Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2020  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2020

Ngày Đăng:12/3/2020 8:52:00 AM Lượt xem: 697

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIỜ THẢO LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH TUYÊN QUANG
 
Cử nhân Quan Văn Tuân
Khoa Nhà nước và pháp luật
 
          Trong khung chương trình Trung cấp lý luận chính trị, giờ thảo luận cuối mỗi phần học là giờ học mà giảng viên sẽ tổng kết các kiến thức lý luận trong các bài học, để từ đó hướng dẫn học viên cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại địa phương, đơn vị đang công tác. Với học viên, giờ thảo luận là khoảng thời gian mà học viên được bàn bạc, trao đổi và đưa ra những chính kiến riêng của bản thân về các kiến thức đã học, từ các ý kiến tại giờ thảo luận giảng viên có trách nhiệm tổng hợp, định hướng học viên đến một nhận thức chung, đúng theo quan điểm của Đảng và Nhà nước.
          Thực tế thời gian qua tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang cho thấy, việc tổ chức giờ thảo luận ở cuối mỗi phần học đã được thực hiện tương đối hiệu quả: giảng viên phụ trách giờ thảo luận đã chuẩn bị nội dung thảo luận phù hợp với phần học; những vấn đề đưa ra thảo luận đã gắn với thực tiễn; thực hiện tốt việc định hướng cho học viên,…góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị của nhà trường. Tuy nhiên, một số giờ thảo luận còn có những hạn chế như: thiếu trọng tâm, trọng điểm, neo chốt kiến thức chưa thực sự phù hợp; cách nêu vấn đề của giảng viên chưa mang tính gợi mở đối với học viên, có những nội dung chưa gắn với thực tiễn; chưa có sự kết hợp linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp mà chủ yếu chỉ dừng lại ở phương pháp thuyết trình, hỏi – đáp, thảo luận nhóm; phương tiện dạy – học chưa phong phú; không khí giờ thảo luận trầm lắng, việc phát biểu ý kiến chỉ tập trung vào một số học viên nhất định,…
           Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
          Về phía giảng viên, việc xây dựng giáo án, phương pháp, phương tiện giảng dạy cho giờ thảo luận chưa được đầu tư bằng các bài giảng khác; câu hỏi thảo luận chủ yếu dùng trong giáo trình; còn ít bài tập, tình huống thực tiễn… dẫn tới hiệu quả trao đổi, thảo luận chưa đảm bảo yêu cầu, mục đích đề ra. Bên cạnh đó, việc các khoa giảng dạy phần học do khoa phụ trách tại các lớp cùng thời điểm nên không phải lúc nào cũng bố trí được giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và có kiến thức bao quát chung tất cả các nội dung được đề cập đến phần học, mà đôi khi còn phân công cho giảng viên có ít kinh nghiệm giảng dạy giờ thảo luận.
          Về phía học viên, nhiều học viên còn có tâm lý ngại phát biểu, ngại trình bày ý kiến hay ở một chừng mực nào đó là nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của buổi thảo luận, cho rằng buổi thảo luận chỉ tóm lược lại nội dung của các bài trong phần học, câu hỏi đã có ở giáo trình nên không cảm thấy hứng thú, ỷ lại vào giảng viên và các học viên khác trong lớp; chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu về nội dung các bài học, vận dụng lý luận với thực tế đang công tác nên không có nhiều ý tưởng và câu hỏi có liên quan. Trường hợp cá biệt, còn sử dụng giờ thảo luận vào mục đích giải quyết công việc riêng, chưa tập trung vào giờ học.
          Ngoài ra, thực tế cũng chỉ ra rằng, trong mỗi lớp học chỉ tập trung vào một số học viên hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, cũng chỉ số học viên này là những thành viên cốt cán trong giờ thảo luận. Chính vì vậy, chất lượng thảo luận chưa cao, chưa phát huy được hết ý nghĩa, tác dụng mà thảo luận đem lại.
          Từ những vấn đề trên, tôi xin đưa ra một số đề xuất để nhằm giúp cho giờ thảo luận đạt được chất lượng, hiệu quả cao hơn, cụ thể:
          Một là, giảng viên cần sử dụng nhiều phương pháp hơn trong giờ thảo luận để tương tác với học viên, tạo bầu không khí vui tươi, khuyến khích học viên tham gia trao đổi xây dựng bài. Do đó, ngoài những phương pháp như thuyết trình, hỏi – đáp, thảo luận nhóm thì còn có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh, nêu ý kiến ghi lên bảng; phương pháp chuyên gia,… kết hợp sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học như micro, bảng phấn, máy chiếu...
          Hai là, xây dựng kế hoạch cho giờ giảng một cách cụ thể, chi tiết theo các bước trong đó, kết hợp hài hòa giữa phương pháp và hình thức thảo luận: giải đáp những thắc mắc của học viên; khái quát hóa hệ thống nội dung kiến thức trong phần học có thể qua hình thức trắc nghiệm; đưa ra chủ đề để học viên thảo luận và trả lời với hình thức mời chuyên gia hoặc đại diện mỗi nhóm; cuối giờ thảo luận, giảng viên neo chốt lại vấn đề, nhắc lại cho học viên nắm phương pháp, cách thức khai thác các nội dung của phần học.
          Ba là, lựa chọn nội dung thảo luận phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, có thể sử dụng những câu hỏi có nội dung mang tính thời sự hoặc câu hỏi có nội dung gợi ra sự tranh luận nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học viên, khắc phục tình trạng nhàm chán, đơn điệu của giờ thảo luận.Tuy nhiên, những câu hỏi đó phải rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với nội dung của bài học, phù hợp với từng đối tượng học viên.
          Bốn là, thay đổi nhận thức của học viên theo hướng tích cực, chủ động hơn trong giờ thảo luận theo hướng người học là trung tâm. Muốn vậy, ngoài chuyên môn và phương pháp giảng dạy, giảng viên cần nắm bắt tâm lý của người học, tạo môi trường thoải mái, dân chủ, không gò ép, cứng nhắc, khuyến khích học viên chủ động đưa ra ý kiến cá nhân.
          Năm là, cần đầu tư xây dựng giáo án thảo luận của giảng viên trước khi lên lớp, trường hợp cần thiết có thể bố trí dự giờ để rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tăng cường bố trí, sắp xếp những giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm phong phú vào giờ thảo luận, để cho giờ học thực sự mang lại kết quả cao nhất và hiệu ứng tốt nhất đối với học viên. Yêu cầu những giảng viên còn ít kinh nghiệm đi dự giờ thảo luận để học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
         Tóm lại, giờ thảo luận được thực hiện có chất lượng, hiệu quả sẽ góp phần củng cố, mở rộng và nâng cao nhận thức cho học viên, khắc phục sự thụ động, ỷ lại, giúp phát triển năng lực tự học tập, tự nghiên cứu của học viên, thực hiện tốt phương châm lấy người học làm trung tâm. Mặt khác, thông qua trao đổi, thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn sẽ giúp cho học viên vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được vào ứng dụng, giải quyết công việc thực tế tại địa phương, cơ quan đơn vị.

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8694467

Đang Online : 15