Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1

Ngày Đăng:11/29/2017 9:45:00 AM Lượt xem: 1073

Một số kết quả về cải cách hành chính tại tỉnh Tuyên Quang từ việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) “về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”
­­­­                           
          Quan điểm chỉ đạo về cải cách hành chính trong Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã nhấn mạnh: “Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả bộ máy nhà nước. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân; Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”.
           Thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 17-NQ/TW; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về công tác cải cách hành chính, xây dựng các chương trình hành động và kế hoạch để triển khai thực hiện.
          Ngày 17/10/2007, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 12-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 29/02/2008 thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động số 12-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực quản lý nhà nước, tập trung giải pháp thực hiện đối với các lĩnh vực: thuế, đất đai, xây dựng, cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh.
          Về thực hiện đồng bộ cải cách hành chính với cải cách tư pháp ngày 10/9/2012, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2012-2016). Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 09/9/2016 về chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp, giai đoạn 2016 - 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 19/10/2013, Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 30/12/2016 để chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh.
          Trong giai đoạn 2007-2016, tỉnh đã tổ chức 02 hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính (tổng kết giai đoạn 2006-2010, triển khai giai đoạn 2011-2016; tổng kết giai đoạn 2011-2015 và triển khai giai đoạn 2016-2020); Sở Nội vụ đã xây dựng kế hoạch và tổ chức 05 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu về cải cách hành chính, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh. Trong báo số 123-BC/TU ngày 08/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 17 đã nêu một số kết quả nổi bật như sau:
          Đến năm 2016, cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện tại 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có giải quyết công việc liên quan trực tiếp tới cá nhân, tổ chức; 7/7 các huyện, thành phố, 141/141 xã, phường, thị trấn thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. 100% cơ quan, đơn vị thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định, trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại. Từ năm 2007 đến năm 2016, có 402 văn bản quy phạm pháp luật được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành (134 Nghị quyết, 255 Quyết định, 13 Chỉ thị). Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành về cơ bản đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
           Trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh tiếp tục duy trì kết quả thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đảm bảo thời hạn cấp Giấy đăng ký kinh doanh; công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động tốt; đồng thời thực hiện quyết liệt cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, thu hút đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng nhanh, bền vững.
           Thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 28/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đến nay đã có 580 thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, 378 thủ tục hành chính của ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính cơ bản đạt trên mức 30%, đặc biệt có những thủ tục giảm từ 50% đến 83 % thời gian giải quyết so với quy định như: lĩnh vực tư pháp giảm bình quân từ 40% đến 70%, lĩnh vực đất đai giảm từ 30% đến 59,3%, lĩnh vực đầu tư kinh doanh giảm từ 30% đến 50%; lĩnh vực đấu thầu cấp huyện giảm từ 50% đến 83%.
            Việc công khai thủ tục hành chính được thực hiện kịp thời, đúng quy định trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên cổng, trang thông tin điện tử của tỉnh, của cơ quan, đơn vị.
           Hiện nay 100% đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, trong đó có 12 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ hoàn toàn về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Việc thực hiện xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ công và mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phân định đơn vị sự nghiệp hành chính và đơn vị sự nghiệp công ích đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội được lựa chọn, tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao từ đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động sự tham gia của người dân, tổ chức vào hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức trong quá trình quản lý hành chính, tạo lập cơ sở pháp luật nhằm bảo đảm quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính.
          Nhận thấy cải cách hành chính là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, do đó phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và sự tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phải xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài gắn với công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, sự thống nhất và quyết tâm cao trong cả hệ thống chính trị là yếu tố quyết định đến sự thành công của công cuộc cải cách hành chính. 
          Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể trong thời gian tiếp theo: Tiếp tục xây dựng các quy định về chế độ công khai thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với công tác cải cách hành chính; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chínhThực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chị thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, Văn bản số 06/BCĐCCHC ngày 09/8/2016 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về việc tăng cường triển khai Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8371046

Đang Online : 2670