Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1

Ngày Đăng:11/29/2017 10:19:00 AM Lượt xem: 1738

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ  Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG
                                                                                      
Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhà trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức của tỉnh. Đối tượng tham gia học rất đa dạng về độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ở các trường chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1855/QĐ- HVCTQG ngày 21/4/2016 về việc ban hành bộ Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với nội dung dự giờ, quy chế xác định áp dụng đối với tất cả giảng viên, tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất, mục đích nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường việc quản lý dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của công tác dự giờ, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang xác định đây là hoạt động chuyên môn thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.
Khoa Xây dựng Đảng tổ chức dự giờ giảng viên Phạm Thị Thu Trang tại lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K101
         
          Về phía khoa chuyên môn, hoạt động dự giờ được coi là một kênh thông tin để lãnh đạo khoa nắm bắt thực trạng chất lượng giảng dạy của giảng viên. Từ đó, kịp thời khích lệ, động viên các giảng viên phát huy những mặt tích cực, khắc phục, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế trong giảng dạy.
          Về phía giảng viên, dự giờ giúp giảng viên từng bước trưởng thành trong công tác chuyên môn. Để buổi dự giờ diễn ra thành công, trước tiên giảng viên chủ động về thời gian, tập trung đầu tư cho bài giảng về kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tiễn, phương pháp giảng dạy phù hợp. Sau dự giờ, giảng viên lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, biết được những ưu điểm, hạn chế của mình, từ đó điều chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy một cách tốt nhất; đồng thời, thông qua hoạt động dự giờ giảng viên tự đánh giá được năng lực của mình trong công việc. Hoạt động dự giờ không những có ý nghĩa với bản thân người dạy mà còn đối với cả những đồng nghiệp đi dự, bên cạnh việc đóng góp ý kiến, mỗi giảng viên sẽ tự rút kinh nghiệm, học tập về phương pháp giảng dạy, trau dồi chuyên môn, xử lý tình huống trong lớp học.
          Về phía học viên, hoạt động dự giờ sẽ giúp người học chủ động, tích cực hơn trong nghiên cứu, xây dựng và tiếp thu bài giảng. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc làm rõ nội dung bài học, giúp học viên tích cực lĩnh hội kiến thức, linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức lý luận với những hoạt động thực tiễn ở địa phương nơi công tác.
          Có thể nói, dự giờ là hoạt động sinh hoạt chuyên môn bổ ích, quản lý tốt việc dạy và học của giảng viên và học viên. Đặc biệt hoạt động này rất có lợi đối với giảng viên trẻ, khắc phục được những khó khăn trong giảng dạy (phương pháp, kiến thức lý luận và thực tiễn, xử lý tình huống sư phạm). Những năm vừa qua, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm và chỉ đạo các khoa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Lãnh đạo các khoa tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện để hoạt động dự giờ không những là nhiệm vụ của mỗi giảng viên mà còn trở thành phong trào thi đua trong hoạt động chuyên môn. Hoạt động dự giờ còn là môi trường giúp giảng viên rèn luyện, phấn đấu để tham gia thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, cấp trường. Qua đó, tạo nên sự tâm huyết với nghề nghiệp của mỗi giảng viên.
Bên cạnh những mặt tích cực do hoạt động dự giờ mang lại còn có hạn chế, đó là: ở một số buổi dự giờ, do các giảng viên thực hiện kế hoạch giảng dạy tại các huyện nên các khoa chuyên môn chưa tập trung tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm ngay, giảng viên chưa kịp thời điều chỉnh hạn chế về kiến thức, phương pháp và tác phong giảng dạy ở những buổi lên lớp tiếp theo. Công tác dự giờ chỉ thực hiện ở khoa chuyên môn, chưa có sự tham gia của Ban Giám hiệu nhà trường và Hội đồng khoa học (chủ yếu dự giờ đánh giá giảng viên giỏi).
Để hoạt động dự giờ thực sự có hiệu quả, tạo động lực để giảng viên nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, cá nhân nghĩ cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
          Thứ nhất, Ban Giám hiệu nhà trường và Hội đồng khoa học cần tiến hành dự giờ để trực tiếp nắm bắt tình hình dạy và học của giảng viên và học viên; Chỉ đạo phòng Đào tạo tổ chức lấy phiếu phản hồi từ phía học viên, tổng hợp ý kiến, thông báo cho lãnh đạo các khoa phòng để kịp thời có biện pháp điều chỉnh, đảm bảo công tác giảng dạy đạt hiệu quả. Tổ chức nghiên cứu thực tế để có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với các trường chính trị khác về hoạt động dự giờ.
           Thứ hai, các khoa chuyên môn chủ động triển khai kế hoạch dự giờ tới các giảng viên, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để giảng viên tích cực trong hoạt động chuyên môn. Sau buổi dự giờ, lãnh đạo khoa sắp xếp thời gian sớm nhất để tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm kịp thời để giảng viên biết được những ưu điểm, tồn tại của bài giảng, từ đó tiếp thu chọn lọc, điều chỉnh bài giảng để thực hiện tốt hơn ở những lần sau. Đồng thời, tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa về hoạt động dự giờ, các giảng viên trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, có ý kiến đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của khoa nói riêng, của nhà trường nói chung.
          Thứ ba, giảng viên cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cá nhân; tích cực nghiên cứu bài giảng, lựa chọn nội dung bài giảng phong phú ở các phần học nhằm tranh thủ sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Tích cực đi dự giờ các giảng viên trong khoa và các khoa khác để học hỏi, rút kinh nghiệm. Đây cũng là căn cứ để đánh giá chất lượng công việc của giảng viên, là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm.
           Tóm lại, dự giờ là một trong những công việc thường xuyên, cần thiết đối với giảng viên trong giảng dạy. Việc nâng cao chất lượng chuyên môn qua hoạt động dự giờ ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa thiết thực, góp phần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay. 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680703

Đang Online : 20