Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1
Ngày Đăng:11/29/2017 9:49:00 AM Lượt xem: 1333
"Trung" và "Hiếu" trong tư tưởng Hồ Chí Minh
"Trung" và "hiếu" là hai khái niệm đạo đức quan trọng, chiếm vị trí trọng tâm trong học thuyết Nho giáo. Theo Nho giáo, trung là trung quân, nghĩa là trung thành với vua; trung quân ái quốc - trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước. Nho giáo đưa ra nguyên tắc trong quan hệ quân – thần (vua – tôi) rất cứng nhắc: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (Vua khiến bề tôi phải chết nếu không chết là không trung với vua). Còn chữ "hiếu" thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, bề trên.
Hồ Chí Minh đã đưa vào khái niệm đó của Nho giáo những nội dung mới, có ý nghĩa khoa học, cách mạng và nhân văn là "trung với nước, hiếu với dân". Đây thực sự là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức này được khởi nguồn từ cuộc cách mạng lịch sử do Hồ Chí Minh lãnh đạo - Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức đứng lên làm chủ đất nước: nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Như vậy, trong xã hội mới, địa vị của người dân đã thay đổi. Nếu như trong xã hội phong kiến, vua là chủ, dân là người để nhà cầm quyền sai khiến và chỉ bảo, thì hiện nay dân là người chủ của đất nước, là người trực tiếp hay gián tiếp bầu ra các cơ quan lãnh đạo của các cấp để thay mặt mình quản lý công việc chung. Dân là người đóng thuế để trả lương cho cán bộ, công chức. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải là người phục vụ nhân dân, là công bộc của nhân dân, phải chịu sự kiểm tra và giám sát của nhân dân. Trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng tháng 10-1945, Người nhắc nhở: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"[1]. Người còn viết: "Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ."[2]
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, "Trung với nước, hiếu với dân" thể hiện mối quan hệ với đất nước với dân tộc, thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển của đất nước, là phẩm chất đạo đức chủ chốt nhất. Nội dung trung với nước, hiếu với dân là phải quyết tâm, suốt đời, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải trọng dân, tin dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thương dân, hòa mình với quần chúng nhân dân thành một khối; nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý; quan tâm dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, dân vận; làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.
Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương trọn đời vì nước, vì dân. Những lời cuối cùng trước khi từ biệt thế giới này, trong "Di chúc" Người viết: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người đã nhiều lần phải hy sinh tình nhà vì việc nước. Trong Chiến dịch Biên Giới cuối năm 1950, Hồ Chí Minh đi thị sát trận địa. Sau khi đi công tác về, nhận được tin anh trai mình là ông Nguyễn Sinh Khiêm đã qua đời, Hồ Chí Minh đau lòng thảo một bức điện gửi về quê nhà: “Nghe tin Anh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”.
Học tập tấm gương "trung với nước, hiếu với dân" của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy thật đáng buồn khi nhìn lại tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang diễn ra trong một bộ phận cán bộ đảng viên như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận: "Trong khi ở nhiều nơi, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều yêu cầu thiết yếu của quần chúng chưa được bảo đảm, thì có những cán bộ, đảng viên chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, ăn uống chè chén bê tha; thậm chí có người vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng. Một số người còn lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước, của tập thể, trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội.
Một số cán bộ, công chức, nhân viên trực tiếp có quan hệ với dân thì cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây đủ thứ phiền hà, khó khăn cho dân, thiếu lễ độ với dân. Có người còn ăn chặn của dân, vòi vĩnh đòi quà cáp, biếu xén. Một số người có chức có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa phương nào, đơn vị nào, thì như một "ông vua con" ở đấy. Thậm chí có những cá nhân và tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ."
Thiết thực học tập tấm gương "Trung với nước, hiếu với dân" của Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ, công chức, viên chức, xứng đáng với lòng tin của nhân dân, với đồng lương mà nhân dân trả chúng ta, như lời Bác Hồ đã dạy: “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy… Làm viên phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”[3]. Thái độ khi làm việc với nhân dân phải nhã nhặn, lịch sự, không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, phải hết lòng phụng sự nhân dân, phải hòa mình với quần chúng nhân dân... Phải giữ gìn phẩm chất đạo đức của người cách mạng, đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Như vậy, thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, giảng viên sẽ góp phần học tập và thực hiện tốt tư tưởng “trung với nước”, “hiếu với dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các tin liên quan:
- ❧ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LÂM BÌNH - Ngày đăng('11/29/2017 9:29:00 AM')
- ❧ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Ở HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/29/2017 9:40:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA UBND HUYỆN CHIÊM HÓA, GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 - Ngày đăng('11/29/2017 9:43:00 AM')
- ❧ Một số kết quả về cải cách hành chính tại tỉnh Tuyên Quang từ việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) “về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” - Ngày đăng('11/29/2017 9:45:00 AM')
- ❧ Tâm sự của người giảng viên trường chính trị - Ngày đăng('11/29/2017 9:58:00 AM')
- ❧ Vận dụng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào bài giảng “Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” - Ngày đăng('11/29/2017 10:09:00 AM')
- ❧ Một số kinh nghiệm trong quản lý học viên nội trú ở ký túc xá Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:10:00 AM')
- ❧ Nâng cao chất lượng hoạt động dự giờ ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:19:00 AM')
- ❧ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:20:00 AM')
- ❧ Nâng cao hiệu quả quản lý học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:24:00 AM')
- ❧ Tăng cường sinh hoạt chuyên môn giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:31:00 AM')
- ❧ Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:39:00 AM')
- ❧ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu - quá trình hình thành và phát triển - Ngày đăng('11/29/2017 10:40:00 AM')
- ❧ Phòng Đào tạo 60 năm xây dựng và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:05:00 AM')
- ❧ Khoa Nhà nước và pháp luật thi đua lập thành tích chào mừng 60 năm ngày thành lập Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang (06/6/1957 - 06/6/2017) - Ngày đăng('11/30/2017 8:06:00 AM')
- ❧ Khoa xây dựng Đảng quá trình xây dựng và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:09:00 AM')
- ❧ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/30/2017 8:15:00 AM')
- ❧ Đoàn thanh niên Trường Chính trị tỉnh - quá trình hình thành và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:31:00 AM')
- ❧ Hội Cựu chiến binh Trường Chính trị tỉnh - quá trình hình thành và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:37:00 AM')
- ❧ Nhìn lại chặng đường 5 năm của Công đoàn Trường Chính trị tỉnh - Ngày đăng('11/30/2017 8:38:00 AM')
- ❧ Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang 60 năm xây dựng và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:44:00 AM')