Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1

Ngày Đăng:11/29/2017 10:31:00 AM Lượt xem: 1311

TĂNG CƯỜNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG 
 
          Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên, diễn ra ở tất cả các cơ sở đào tạo. Sinh hoạt chuyên môn bao gồm các hoạt động như: Dự giờ - rút kinh nghiệm bài giảng, trao đổi, bàn bạc, thống nhất, hội thảo, tọa đàm…về một nội dung liên quan đến hoạt động dạy và học trong nhà trường.
 
 Cán bộ, giảng viên tham dự Hội thảo “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong
 giảng dạy lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị huyện, thành phố
 
          Ở các trường chính trị tỉnh, thành phố, sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu được. Sinh hoạt chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng,  giúp cho đội ngũ giảng viên được trao đổi, bàn bạc, giải quyết những khúc mắc về nội dung và phương pháp dạy và học. Qua sinh hoạt chuyên môn, mỗi giảng viên được học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bổ sung những lỗ hổng kiến thức hoặc những nội dung chưa được nhuần nhuyễn của mình, mỗi người đều được phát biểu ý kiến về nội dung hay phương pháp truyền đạt kiến thức cho học viên một cách khoa học, dân chủ, có điều kiện phát huy năng lực sở trường của mình.
          Trong những năm gần đây, sinh hoạt chuyên môn ở Trường Chính trị Tuyên Quang đã có nhiều đổi mới. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú, giảng viên sôi nổi, nhiệt tình, nỗ lực nâng cao khả năng chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn có đặc điểm là sinh hoạt giữa những giảng viên cùng được đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng cùng sinh hoạt trong một khoa chuyên môn. Cụ thể như giảng viên cùng sinh hoạt tại khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có các chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh…Điều đó dẫn đến thuận lợi là giảng viên có điều kiện học hỏi lẫn nhau trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, giảng viên ở những lứa tuổi khác nhau, điều kiện tâm sinh lý khác nhau cũng là yếu tố ảnh hưởng trong sinh hoạt chuyên môn. Điểm khác biệt nữa là do tuổi đời, tuổi nghề khác nhau nên kinh nghiệm và phương pháp dạy học cũng khác nhau, có thể bổ sung, học hỏi lẫn nhau.
          Các nội dung sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường gồm: Dự giờ - rút kinh nghiệm bài giảng, thông qua bài soạn cho giảng viên mới giảng lần đầu trước khi lên lớp, trao đổi, thảo luận, giải quyết, bàn bạc những vấn đề khó, giảng viên còn lúng túng, học viên khó nắm bắt về nội dung và phương pháp. Việc trao đổi về ra đề, đáp án thi hết các phần học cũng là một nội dung quan trọng. Trong sinh hoạt chuyên môn, từ thực tế việc chấm thi, qua kết quả của học viên, giảng viên trao đổi những vấn đề xung quanh đề, đáp án thi…để thống nhất nội dung, rút kinh nghiệm những điểm còn hạn chế trong tổ chức thi cho học viên. Trong đó, hoạt động thông qua bài giảng cho giảng viên trước khi lên lớp là một hoạt động đặc biệt quan trọng. Dưới sự chủ trì của lãnh đạo khoa, một buổi thông qua bài cho giảng viên sẽ đạt hiệu quả nếu có sự nỗ lực cố gắng của bản thân giảng viên được thông qua và sự giúp đỡ chân tình của đồng nghiệp. Ngược lại, buổi sinh hoạt chuyên môn cũng không thể đạt hiệu quả nếu như mỗi người không nỗ lực, thiếu nhiệt tình…
          Để một buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả, theo ý kiến cá nhân, cần lưu ý một số điểm sau:
          Thứ nhất, việc lựa chọn chủ đề sinh hoạt chuyên môn phải thực sự cần thiết, là vấn đề “nóng”, mọi giảng viên cùng quan tâm. Ví dụ: Việc đưa nội dung Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…vào từng bài giảng cho phù hợp…sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều người, để mỗi giảng viên tự nguyện đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị và sẵn sàng tâm thế để tiếp thu.
          Thứ hai, cần phát huy vai trò quan trọng của trưởng khoa trong chủ trì sinh hoạt chuyên môn. Trưởng các khoa chuyên môn trong nhà trường là nơi liên hệ gần gũi và trực tiếp nhất với đội ngũ giảng viên, giúp giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Trưởng các khoa chuyên môn là cầu nối giữa giảng viên trong khoa với Ban Giám hiệu, giúp đánh giá năng lực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên một cách sát thực nhất. Vì vậy, trong điều hành sinh hoạt chuyên môn, trưởng khoa phải chuẩn bị kỹ nội dung, đồng thời khách quan, công tâm với đồng nghiệp. Biết cách động viên, khuyến khích mọi người cùng tham gia, biết cách điều hành, kết luận khi có vấn đề trái chiều…
          Thứ ba, thành công của buổi sinh hoạt chuyên môn phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ giảng viên. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu sâu vấn đề, phương pháp góp ý, phê bình đồng nghiệp, tinh thần học hỏi, khiêm tốn…là những yêu cầu quan trọng giúp buổi sinh hoạt đạt hiệu quả và mỗi người trưởng thành hơn trong công việc.
          Thứ tư, trong điều kiện của nhà trường hiện nay, nên quy định mỗi tuần, mỗi khoa có ít nhất một buổi sinh hoạt chuyên môn. Do đặc thù của việc giảng dạy trong nhà trường nên các khoa có thể căn cứ vào lịch giảng bài của khoa để bố trí một buổi trong tuần để sinh hoạt chuyên môn. Thành phần dự gồm tất cả giảng viên kể cả giảng viên kiêm nhiệm tham gia. Sau buổi sinh hoạt chuyên môn, trưởng các khoa nộp báo cáo nội dung sinh hoạt chuyên môn cho Ban Giám hiệu. Việc đó tạo thuận lợi cho giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ, mới vào nghề được trao đổi, học tập kinh nghiệm lên lớp của đồng nghiệp, khắc phục những băn khoăn, lo lắng khi được phân công soạn, giảng những bài mới trong chương trình. Mặt khác, qua báo cáo của các khoa chuyên môn về nội dung sinh hoạt, Ban Giám hiệu nhà trường nắm bắt được thông tin, kịp thời điều chỉnh phương pháp, cách thức quản lý và nội dung giảng dạy trong nhà trường.
          Thực hiện một số điểm lưu ý trong sinh hoạt chuyên môn nêu trên chắc chắn sẽ  nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang.

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8580315

Đang Online : 70