Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2020  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2020

Ngày Đăng:12/3/2020 8:53:00 AM Lượt xem: 803

KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG THỰC HIỆN CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CỦA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG (KHÓA XVI), NHIỆM KỲ 2015 - 2020
 
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa
Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở
 
           Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015- 2020 diễn ra từ ngày 22-24/10/2015. Đại hội đề ra mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu hợp lý, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó mục tiêu quan trọng và xuyên suốt là phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển Khá trong khu vực miền núi phía Bắc. Theo đó, tỉnh đã xác định 3 khâu đột phá là: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung một số sản phẩm chủ lực; khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, lịch sử, văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái (1.)
 
Công nhân Công ty cổ phần Woodslan Tuyên Quang chế biến gỗ xuất khẩu
(Nguồn ảnh: https://baotuyenquang.com.vn)
 
          Sau một nhiệm kỳ quyết tâm với những nỗ lực cao nhất, việc thực hiện các khâu đột phá của tỉnh đã giành được những kết quả nổi bật:
           Thứ nhất: Sản xuất công nghiệp tiếp tục có bước phát triển, tập trung vào một số ngành có tiềm năng, lợi thế
          Để có kết quả ở khâu đột phá này, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, huy động hiệu quả nhiều nguồn lực để thực hiện, do vậy 5 năm qua sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng khá, thu hút được các dự án công nghiệp có quy mô lớn đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 18.029 tỷ đồng (Tăng 2,4% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trên 17.600 tỷ đồng), bình quân tăng 12,1%/năm; sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với kế hoạch như: thép, gỗ tinh chế, điện thương phẩm, điện sản xuất, bột giấy, xi măng... Huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp (Các dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Long Bình An, thành phố Tuyên Quang, cụm công nghiệp Thắng Quân, Yên Sơn, cụm công nghiệp Phúc Ứng, khu công nghiệp Sơn Nam, Sơn Dương) như: sản xuất da, giày; may mặc, bao bì, linh kiện điện tử...); cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 37 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó có 15 dự án hoàn thành đi vào sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang tại huyện Yên Sơn; các nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa; Nhà máy đường và Nhà máy điện sinh khối mía đường tại huyện Hàm Yên; Nhà máy May Tuyên Quang và Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương; Nhà máy phôi thép, giai đoạn 2, KCN Long Bình An; Nhà máy sản xuất giầy dép xuất khẩu tại Trung Môn, huyện Yên Sơn;...) .
           Công nghiệp chế biến nông, lâm sản có sự phát triển, nhất là công nghiệp chế biễn gỗ; ứng dụng công nghệ tiên tiến, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
          Công nghiệp chế biến khoáng sản tiếp tục tập trung vào chế biến sâu các loại khoáng sản tiềm năng như Ăngtimon, mangan, sắt (Nhà máy sản xuất Ferro, Silico Mangan tại Khu công nghiệp Long Bình An; Các nhà máy sản xuất bột Ba rít, bột Felspat; Nhà máy Luyện Ăngtimon Lâm Bình công suất 800 tấn/năm; Dự án Nhà máy Gang thép - Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang sản xuất ổn định cuối năm 2017)... thực hiện đồng bộ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Các hoạt động khuyến công được tăng cường, trên 50 đề án khuyến công được xây dựng và triển khai thực hiện; sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm bước đầu được quan tâm, chú trọng.
          Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới
          Năm năm qua, thực hiện khâu đột phá này tỉnh đã thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Bước đầu khai thác và phát huy có hiệu quả một số tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung hướng tới sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và gắn với nhu cầu thị trường (tổng diện tích sản xuất nông nghiệp tốt là 1.693 ha, gấp 3,7 lần diện tích năm 2015, trong đó: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 906,2 ha; chuyển đổi hữu cơ là 57 ha và sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững SAN là 730 ha chè) nhất là một số sản phẩm chủ lực như: chè, cam, cây ăn quả, cây lâm nghiệp… Mở rộng phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Ngành thủy sản tiếp tục phát triển, nhất là hình thức nuôi cá lồng trên sông, trên các hồ thủy điện; bước đầu đã nhân giống và nuôi thành công một số loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao.
          Kinh tế lâm nghiệp phát triển khá nhanh và vững chắc, đã có sự liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong 5 năm đạt trên 4 triệu m3, đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy của tỉnh; là một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng và sản lượng khai thác đứng đầu cả nước; tỷ lệ che phủ rừng trên 65%, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC trên 25.300 ha.
          Quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị trên diện tích đất canh tác được nâng lên. Các hình thức tổ chức sản xuất từng bước được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả (toàn tỉnh có 830 trang trại, tăng 472 trang trại so với năm 2015 và 267 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 98 hợp tác xã so với năm 2015). Thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý (đã thực hiện cổ phần hóa 01 công ty; chuyển đổi sang công ty TNHH 02 thành viên là 04 công ty); bước đầu đã hình thành liên kết trong sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; việc đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa được đẩy mạnh, dần đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu (đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 47 sản phẩm nông sản có nhãn hiệu và 47 cơ sở có sản phẩm dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ).
           Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; thực hiện kiên cố hóa 1.004 km kênh mương; xây dựng 934 nhà văn hóa xã, thôn, tổ dân phố; bê tông hóa 633 km đường giao thông nội đồng phục vụ sản xuất; chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc tham gia thực hiện với sự nỗ lực cao và nhiều cách làm sáng tạo, đạt kết quả tích cực, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đến hết năm 2019 tỉnh có 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 19/19 tiêu chí). Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 46 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, số tiêu chí bình quân đạt trên 15 tiêu chí/xã. Thực hiện tốt việc huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí trên 9.500 tỷ đồng.
           Thứ ba: Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến, cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch được quan tâm đầu tư
          Để có kết quả ở khâu đột phá này, 5 năm qua, tỉnh đã xây dựng và thực hiện đồng bộ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung quy hoạch tổng thể Khu du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm và Khu du lịch sinh thái Na Hang. Các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa được chú trọng (tổ chức Lễ hội Thành Tuyên với quy mô lớn, cách thức tổ chức chuyên nghiệp gắn kết với sự kiện văn hóa cấp tỉnh, toàn quốc cùng nhiều hoạt động đặc sắc; mô hình trung thu tại Lễ hội được Tổ chức UNESCO ghi nhận kỷ lục thế giới.), đặc biệt Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức hằng năm với quy mô lớn, gắn với các sự kiện văn hóa khu vực, toàn quốc đã tạo được điểm nhấn và trở thành sản phẩm du lịch riêng có của Tuyên Quang. Hình thành và phát triển một số loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Du lịch lễ hội; du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh... Tích cực mời gọi, thu hút được một số doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào du lịch, dịch vụ tại tỉnh (Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Mường Thanh,...); công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Tuyên Quang được chú trọng và có hiệu quả tích cực; tăng cường liên kết, hợp tác liên vùng, liên tỉnh và quốc tế để khai thác, phát triển du lịch. Đến năm 2019 toàn tỉnh đã thu hút trên 1,9 triệu lượt khách du lịch, đóng góp gần 6,8% GRDP của tỉnh, năm 2020 dự kiến thu hút trên 2,04 triệu lượt khách du lịch(2).
           Tích cực huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du dịch được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh có quy mô được đầu tư xây dựng (Khách sạn Royal palace; Khách sạn Mường Thanh; Trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí và nhà phố Vincom Shop house; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tắm khoáng Mỹ Lâm; Điểm du lịch sinh thái Bản Ba; các điểm du lịch cộng đồng huyện Lâm Bình, Na Hang….). Hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch được quan tâm; đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, nhất là hỗ trợ đào tạo kiến thức cho người dân tham gia phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
           Việc thực hiện các khâu đột phá của tỉnh giành được những kết quả nổi bật như trên đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2015-2020 đạt 8,18%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.024 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Cơ bản đạt được mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.
           Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ ngày 12-15/10/2020, Đại hội thông qua Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Trong đó, nhấn mạnh một số mục tiêu cụ thể, như: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt hơn 8%; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng…
            Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thu hút đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế, xã hội, trong đó sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá, đó là: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại(3). Để thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá đề ra giai đoạn 2020-2025, tỉnh cần:
           Một là, tiếp tục có những chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp, thuận lợi và tranh thủ hiệu quả các nguồn lực từ trung ương để thực hiện tốt 3 khâu đột phá.
             Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch phát triển.
             Ba là, tạo môi trường thật thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh đầu tư vào các lĩnh vực đột phá.
             Bốn là, đổi mới cách thức, nội dung, ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào phát triển sản xuất.
           Năm là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hiệu quả phát triển nông nghiệp, dịch vụ, phát triển hạ tầng.
---------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
2. Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
3. Báo Nhân Dân điện tử: thứ Năm, ngày 15-10-2020, 16h13; Bài Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang thành công tốt đẹp.
 
 
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8694461

Đang Online : 9