết định ngay chiều hôm nay (24/10) hay trong đêm nay. Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng hôm nay có thể chiến thắng (và nhất định sẽ thắng lợi hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì nếu đợi đến ngày mai thì không khéo sẽ gặp tổn thất lớn, không khéo lại bị mất tất cả”.
V.I.Lênin đã nhận định thời cơ khởi nghĩa một cách sáng suốt và quyết định hành động rất kịp thời, kiên quyết. Suốt đêm 24/10 (đêm ngày 6/11 theo lịch mới), các lực lượng cách mạng kéo đến chiếm tất cả các cơ quan chính phủ, bao vây cung điện Mùa Đông (ở Xanh Petecbua), sào huyệt cuối cùng của chính quyền tư sản phản động. Toàn bộ các bộ trưởng của chính quyền phản động bị bắt giữ. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công rực rỡ. Từ sự phân tích của lãnh tụ V.I.Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Nga đã đứng lên làm cuộc cách mạng vô sản thành công, mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, khi thời cơ cách mạng chín muồi, đã phát động cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong kho tàng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những bài học đó là sự vận dụng đúng đắn, chính xác, khoa học và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật nắm bắt và vận dụng thời cơ cách mạng một cách đúng đắn để giành thắng lợi.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã dự đoán thời cơ của cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam. Sau khi phân tích tình hình thế giới, Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) nhận định: Chiến tranh thế giới đang lan rộng, phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô, phát xít Nhật sắp gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Chiến tranh sẽ làm cho các nước đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng, Liên xô nhất định chiến thắng và cách mạng nhiều nước nhân đó mà thắng lợi. Nếu cuộc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Hội nghị cũng đã nêu rõ: Ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc xảy ra giúp cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng có sẵn, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành sự thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. Từ đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đã từng bước chuẩn bị lực lượng cách mạng, cả lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa.
Đầu năm 1945, trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Người dự đoán “cơ hội cho dân tộc ta chỉ trong vòng một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Tháng 8/1945 cao trào chống Nhật cứu nước đã lên đến đỉnh cao, khi chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc, bọn phát xít Nhật đã bị bại trận, chính quyền bù nhìn tay sai ở trong nước ta rã, quân Anh, Mỹ và chư hầu chưa kịp đến. Người khẳng định: Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, thời cơ cách mạng ngàn năm có một đã xuất hiện, thay mặt Trung ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng (Chính phủ Lâm thời), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước “toàn quốc, đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta và Cách mạng Việt Nam tháng lợi nhanh chóng. Trong vòng 10 ngày từ 14/8 đến 25/8/1945 dưới sự lãnh đạo sảng suốt của Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đã tiến hành tổng khởi nghĩa, thiết lập chính quyền cách mạng trên cả nước. Ngày mùng 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với thế giới và quốc dân đồng bào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng triệt để bài học kinh nghiệm quý giá về nắm và vận dụng thời cơ cách mạng một cách khoa học, sáng tạo, chính xác đẻ giành thắng lợi rực rỡ.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta, cơ hội và thách thức luôn đan xen, lồng ghép vào nhau, trong cơ hội bao hàm cả thách thức và trong thách thức cũng có cả cơ hội. Cơ hội càng lớn, thách thức càng nhiều, và do đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên là phải tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tranh thủ thời cơ, chớp thời cơ, khắc phục, đẩy lùi nguy cơ để đẩy nhanh tốc độ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước thực hiện thắng lợi trọn vẹn mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã xác định. Trong tình hình đó, bài học về sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo về nhận thức thời cơ, nắm vững và chớp thời cơ trong cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay./.
Ngày 7/11/1917, khi tình hình trong nước đã trở nên thuận lợi, thời cơ cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi đã xuất hiện và chín muồi, V.I.Lênin bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo vạch kế hoạch khởi nghĩa và dự kiến sẽ phát động tổng khởi nghĩa cướp chính quyền vào ngày 25/10 (theo lịch cũ của Nga). Thế nhưng bọn nội gián trong Đảng Bôn-sê-vích Nga đã bí mật báo cho kẻ thù biết trước kế hoạch khởi nghĩa nên chính phủ lâm thời phản động do A.F.Kêrenxky đứng đầu đã khẩn cấp đối phó. Việc chạy đua với thời gian để giải quyết vấn đề ai thắng ai lúc này là hết sức cần kíp, mau lẹ. Nếu chỉ chậm trễ một phút thôi cũng có thể thất bại hoàn toàn. Trước tình huống đó, V.I.Lênin chủ trương phải khởi nghĩa ngay trong ngày 24/10, nếu để cách mạng diễn ra đúng như kế hoạch, tất yếu sẽ thất bại và Người nhấn mạnh: “Vô luận thế nào cũng không được để chính quyền nắm trong tay Kêrenxky và bè lũ đến ngày 25; việc đó phải quyết định ngay chiều hôm nay (24/10) hay trong đêm nay. Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng hôm nay có thể chiến thắng (và nhất định sẽ thắng lợi hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì nếu đợi đến ngày mai thì không khéo sẽ gặp tổn thất lớn, không khéo lại bị mất tất cả”.
V.I.Lênin đã nhận định thời cơ khởi nghĩa một cách sáng suốt và quyết định hành động rất kịp thời, kiên quyết. Suốt đêm 24/10 (đêm ngày 6/11 theo lịch mới), các lực lượng cách mạng kéo đến chiếm tất cả các cơ quan chính phủ, bao vây cung điện Mùa Đông (ở Xanh Petecbua), sào huyệt cuối cùng của chính quyền tư sản phản động. Toàn bộ các bộ trưởng của chính quyền phản động bị bắt giữ. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công rực rỡ. Từ sự phân tích của lãnh tụ V.I.Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Nga đã đứng lên làm cuộc cách mạng vô sản thành công, mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, khi thời cơ cách mạng chín muồi, đã phát động cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong kho tàng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những bài học đó là sự vận dụng đúng đắn, chính xác, khoa học và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật nắm bắt và vận dụng thời cơ cách mạng một cách đúng đắn để giành thắng lợi.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã dự đoán thời cơ của cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam. Sau khi phân tích tình hình thế giới, Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) nhận định: Chiến tranh thế giới đang lan rộng, phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô, phát xít Nhật sắp gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Chiến tranh sẽ làm cho các nước đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng, Liên xô nhất định chiến thắng và cách mạng nhiều nước nhân đó mà thắng lợi. Nếu cuộc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Hội nghị cũng đã nêu rõ: Ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc xảy ra giúp cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng có sẵn, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành sự thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. Từ đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đã từng bước chuẩn bị lực lượng cách mạng, cả lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa.
Đầu năm 1945, trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Người dự đoán “cơ hội cho dân tộc ta chỉ trong vòng một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Tháng 8/1945 cao trào chống Nhật cứu nước đã lên đến đỉnh cao, khi chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc, bọn phát xít Nhật đã bị bại trận, chính quyền bù nhìn tay sai ở trong nước ta rã, quân Anh, Mỹ và chư hầu chưa kịp đến. Người khẳng định: Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, thời cơ cách mạng ngàn năm có một đã xuất hiện, thay mặt Trung ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng (Chính phủ Lâm thời), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước “toàn quốc, đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta và Cách mạng Việt Nam tháng lợi nhanh chóng. Trong vòng 10 ngày từ 14/8 đến 25/8/1945 dưới sự lãnh đạo sảng suốt của Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đã tiến hành tổng khởi nghĩa, thiết lập chính quyền cách mạng trên cả nước. Ngày mùng 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với thế giới và quốc dân đồng bào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng triệt để bài học kinh nghiệm quý giá về nắm và vận dụng thời cơ cách mạng một cách khoa học, sáng tạo, chính xác đẻ giành thắng lợi rực rỡ.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta, cơ hội và thách thức luôn đan xen, lồng ghép vào nhau, trong cơ hội bao hàm cả thách thức và trong thách thức cũng có cả cơ hội. Cơ hội càng lớn, thách thức càng nhiều, và do đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên là phải tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tranh thủ thời cơ, chớp thời cơ, khắc phục, đẩy lùi nguy cơ để đẩy nhanh tốc độ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước thực hiện thắng lợi trọn vẹn mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã xác định. Trong tình hình đó, bài học về sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo về nhận thức thời cơ, nắm vững và chớp thời cơ trong cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay./.
Các tin liên quan:
- ❧ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/29/2017 10:07:00 AM')
- ❧ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XII) Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:37:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI – MỘT CHỦ TRƯƠNG QUAN TRỌNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Ngày đăng('11/18/2017 7:37:00 AM')
- ❧ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI - Ngày đăng('11/29/2017 10:12:00 AM')
- ❧ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Ngày đăng('11/29/2017 10:13:00 AM')
- ❧ VẬN DỤNG PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('11/29/2017 10:12:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) - Ngày đăng('11/18/2017 7:36:00 AM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG TRONG CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947 - Ngày đăng('11/18/2017 7:36:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA CỦA HỌC VIÊN CÁC LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:35:00 AM')
- ❧ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Ngày đăng('11/29/2017 10:03:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ XÃ LƯỠNG VƯỢNG, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG NHIỆM KỲ 2012-2017 - Ngày đăng('11/18/2017 7:34:00 AM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:33:00 AM')
- ❧ HIỆU QUẢ TỪ PHONG TRÀO “DÂN VẬN KHÉO” TRONG GIẢI QUYẾT TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/17/2017 11:21:00 PM')