Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1
Ngày Đăng:11/29/2017 10:09:00 AM Lượt xem: 2659
Vận dụng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào bài giảng
“Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
“Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. V.I. Lênin lãnh tụ vĩ đại của cách mạng thế giới đã chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Trong các giai đoạn cách mạng, cùng với đường lối xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ sống còn. Trong công cuộc đổi mới toàn diện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, được biểu hiện ở sự gắn bó hữu cơ với nhau là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, 05 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, các văn kiện tiếp tục khẳng định và hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng ta vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta; xác định mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới. Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, quán triệt và đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng; chỉ đạo giảng viên chủ động nghiên cứu những nội dung cốt lõi, nội dung mới trong Nghị quyết, vận dụng vào các bài giảng dạy của các phần học.
Để truyền tải đầy đủ, sâu sắc những quan điểm, chủ trương, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN theo Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, khi soạn bài, giảng bài Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giảng viên cần tập trung làm rõ quan điểm của Đảng với các nội dung sau:
Thứ nhất, nhấn mạnh việc nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia trong tình hình mới, coi đó là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
“Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”(1). Đây là sự thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước; nhất là trong tình hình mới, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Các nhiệm vụ này phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng”. (2)
Thứ hai, Làm rõ về mục tiêu, nội dung, yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
“Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội” (3). “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”(4). Cần quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả vấn đề này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp hiện nay trên tinh thần coi mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.
Thứ ba, giúp học viên hiểu đầy đủ vấn đề phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như phương châm, phương pháp tiến hành bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, cần phải: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN… Đảng đã chỉ rõ sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đó là lực lượng của toàn dân tộc. Đảng xác định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(5). Theo đó, cần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm mới không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ phải kiên quyết, song quá trình đấu tranh phải kiên trì, dựa vào luật pháp quốc tế, dựa vào sức mạnh của cộng đồng quốc tế, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh.
Thứ tư, khẳng định việc tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; tích cực xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân”. (6)
Nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, chủ động chuẩn bị lực lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trong mọi tình huống…
Thứ năm, trong tình hình mới thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc cần phân tích rõ, xác định cụ thể đối tượng và đối tác của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt việc xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới là ai ? Từ Nghị quyết Trung ương 8(khóa XI) đến Đại hội XII của Đảng đã thể hiện quan điểm: Ai chống phá sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, ai chống phá chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, ai chống phá sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, ai chống phá sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, ai chống phá lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam, ai chống phá sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ai chống phá nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ai chống phá môi trường hòa bình để phát triển đất nước của dân tộc ta, đó chính là đối tượng của cách mạng Việt Nam, đối tượng của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời trong giảng dạy cần phân tích làm rõ việc xác định trong đối tượng có thể có đối tác và ngược lại trong đối tác có thể có đối tượng; đối tượng và đối tác của cách mạng Việt Nam trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng mang tính tương đối chứ không bất biến; việc xem xét cụ thể phải phụ thuộc vào lập trường, thái độ của các nước trong quan hệ với Việt Nam tại những thời điểm lịch sử cụ thể nhất định.
Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc: Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước trong lịch sử dân tộc đã chuyển thành quy luật xây dựng CNXH phải gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu sâu sắc Nghị quyết Đại hội, đưa nội dung nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vào bài giảng chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính là góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống, vào công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 32
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 33, 34
(3)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 271
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 33
(5)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, tr. 158
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr. 149, 312
Thứ nhất, nhấn mạnh việc nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia trong tình hình mới, coi đó là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
“Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”(1). Đây là sự thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước; nhất là trong tình hình mới, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Các nhiệm vụ này phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng, tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng”. (2)
Thứ hai, Làm rõ về mục tiêu, nội dung, yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
“Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội” (3). “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”(4). Cần quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả vấn đề này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp hiện nay trên tinh thần coi mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.
Thứ ba, giúp học viên hiểu đầy đủ vấn đề phát huy sức mạnh tổng hợp cũng như phương châm, phương pháp tiến hành bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, cần phải: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN… Đảng đã chỉ rõ sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đó là lực lượng của toàn dân tộc. Đảng xác định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(5). Theo đó, cần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm mới không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ phải kiên quyết, song quá trình đấu tranh phải kiên trì, dựa vào luật pháp quốc tế, dựa vào sức mạnh của cộng đồng quốc tế, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh.
Thứ tư, khẳng định việc tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; tích cực xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về mọi mặt, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân”. (6)
Nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, chủ động chuẩn bị lực lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trong mọi tình huống…
Thứ năm, trong tình hình mới thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc cần phân tích rõ, xác định cụ thể đối tượng và đối tác của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt việc xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới là ai ? Từ Nghị quyết Trung ương 8(khóa XI) đến Đại hội XII của Đảng đã thể hiện quan điểm: Ai chống phá sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, ai chống phá chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, ai chống phá sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, ai chống phá sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, ai chống phá lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam, ai chống phá sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ai chống phá nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ai chống phá môi trường hòa bình để phát triển đất nước của dân tộc ta, đó chính là đối tượng của cách mạng Việt Nam, đối tượng của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời trong giảng dạy cần phân tích làm rõ việc xác định trong đối tượng có thể có đối tác và ngược lại trong đối tác có thể có đối tượng; đối tượng và đối tác của cách mạng Việt Nam trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng mang tính tương đối chứ không bất biến; việc xem xét cụ thể phải phụ thuộc vào lập trường, thái độ của các nước trong quan hệ với Việt Nam tại những thời điểm lịch sử cụ thể nhất định.
Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc: Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước trong lịch sử dân tộc đã chuyển thành quy luật xây dựng CNXH phải gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu sâu sắc Nghị quyết Đại hội, đưa nội dung nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vào bài giảng chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính là góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống, vào công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 32
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 33, 34
(3)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 271
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr 33
(5)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, tr. 158
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2006, Tr. 149, 312
Các tin liên quan:
- ❧ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LÂM BÌNH - Ngày đăng('11/29/2017 9:29:00 AM')
- ❧ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Ở HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/29/2017 9:40:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA UBND HUYỆN CHIÊM HÓA, GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 - Ngày đăng('11/29/2017 9:43:00 AM')
- ❧ Một số kết quả về cải cách hành chính tại tỉnh Tuyên Quang từ việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) “về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” - Ngày đăng('11/29/2017 9:45:00 AM')
- ❧ "Trung" và "Hiếu" trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Ngày đăng('11/29/2017 9:49:00 AM')
- ❧ Tâm sự của người giảng viên trường chính trị - Ngày đăng('11/29/2017 9:58:00 AM')
- ❧ Một số kinh nghiệm trong quản lý học viên nội trú ở ký túc xá Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:10:00 AM')
- ❧ Nâng cao chất lượng hoạt động dự giờ ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:19:00 AM')
- ❧ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:20:00 AM')
- ❧ Nâng cao hiệu quả quản lý học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:24:00 AM')
- ❧ Tăng cường sinh hoạt chuyên môn giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:31:00 AM')
- ❧ Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/29/2017 10:39:00 AM')
- ❧ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu - quá trình hình thành và phát triển - Ngày đăng('11/29/2017 10:40:00 AM')
- ❧ Phòng Đào tạo 60 năm xây dựng và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:05:00 AM')
- ❧ Khoa Nhà nước và pháp luật thi đua lập thành tích chào mừng 60 năm ngày thành lập Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang (06/6/1957 - 06/6/2017) - Ngày đăng('11/30/2017 8:06:00 AM')
- ❧ Khoa xây dựng Đảng quá trình xây dựng và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:09:00 AM')
- ❧ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('11/30/2017 8:15:00 AM')
- ❧ Đoàn thanh niên Trường Chính trị tỉnh - quá trình hình thành và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:31:00 AM')
- ❧ Hội Cựu chiến binh Trường Chính trị tỉnh - quá trình hình thành và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:37:00 AM')
- ❧ Nhìn lại chặng đường 5 năm của Công đoàn Trường Chính trị tỉnh - Ngày đăng('11/30/2017 8:38:00 AM')
- ❧ Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang 60 năm xây dựng và phát triển - Ngày đăng('11/30/2017 8:44:00 AM')