Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2020 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2020
Ngày Đăng:12/3/2020 8:48:00 AM Lượt xem: 740
PH.ĂNGGHEN - NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN
Thạc sĩ Lưu Thị Thu Hà
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Ph.Ăngghen (28/11/1820 - 28/11/2020), chúng ta cùng ôn lại những đóng góp của Người đối với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
Phriđrich Ăngghen (Friedrich Engels)- Nhà lý luận chính trị, một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX, Người cùng với Các Mác (Karl Marx) sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản đồng thời là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I, Quốc tế II.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Barơmen, vương quốc Phổ (ngày nay là nước Đức). Ph.Ăngghen chịu nhiều ảnh hưởng từ mẹ của ông - một phụ nữ tinh tế và hiểu biết rộng. Khi còn là học sinh trung học, Ph. Ăngghen đã căm ghét sự chuyên quyền của tầng lớp thống trị, cảm thông với những người lao động.
Ph.Ăngghen không được học hết phổ thông trung học do phải tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, nhưng ông đã không ngừng tự học. Đồng thời, ngay từ khi còn trẻ, ông đã tích cực thâm nhập vào thực tiễn phong trào cách mạng ở nhiều nước khác nhau để tìm hiểu cuộc sống người dân. Trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự ở Berlin, Ph.Ăngghen có cơ hội nhiều hơn để nghiên cứu khoa học và triết học, từ đó dẫn ông đi xa hơn trên con đường khoa học.
Tháng 11 năm 1842, Ph. Ăngghen lên đường sang nước Anh thực tập buôn bán tại nhà máy kéo sợi bông công ty mà bố ông là đồng chủ nhân. Trên đường sang Anh, Ph. Ăngghen ghé thăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Koln và lần đầu tiên, Ph. Ăngghen có cuộc gặp gỡ với Các Mác, Tổng biên tập tờ báo, từ đó bắt đầu một tình bạn vĩ đại và cảm động, một tình bạn mà nhờ đó “…Ph.Ăngghen trở thành Ph.Ăngghen, C.Mác trở thành C.Mác”. Quá trình làm việc tại nước Anh, Ăngghen có điều kiện nghiên cứu kỹ đời sống kinh tế - chính trị nước Anh, đồng thời trực tiếp tham gia phong trào công nhân. Việc chứng kiến sự khổ cực của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ngay trong xã hội tư bản chính là nguồn động lực mạnh mẽ để ông viết nên tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, miêu tả một cách chân thực, sâu sắc cuộc sống khốn cùng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trong gần hai năm sống ở Manchester (Anh) từ mùa thu năm 1842, việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia vào phong trào công nhân mới dẫn đến bước chuyển căn bản thế giới quan của Ph.Ăngghen từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.
Ph. Ăngghen tham gia viết báo cho tờ tạp chí Deutsch - Franzosische Jahrbucher (Niên giám Pháp - Đức) ra đời vào tháng 2 - 1844. Các bài báo của Ph. Ăngghen đăng trên tạp chí này là những bài báo đầu tiên đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản. Xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ qua lại và trong sự phát triển, Ph. Ăngghen đã chỉ ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, coi đó là cơ sở của sự phát triển. Tác phẩm “Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học” của ông có giá trị to lớn ở thời kỳ này, tác phẩm đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản.
Được sự ủy thác của Liên đoàn những người cộng sản, năm 1848, Ph. Ăng-ghen cùng với C. Mác đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Đây là một văn kiện có tính chất cương lĩnh cách mạng, phê phán mạnh mẽ tất cả những trật tự kinh tế, chính trị và thể chế của xã hội tư bản, trở thành vũ khí lý luận, tư tưởng sắc bén của giai cấp vô sản thế giới trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ sự thống trị xã hội của giai cấp tư sản, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong quá trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng trở thành khoa học. Đánh giá về “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, V.I. Lênin viết: “Cuốn sách nhỏ đó đáng giá bằng cả một tủ sách: Toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh sống và vận động theo tinh thần của nó”.
Tiếp sau đó Ph. Ăngghen đã cùng với C. Mác dày công nghiên cứu, kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại, trước hết và trực tiếp là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp; đồng thời hòa mình vào trong thực tiễn phong phú, sinh động của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, xây dựng nên chủ nghĩa Mác, một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, bao gồm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học; phát minh ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xây dựng nên lý luận giá trị thặng dư với các quy luật chi phối sự vận động, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đây là những cơ sở lý luận khoa học, là vũ khí tư tưởng cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Để bảo vệ quan điểm học thuyết Mác, Ph. Ăngghen đã có nhiều bài viết sắc bén trên nhiều vấn đề quan trọng của triết học, khoa học tự nhiên và xã hội nhằm phản bác các quan điểm tư sản, cơ hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là cuộc luận chiến “Chống Đuyrinh”, ông đã phê phán triết học tự nhiên của Ơ. Đuyrinh, một triết gia tư sản Đức và trình bày những quan điểm chính thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác.
Năm 1883, C. Mác qua đời khi công trình khoa học đồ sộ nhất của ông là bộ “Tư bản” mới xuất bản được quyển I, còn lại là hàng ngàn trang bản thảo còn bỏ ngỏ với dày đặc những dòng chữ rất khó đọc và rất nhiều chú thích, ký hiệu cần trích dẫn nhưng chưa ghi rõ nguồn gốc, Ph. Ăngghen đã gác những công trình nghiên cứu của mình, dồn hết tâm huyết, trí tuệ để chỉnh lý, biên tập và cho xuất bản trọn vẹn quyển II và quyển III của bộ “Tư bản”. Lúc này, ông còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, dành nhiều thời gian, công sức truyền bá tư tưởng, lý luận cách mạng và khoa học của C. Mác, xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân; đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng cải lương, xét lại, cơ hội chủ nghĩa, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác.
Ngoài các tác phẩm viết cùng C. Mác, những tác phẩm mà Ph. Ăngghen để lại cho chúng ta: “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chống Đuyrinh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” v.v… là những tài sản vô giá trong kho tàng kinh điển của chủ nghĩa Mác.
Trái tim của nhà bác học, người thầy lỗi lạc của giai cấp vô sản hiện đại, Ph.Ăngghen đã vĩnh viễn ngừng đập vào ngày 5/8/1895. Nói về ông, V.I. Lênin đã khẳng định: Ph. Ăngghen là một “bó đuốc sáng ngời” trong những trí tuệ anh minh, là một “trái tim vĩ đại” trong những trái tim nhân loại. Tuy xuất thân từ một gia đình thuộc giai cấp tư sản, nhưng Ph.Ăngghen đã dành tất cả con tim, khối óc, tình cảm và trí tuệ cho giai cấp vô sản, hiến dâng toàn bộ cuộc đời của mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột. Ông vừa là ân nhân vừa là người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản.
Cùng với C. Mác, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, Ph. Ăngghen sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta và của tất cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn trên thế giới!
Tài liệu tham khảo
Phriđrich Ăngghen (Friedrich Engels)- Nhà lý luận chính trị, một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX, Người cùng với Các Mác (Karl Marx) sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản đồng thời là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I, Quốc tế II.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Barơmen, vương quốc Phổ (ngày nay là nước Đức). Ph.Ăngghen chịu nhiều ảnh hưởng từ mẹ của ông - một phụ nữ tinh tế và hiểu biết rộng. Khi còn là học sinh trung học, Ph. Ăngghen đã căm ghét sự chuyên quyền của tầng lớp thống trị, cảm thông với những người lao động.
Ph.Ăngghen không được học hết phổ thông trung học do phải tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, nhưng ông đã không ngừng tự học. Đồng thời, ngay từ khi còn trẻ, ông đã tích cực thâm nhập vào thực tiễn phong trào cách mạng ở nhiều nước khác nhau để tìm hiểu cuộc sống người dân. Trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự ở Berlin, Ph.Ăngghen có cơ hội nhiều hơn để nghiên cứu khoa học và triết học, từ đó dẫn ông đi xa hơn trên con đường khoa học.
Tháng 11 năm 1842, Ph. Ăngghen lên đường sang nước Anh thực tập buôn bán tại nhà máy kéo sợi bông công ty mà bố ông là đồng chủ nhân. Trên đường sang Anh, Ph. Ăngghen ghé thăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Koln và lần đầu tiên, Ph. Ăngghen có cuộc gặp gỡ với Các Mác, Tổng biên tập tờ báo, từ đó bắt đầu một tình bạn vĩ đại và cảm động, một tình bạn mà nhờ đó “…Ph.Ăngghen trở thành Ph.Ăngghen, C.Mác trở thành C.Mác”. Quá trình làm việc tại nước Anh, Ăngghen có điều kiện nghiên cứu kỹ đời sống kinh tế - chính trị nước Anh, đồng thời trực tiếp tham gia phong trào công nhân. Việc chứng kiến sự khổ cực của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ngay trong xã hội tư bản chính là nguồn động lực mạnh mẽ để ông viết nên tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, miêu tả một cách chân thực, sâu sắc cuộc sống khốn cùng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trong gần hai năm sống ở Manchester (Anh) từ mùa thu năm 1842, việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia vào phong trào công nhân mới dẫn đến bước chuyển căn bản thế giới quan của Ph.Ăngghen từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.
Ph. Ăngghen tham gia viết báo cho tờ tạp chí Deutsch - Franzosische Jahrbucher (Niên giám Pháp - Đức) ra đời vào tháng 2 - 1844. Các bài báo của Ph. Ăngghen đăng trên tạp chí này là những bài báo đầu tiên đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản. Xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ qua lại và trong sự phát triển, Ph. Ăngghen đã chỉ ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, coi đó là cơ sở của sự phát triển. Tác phẩm “Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học” của ông có giá trị to lớn ở thời kỳ này, tác phẩm đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản.
Được sự ủy thác của Liên đoàn những người cộng sản, năm 1848, Ph. Ăng-ghen cùng với C. Mác đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Đây là một văn kiện có tính chất cương lĩnh cách mạng, phê phán mạnh mẽ tất cả những trật tự kinh tế, chính trị và thể chế của xã hội tư bản, trở thành vũ khí lý luận, tư tưởng sắc bén của giai cấp vô sản thế giới trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ sự thống trị xã hội của giai cấp tư sản, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong quá trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng trở thành khoa học. Đánh giá về “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, V.I. Lênin viết: “Cuốn sách nhỏ đó đáng giá bằng cả một tủ sách: Toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh sống và vận động theo tinh thần của nó”.
Tiếp sau đó Ph. Ăngghen đã cùng với C. Mác dày công nghiên cứu, kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại, trước hết và trực tiếp là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp; đồng thời hòa mình vào trong thực tiễn phong phú, sinh động của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, xây dựng nên chủ nghĩa Mác, một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, bao gồm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học; phát minh ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xây dựng nên lý luận giá trị thặng dư với các quy luật chi phối sự vận động, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đây là những cơ sở lý luận khoa học, là vũ khí tư tưởng cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Để bảo vệ quan điểm học thuyết Mác, Ph. Ăngghen đã có nhiều bài viết sắc bén trên nhiều vấn đề quan trọng của triết học, khoa học tự nhiên và xã hội nhằm phản bác các quan điểm tư sản, cơ hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là cuộc luận chiến “Chống Đuyrinh”, ông đã phê phán triết học tự nhiên của Ơ. Đuyrinh, một triết gia tư sản Đức và trình bày những quan điểm chính thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác.
Năm 1883, C. Mác qua đời khi công trình khoa học đồ sộ nhất của ông là bộ “Tư bản” mới xuất bản được quyển I, còn lại là hàng ngàn trang bản thảo còn bỏ ngỏ với dày đặc những dòng chữ rất khó đọc và rất nhiều chú thích, ký hiệu cần trích dẫn nhưng chưa ghi rõ nguồn gốc, Ph. Ăngghen đã gác những công trình nghiên cứu của mình, dồn hết tâm huyết, trí tuệ để chỉnh lý, biên tập và cho xuất bản trọn vẹn quyển II và quyển III của bộ “Tư bản”. Lúc này, ông còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, dành nhiều thời gian, công sức truyền bá tư tưởng, lý luận cách mạng và khoa học của C. Mác, xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân; đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng cải lương, xét lại, cơ hội chủ nghĩa, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác.
Ngoài các tác phẩm viết cùng C. Mác, những tác phẩm mà Ph. Ăngghen để lại cho chúng ta: “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chống Đuyrinh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” v.v… là những tài sản vô giá trong kho tàng kinh điển của chủ nghĩa Mác.
Trái tim của nhà bác học, người thầy lỗi lạc của giai cấp vô sản hiện đại, Ph.Ăngghen đã vĩnh viễn ngừng đập vào ngày 5/8/1895. Nói về ông, V.I. Lênin đã khẳng định: Ph. Ăngghen là một “bó đuốc sáng ngời” trong những trí tuệ anh minh, là một “trái tim vĩ đại” trong những trái tim nhân loại. Tuy xuất thân từ một gia đình thuộc giai cấp tư sản, nhưng Ph.Ăngghen đã dành tất cả con tim, khối óc, tình cảm và trí tuệ cho giai cấp vô sản, hiến dâng toàn bộ cuộc đời của mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột. Ông vừa là ân nhân vừa là người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản.
Cùng với C. Mác, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, Ph. Ăngghen sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta và của tất cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn trên thế giới!
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình triết học Mác – Lênin
- Dangcongsan.vn
Các tin liên quan:
- ❧ NGƯỜI THẦY - Ngày đăng('12/3/2020 8:43:00 AM')
- ❧ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN XÃ HÙNG MỸ, HUYỆN CHIÊM HÓA TÍCH CỰC CHĂM LO ĐỜI SỐNG CHO NHÂN DÂN - Ngày đăng('12/3/2020 8:44:00 AM')
- ❧ HƯỚNG ĐI HIỆU QUẢ TỪ KINH TẾ TRANG TRẠI - Ngày đăng('12/3/2020 8:49:00 AM')
- ❧ NÔNG THÔN TUYÊN QUANG ĐỔI THAY TỪ MỘT NGHỊ QUYẾT HỢP LÒNG DÂN - Ngày đăng('12/3/2020 8:50:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIỜ THẢO LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/3/2020 8:52:00 AM')
- ❧ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH LƯỜI HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI HỌC VIÊN CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/3/2020 8:53:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/3/2020 8:52:00 AM')
- ❧ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA): CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/3/2020 8:51:00 AM')
- ❧ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT - Ngày đăng('12/3/2020 8:51:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - Ngày đăng('12/3/2020 8:49:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ SUY NGHĨ, GÓP Ý VỀ TỈ LỆ CHE PHỦ RỪNG TRONG DỰ THẢO VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG - Ngày đăng('12/3/2020 8:53:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 09-QĐi/TW NGÀY 13/11/2018 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/3/2020 8:55:00 AM')
- ❧ KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG THỰC HIỆN CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CỦA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG (KHÓA XVI), NHIỆM KỲ 2015 - 2020 - Ngày đăng('12/3/2020 8:53:00 AM')