Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2020  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2020

Ngày Đăng:12/3/2020 8:52:00 AM Lượt xem: 615

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH TUYÊN QUANG
 
Thạc sĩ Đỗ Thị Phương Điệp
Phó Trưởng phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
 
          Thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong nhiều năm qua Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã luôn phát động và triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; Đặc biệt, từ khi có Quyết định số 2734/QĐ-HVCTQG ngày 24/7/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc chia cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh.
           Các phong trào thi đua của nhà trường được tiến hành thường xuyên, liên tục, đã trở thành động lực cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên trên các mặt giảng dạy, quản lý, phục vụ và học tập. Hằng năm, Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và các đơn vị khoa, phòng đăng ký thi đua; tại Hội nghị cán bộ, công chức Nhà trường tiến hành phát động phong trào thi đua và tổ chức ký giao ước thi đua giữa Hiệu trưởng với Chủ tịch Công đoàn; giữa trưởng các khoa, phòng với Tổ trưởng Tổ Công đoàn với các nội dung cụ thể, gắn với nhiệm vụ chính trị của Nhà trường như: Dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, phục vụ tốt...
          Có được những kết quả trên là do có sự quan tâm, hướng dẫn, sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị Trưởng khối thi đua các cơ quan Khối Đảng tỉnh; đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua số 3, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu đối với các phong trào thi đua tại nhà trường.
          Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, phong trào thi đua tại nhà trường có một số tồn tại, hạn chế, như: 
          - Công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình tổ chức, phát động các phong trào thi đua còn chưa hiệu quả.
          - Một số cán bộ, giảng viên, nhân viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc triển khai nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
          - Hình thức, phương thức triển khai, phát động các phong trào thi đua còn chưa phong phú, chưa gắn với các nhiệm vụ chuyên môn cụ thể do vậy chưa thực sự tạo động lực mẽ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giảng viên, nhân viên.
          Để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua, yêu nước tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, trong những năm tiếp theo, thiết nghĩ cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
          - Thứ nhất, Ban Giám hiệu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện xét thi đua, khen thưởng của các đơn vị; tổ chức phát động, triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và có những hình thức khen thưởng kịp thời, đúng quy định. Cụ thể hóa chương trình, kế hoạch hoạt động, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua của Nhà trường phải gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động sâu rộng, thường xuyên, chất lượng; quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sâu sát đối với công tác thi đua, khen thưởng; phát huy vai trò của các đơn vị khoa, phòng, đoàn thể: Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,… tham gia các phong trào thi đua.
          - Thứ hai, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tham mưu cho Ban Giám hiệu về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng: phát huy được sức mạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong công việc giữa cán bộ với giảng viên, nhân viên; giữa đội ngũ giảng viên với học viên, tạo sự đồng bộ nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển đi lên mọi mặt trong nhà trường. Việc tổ chức tốt các phong trào thi đua sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể, cá nhân, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, làm cho công tác thi đua, khen thưởng có sức lan tỏa mạnh mẽ, thực sự là động lực thúc đẩy việc thực hiện tố các nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, UBND giao.
          - Thứ ba, phát huy vai trò lãnh đạo các khoa, phòng, các đoàn thể trong việc vận động đoàn viên, hội viên tham gia phong trào thi đua yêu nước của Học viện và thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên quán triệt đến toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, hội viên các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Để từ đó, mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên, hội viên chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định về thi đua, khen thưởng của Nhà trường, của tỉnh, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc đưa vào chương trình giảng dạy đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng trong chương trình đào tạo cao cấp và trung cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho người học theo phương châm “Công tác thi đua, khen thưởng là phương thức lãnh đạo của Đảng, công cụ quản lý của Nhà nước, là động lực thúc đẩy các cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
          - Thứ tư, tiếp tục thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng trên cơ sở tiêu chí thi đua; đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, công bằng, dân chủ trong xét, duyệt các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
          Tóm lại, trong thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc. Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Ngay từ những ngày mới thành lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày".
          Trước yêu cầu ngày càng cao về việc dạy và học lý luận chính trị, việc đổi mới phương pháp dạy và học góp phần vào việc phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Việc phát động các phong trào thi đua, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của trường chính trị. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển giữa các trường Chính trị trong Cụm thi đua.
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8071399

Đang Online : 589