Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2
Ngày Đăng:11/18/2017 7:35:00 AM Lượt xem: 2699
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA CỦA HỌC VIÊN CÁC LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG
Ma Thị Kết
Phòng Đào tạo
Thực hiện Quy chế đánh giá và quản lý kết quả học tập (ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Hướng dẫn số 256/HD-HVCTQG ngày 30/6/2017 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cho học viên đi nghiên cứu thực tế. Nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-TCT, ngày 23/8/2017 tổ chức đi nghiên cứu thực tế cho học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, thực hiện phương châm lý luận gắn với thực tiễn, nhằm giúp cho học viên củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học trên lớp, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị.
Phòng Đào tạo
Thực hiện Quy chế đánh giá và quản lý kết quả học tập (ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Hướng dẫn số 256/HD-HVCTQG ngày 30/6/2017 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cho học viên đi nghiên cứu thực tế. Nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-TCT, ngày 23/8/2017 tổ chức đi nghiên cứu thực tế cho học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, thực hiện phương châm lý luận gắn với thực tiễn, nhằm giúp cho học viên củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học trên lớp, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị.
Học viên Lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính K99 thực tế tại Khu Di tích Đá Bàn – Mỹ Bằng – Yên Sơn
Từ cuối tháng 9/2017 đến hết tháng 10/2017, Nhà trường đã tổ chức cho học viên 04 lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K97, K98, K99, và lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính huyện Hàm Yên (mỗi lớp thành lập 3 - 4 đoàn, mỗi đoàn có 01 giảng viên trực tiếp phụ trách) đi nghiên cứu thực tế ở 18 xã thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và Thành phố Tuyên Quang.
Trong thời gian đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở, học viên được nghe báo cáo chi tiết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trao đổi, thảo luận, đặt các câu hỏi về chủ đề nghiên cứu thực tế; thăm quan, tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến…của địa phương. Kiến thức thực tế đã giúp cho học viên hiểu rõ hơn những nội dung đã học trong chương trình. Sau khi kết thúc thời gian đi nghiên cứu thực tế ở địa phương, học viên viết bài thu hoạch. Các bài thu hoạch có chất lượng tương đối tốt. Cụ thể: đã có 235 học viên hoàn thành viết bài thu hoạch đạt từ 6,0 điểm trở lên, trong đó điểm giỏi: 138 học viên; điểm khá: 80 học viên; điểm trung bình: 17 học viên (có 32 học viên phải viết bài thu hoạch lần 2 do chất lượng bài chưa cao, chưa có sự đầu tư thời gian cho bài viết).
Trong thời gian đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở, học viên được nghe báo cáo chi tiết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trao đổi, thảo luận, đặt các câu hỏi về chủ đề nghiên cứu thực tế; thăm quan, tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến…của địa phương. Kiến thức thực tế đã giúp cho học viên hiểu rõ hơn những nội dung đã học trong chương trình. Sau khi kết thúc thời gian đi nghiên cứu thực tế ở địa phương, học viên viết bài thu hoạch. Các bài thu hoạch có chất lượng tương đối tốt. Cụ thể: đã có 235 học viên hoàn thành viết bài thu hoạch đạt từ 6,0 điểm trở lên, trong đó điểm giỏi: 138 học viên; điểm khá: 80 học viên; điểm trung bình: 17 học viên (có 32 học viên phải viết bài thu hoạch lần 2 do chất lượng bài chưa cao, chưa có sự đầu tư thời gian cho bài viết).
Học viên Lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính K100 thực tế tại xã Tân Tiến - huyện Yên Sơn
Có được những kết quả trên, là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu; sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường với Thường trực các huyện ủy, Thành ủy và Đảng ủy các xã trong công tác chuẩn bị tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế; sự phối hợp của các khoa, phòng chuyên môn trong công tác tham mưu, thực hiện kế hoạch đưa học viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên ở cơ sở còn có một số hạn chế nhất định: Nhận thức của một số học viên về việc đi nghiên cứu thực tế chưa thật sự đầy đủ, chưa đầu tư nhiều thời gian cho nghiên cứu, tìm hiểu tại cơ sở, còn xem nhẹ việc viết bài thu hoạch, bài viết còn mang tính hình thức, thiếu sự đầu tư thời gian.
Để góp phần nâng cao hơn nữa hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên, xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác phối hợp trong tổ chức và quản lý học viên khi đi nghiên cứu thực tế.
Phòng Đào tạo, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm bắt số học viên tham gia, việc chấp hành nội quy của học viên trong thời gian đi nghiên cứu thực tế thông qua trưởng đoàn và giảng viên trực tiếp phụ trách đoàn; báo cáo thường xuyên việc đi nghiên cứu thực tế của các đoàn với Ban Giám hiệu.
Đối với các khoa chuyên môn, giảng viên phụ trách đoàn đi nghiên cứu thực tế, phối hợp với Phòng Đào tạo trong việc quán triệt nội dung kế hoạch nghiên cứu thực tế. Giảng viên trực tiếp phụ trách cần nghiên cứu kỹ chủ đề nghiên cứu thực tế, chuẩn bị các nội dung, định hướng cho học viên khai thác số liệu để hoàn thiện bài thu hoạch. Trưởng các đoàn đi nghiên cứu thực tế cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện việc nghiên cứu thực tế, thường xuyên nắm bắt và thông tin kịp thời những tình huống phát sinh…
Thứ hai, nâng cao nhận thức, ý thức của học viên về tầm quan trọng của hoạt động đi nghiên cứu thực tế.
Trong việc phổ biến Kế hoạch nghiên cứu thực tế, Phòng Đào tạo cần nhấn mạnh mục đích, tầm quan trọng của việc đi nghiên cứu thực tế.
Quá trình đi nghiên cứu thực tế sẽ giúp cho học viên hiểu sâu sắc hơn về những nội dung đã được học trên lớp, tích luỹ kiến thức thực tiễn phục vụ cho việc học tập và công tác theo phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tế”. Qua đó, vận dụng những kiến thức đó vào học tập, nghiên cứu và công tác ở địa phương cho phù hợp. Mỗi học viên cần chủ động, phát huy tính sáng tạo trong học tập và nghiên cứu; xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế khoa học, hữu ích; vận dụng có hiệu quả giữa lý luận và thực tế vào việc phát hiện các vấn đề và giải quyết vấn đề.
Thứ ba, mở rộng các chủ đề nghiên cứu thực tế cho phù hợp với đối tượng học viên.
Để việc đi nghiên cứu thực tế của học viên mang tính thiết thực hơn gắn với mỗi học viên, các khoa chuyên môn và phòng Đào tạo cần phối hợp tham mưu với Ban Giám hiệu xây dựng hệ thống các chủ đề để học viên có thể đăng ký phù hợp với lĩnh vực, sở trường công tác của mình, vận dụng những kiến thức nghiên cứu thực tế ở cơ sở vào quá trình công tác.
Việc tổ chức, triển khai kế hoạch đi nghiên cứu thực tế, đăng ký các chủ đề nghiên cứu thực tế tới các lớp cần chủ động hơn, tích cực lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía học viên, từ các Khoa, Phòng, địa phương để tham mưu các nội dung phù hợp và sát với điều kiện của từng đơn vị cơ sở.
Các Khoa chuyên môn xây dựng các chủ đề đi thực tế theo hướng cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học viên; phối hợp với Phòng Đào tạo cử giảng viên có kinh nghiệm trong tổ chức, giảng dạy, định hướng học viên cách thức nghiên cứu thực tế từ câu hỏi cụ thể đến viết bài thu hoạch.
Thứ tư, đổi mới hình thức tổ chức đi nghiên cứu thực tế mở rộng phạm vi, thời gian, địa điểm đi nghiên cứu thực tế.
Thực tế việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế của các lớp hiện nay mới chỉ giới hạn tại các xã thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh, thời gian đi chưa nhiều, giới hạn chỉ 02 chủ đề/ 01 đoàn. Điều này giúp cho địa phương thuận lợi trong việc chuẩn bị báo cáo nhưng lại có hạn chế là đối tượng học viên công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có những chủ đề không thuộc chuyên môn nên không phát huy thế mạnh của học viên. Vì vậy nên mở rộng chủ đề với nhiều nội dung sát với nhiều lĩnh vực công tác của học viên.
Cần mở rộng cho học viên đi nghiên cứu thực tế ở các địa phương ngoài tỉnh, hình thức nghiên cứu thực tế chủ yếu là tham quan mô hình thực tế ở địa phương, sau đó gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng học viên để viết bài thu hoạch.
Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trường Chính trị tỉnh là một nội dung quan trọng trong hoạt động đào tạo của Nhà trường. Để đạt được được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ từ phía Nhà trường, địa phương nghiên cứu thực tế, đội ngũ giảng viên và học viên. Đây là cách thức để học viên có thể tiếp cận vốn kiến thức thực tế ở cơ sở một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Tuyên Quang vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên ở cơ sở còn có một số hạn chế nhất định: Nhận thức của một số học viên về việc đi nghiên cứu thực tế chưa thật sự đầy đủ, chưa đầu tư nhiều thời gian cho nghiên cứu, tìm hiểu tại cơ sở, còn xem nhẹ việc viết bài thu hoạch, bài viết còn mang tính hình thức, thiếu sự đầu tư thời gian.
Để góp phần nâng cao hơn nữa hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên, xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác phối hợp trong tổ chức và quản lý học viên khi đi nghiên cứu thực tế.
Phòng Đào tạo, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm bắt số học viên tham gia, việc chấp hành nội quy của học viên trong thời gian đi nghiên cứu thực tế thông qua trưởng đoàn và giảng viên trực tiếp phụ trách đoàn; báo cáo thường xuyên việc đi nghiên cứu thực tế của các đoàn với Ban Giám hiệu.
Đối với các khoa chuyên môn, giảng viên phụ trách đoàn đi nghiên cứu thực tế, phối hợp với Phòng Đào tạo trong việc quán triệt nội dung kế hoạch nghiên cứu thực tế. Giảng viên trực tiếp phụ trách cần nghiên cứu kỹ chủ đề nghiên cứu thực tế, chuẩn bị các nội dung, định hướng cho học viên khai thác số liệu để hoàn thiện bài thu hoạch. Trưởng các đoàn đi nghiên cứu thực tế cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện việc nghiên cứu thực tế, thường xuyên nắm bắt và thông tin kịp thời những tình huống phát sinh…
Thứ hai, nâng cao nhận thức, ý thức của học viên về tầm quan trọng của hoạt động đi nghiên cứu thực tế.
Trong việc phổ biến Kế hoạch nghiên cứu thực tế, Phòng Đào tạo cần nhấn mạnh mục đích, tầm quan trọng của việc đi nghiên cứu thực tế.
Quá trình đi nghiên cứu thực tế sẽ giúp cho học viên hiểu sâu sắc hơn về những nội dung đã được học trên lớp, tích luỹ kiến thức thực tiễn phục vụ cho việc học tập và công tác theo phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tế”. Qua đó, vận dụng những kiến thức đó vào học tập, nghiên cứu và công tác ở địa phương cho phù hợp. Mỗi học viên cần chủ động, phát huy tính sáng tạo trong học tập và nghiên cứu; xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế khoa học, hữu ích; vận dụng có hiệu quả giữa lý luận và thực tế vào việc phát hiện các vấn đề và giải quyết vấn đề.
Thứ ba, mở rộng các chủ đề nghiên cứu thực tế cho phù hợp với đối tượng học viên.
Để việc đi nghiên cứu thực tế của học viên mang tính thiết thực hơn gắn với mỗi học viên, các khoa chuyên môn và phòng Đào tạo cần phối hợp tham mưu với Ban Giám hiệu xây dựng hệ thống các chủ đề để học viên có thể đăng ký phù hợp với lĩnh vực, sở trường công tác của mình, vận dụng những kiến thức nghiên cứu thực tế ở cơ sở vào quá trình công tác.
Việc tổ chức, triển khai kế hoạch đi nghiên cứu thực tế, đăng ký các chủ đề nghiên cứu thực tế tới các lớp cần chủ động hơn, tích cực lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía học viên, từ các Khoa, Phòng, địa phương để tham mưu các nội dung phù hợp và sát với điều kiện của từng đơn vị cơ sở.
Các Khoa chuyên môn xây dựng các chủ đề đi thực tế theo hướng cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học viên; phối hợp với Phòng Đào tạo cử giảng viên có kinh nghiệm trong tổ chức, giảng dạy, định hướng học viên cách thức nghiên cứu thực tế từ câu hỏi cụ thể đến viết bài thu hoạch.
Thứ tư, đổi mới hình thức tổ chức đi nghiên cứu thực tế mở rộng phạm vi, thời gian, địa điểm đi nghiên cứu thực tế.
Thực tế việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế của các lớp hiện nay mới chỉ giới hạn tại các xã thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh, thời gian đi chưa nhiều, giới hạn chỉ 02 chủ đề/ 01 đoàn. Điều này giúp cho địa phương thuận lợi trong việc chuẩn bị báo cáo nhưng lại có hạn chế là đối tượng học viên công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có những chủ đề không thuộc chuyên môn nên không phát huy thế mạnh của học viên. Vì vậy nên mở rộng chủ đề với nhiều nội dung sát với nhiều lĩnh vực công tác của học viên.
Cần mở rộng cho học viên đi nghiên cứu thực tế ở các địa phương ngoài tỉnh, hình thức nghiên cứu thực tế chủ yếu là tham quan mô hình thực tế ở địa phương, sau đó gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng học viên để viết bài thu hoạch.
Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trường Chính trị tỉnh là một nội dung quan trọng trong hoạt động đào tạo của Nhà trường. Để đạt được được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ từ phía Nhà trường, địa phương nghiên cứu thực tế, đội ngũ giảng viên và học viên. Đây là cách thức để học viên có thể tiếp cận vốn kiến thức thực tế ở cơ sở một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Tuyên Quang vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
Các tin liên quan:
- ❧ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/29/2017 10:07:00 AM')
- ❧ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XII) Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:37:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI – MỘT CHỦ TRƯƠNG QUAN TRỌNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Ngày đăng('11/18/2017 7:37:00 AM')
- ❧ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI - Ngày đăng('11/29/2017 10:12:00 AM')
- ❧ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Ngày đăng('11/29/2017 10:13:00 AM')
- ❧ VẬN DỤNG PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('11/29/2017 10:12:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) - Ngày đăng('11/18/2017 7:36:00 AM')
- ❧ VẬN DỤNG BÀI HỌC THỜI CƠ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở VIỆT NAM - Ngày đăng('1/5/2018 3:22:00 PM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG TRONG CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947 - Ngày đăng('11/18/2017 7:36:00 AM')
- ❧ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Ngày đăng('11/29/2017 10:03:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ XÃ LƯỠNG VƯỢNG, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG NHIỆM KỲ 2012-2017 - Ngày đăng('11/18/2017 7:34:00 AM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:33:00 AM')
- ❧ HIỆU QUẢ TỪ PHONG TRÀO “DÂN VẬN KHÉO” TRONG GIẢI QUYẾT TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/17/2017 11:21:00 PM')