Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2022 >> Số 3 năm 2022
Ngày Đăng:12/24/2022 10:29:00 AM Lượt xem: 715
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN
Ths, GVC Đỗ Thị Phương Điệp
Phó Trưởng phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
Phó Trưởng phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
Xây dựng trường chính trị chuẩn xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của các trường chính trị cấp tỉnh. Kết luận số 479-KL/HVCTQG ngày 26/9/2019 của đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: “Cần coi việc xây dựng trường chính trị chuẩn không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài, mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của hệ thống trường chính trị; để trường chính trị thực sự là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời là cơ quan nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, hoạch định chủ trương, chính sách và tư vấn phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương”.
Về xây dựng tiêu chí trường chính trị chuẩn cần “phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chí mang tính cơ bản, đồng bộ, chuẩn từ tên trường, vị trí, chức năng, nhiệm vụ đến tổ chức bộ máy, chất lượng giảng viên, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng,… nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn”. Ngày 19-5-2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn. Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/ĐU ngày 30/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy Học viện trong triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn - lần đầu tiên trong hơn 30 năm công tác trường chính trị, Học viện ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác trường chính trị.
Việc triển khai Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đã có 33/63 trường chính trị tỉnh, thành phố được Tỉnh ủy phê duyệt và đang triển khai thực hiện Đề án xây dựng trường chính trị chuẩn, một số trường đã trình Thường vụ tỉnh, thành ủy phê duyệt Đề án. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đang có những diễn biến rất phức tạp thì hơn lúc nào hết, đội ngũ giảng viên trường chính trị phải thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức tự giác trong việc tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; có tính tổ chức, kỷ luật cao; thực hiện nghiêm các quy chế, quy định. Đồng thời, giảng viên phải truyền đạt và hướng cho học viên của mình có suy nghĩ đúng và việc làm đúng theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh là 3.075 người. Trong đó, về chuyên môn, có 133 tiến sỹ (chiếm 4,2%), 1.777 thạc sỹ (chiếm 57,8%), 888 cử nhân (chiếm 28,8%). Về lý luận chính trị, có 1.582 cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị (chiếm 51%); 788 trung cấp lý luận chính trị (chiếm 25,6%). Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn có những hạn chế, đòi hỏi phải tập trung giải quyết, như: Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường hiện là 1.992 người (chiếm 64,78% tổng số cán bộ, viên chức), trong đó, chỉ có 13/63 trường (chiếm 20,6%) đạt tỷ lệ giảng viên cơ hữu từ 75% trở lên trong tổng số cán bộ, viên chức. Số lượng giảng viên chính, giảng viên cao cấp là 763 người (chiếm 38,3%). Còn 144/1.992 giảng viên (chiếm 7,2%) chưa được đào tạo lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 1.022 giảng viên (chiếm 51,3%) chưa được bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng còn nhiều khó khăn, một số nơi thực hiện chưa hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường chính trị đáp ứng tiêu chí trường Chính trị chuẩn, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên
- Đảng ủy, Ban Giám hiện các trường chính trị tỉnh cần xây dựng kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, giai đoạn: cử đi cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, kiến thức thực tiễn, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học...xây dựng kế hoạch, đề xuất với Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, giảng viên các trường tham gia các chương trình đào tạo trình độ Tiến sỹ.
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đưa giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở có kỳ hạn và hằng năm để góp phần bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên nhất là giảng viên trẻ, chưa qua các chức danh lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích, phát huy tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Thực tiễn cho thấy, các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên rất quan trọng và cần thiết. Đây là cơ sở để thực hiện phương pháp giảng dạy, giúp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đối với giảng viên, công tác giảng dạy luôn được coi trọng nhưng mới chỉ là một nửa của hoạt động chuyên môn. Người giảng viên phải dành thời gian đầu tư nghiên cứu khoa học góp phần tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các chương trình nghiên cứu, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài, các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học cấp tỉnh, cấp Trung ương; phát huy hơn nữa tính chủ động trong nghiên cứu khoa học của giảng viên; phân công thời gian giảng phù hợp để giảng viên đầu tư thời gian cho nghiên cứu khoa học; phát hiện, bồi dưỡng những giảng viên có khả năng nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để giảng viên tham gia vào một số đề án, đề tài cấp trường, cấp tỉnh, của Học viện. Đề xuất khen thưởng và chế độ ưu đãi đối với những giảng viên có nhiều công trình khoa học được đáng giá chất lượng cao, đồng thời có biện pháp cụ thể đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ khoa học theo quy chế của Học viện.
- Tổ chức thao giảng, dự giờ thường xuyên, đột xuất đối với các giảng viên, tích cực tổ chức các kỳ sinh hoạt chuyên môn tại các khoa, phòng; thực hiện có hiệu quả việc thông qua bài, hội thảo chuyên môn cấp khoa.. nhằm nâng cao chất lượng bài giảng cho giảng viên. Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá đúng thực chất và năng lực chuyên môn của từng giảng viên để trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và coi đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung thực hiện có hiệu quả.
Thứ hai, nhóm giải pháp về phẩm chất chính trị
- Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh cần phải coi việc giáo dục, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngủ giảng viên là một công việc thường xuyên và thực hiện có hệ thống; phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những hiện tượng tiêu cực; làm cho giảng viên ý thức được một cách sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó tự giác phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để xứng đáng là những tấm gương mẫu mực.
- Bên cạnh đó, người giảng viên các trường chính trị cũng phải không ngừng rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình để xứng đáng là người thầy mẫu mực. Bởi vì nếu người giảng viên không có đạo đức cách mạng thì không thể tạo được uy tín trước học viên và những lời giáo huấn của thầy trở nên giả dối, không có sức thuyết phục đối với họ bởi lẽ thầy giáo phải là người “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cho nên, giảng viên phải là “tấm gương sáng cho học viên noi theo” cần phải nghiêm túc khắc phục trường hợp giảng hay nhưng làm thì ngược lại, điều đó sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng cho người học.
- Phát huy hơn nữa vai trò tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong quá trình giảng dạy lý luận, cần tiếp tục khẳng định rằng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng. Cần xác định đúng đối tượng đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến người học. Đồng thời giảng viên cần vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại nhằm làm sáng tỏ tính lý luận với thực tiễn sinh động được đúc kết để đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Giảng viên lý luận luôn giữ lập trường kiên định, tư tưởng kiên quyết và tư duy sắc bén trong đấu tranh với các hoạt động chống phá Đảng. Trong bối cảnh kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc tham gia đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các phương tiện truyền thống mà giảng viên lý luận cần phải biết tận dụng tối đa mạng xã hội như Facebook, Google, Youtube, các công cụ tiện ích như Chat, phản hồi thông tin (comment) trên mạng để góp phần định hướng dư luận.
Thứ ba, tổ chức quản lý đội ngũ giảng viên
- Sắp xếp đội ngũ giảng viên, bố trí và phân công bài giảng thực sự hợp lý cho giảng viên. Phân công bài giảng cho giảng viên cần căn cứ vào chuyên môn được đào tạo hoặc được phân công đi tập huấn để về đảm nhiệm bài giảng, phần học, môn học đó. Cần hạn chế việc phân công bài giảng không đúng chuyên ngành được đào tạo. Trong phân công giảng dạy không nên theo lối bình quân chủ nghĩa mà phải căn cứ vào khả năng chuyên môn, khả năng sư phạm của từng giảng viên cho hợp lý. Đặt chất lượng, hiệu quả bài giảng lên hàng đầu. Với giảng viên mới và giảng viên có phương pháp sư phạm yếu, cũng cần phải tạo điều kiện để được rèn luyện, với số lượng bài giảng phù hợp và yêu cầu nghiên cứu kỹ, sâu và rèn luyện về kỹ năng, phương pháp sư phạm.
- Đảm bảo về chế độ, chính sách kịp thời khen thưởng, đông viên đội ngũ giảng viên. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển tài năng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, cũng như làm gia tăng tính tích cực, sáng tạo tinh thần hăng hái, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Để giảng viên toàn tâm, toàn ý với nghề, để thu hút được người giỏi vào làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trước mắt, lãnh đạo các trường chính trị tỉnh cần chủ động tìm những giải pháp cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Đồng thời, tạo điều kiện để giảng viên nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống bằng chính chuyên môn của mình.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược, có ý nghĩa vừa cấp bách vừa lâu dài đối với các trường chính trị tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu rất cao của mỗi giảng viên và sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các cấp. Qua đó, tạo ra những chuyển biến mới, tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ở các trường chính trị tỉnh vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hoàn thành tiêu chí trường Chính trị chuẩn đến năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Việc triển khai Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đã có 33/63 trường chính trị tỉnh, thành phố được Tỉnh ủy phê duyệt và đang triển khai thực hiện Đề án xây dựng trường chính trị chuẩn, một số trường đã trình Thường vụ tỉnh, thành ủy phê duyệt Đề án. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đang có những diễn biến rất phức tạp thì hơn lúc nào hết, đội ngũ giảng viên trường chính trị phải thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức tự giác trong việc tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; có tính tổ chức, kỷ luật cao; thực hiện nghiêm các quy chế, quy định. Đồng thời, giảng viên phải truyền đạt và hướng cho học viên của mình có suy nghĩ đúng và việc làm đúng theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh là 3.075 người. Trong đó, về chuyên môn, có 133 tiến sỹ (chiếm 4,2%), 1.777 thạc sỹ (chiếm 57,8%), 888 cử nhân (chiếm 28,8%). Về lý luận chính trị, có 1.582 cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị (chiếm 51%); 788 trung cấp lý luận chính trị (chiếm 25,6%). Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn có những hạn chế, đòi hỏi phải tập trung giải quyết, như: Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường hiện là 1.992 người (chiếm 64,78% tổng số cán bộ, viên chức), trong đó, chỉ có 13/63 trường (chiếm 20,6%) đạt tỷ lệ giảng viên cơ hữu từ 75% trở lên trong tổng số cán bộ, viên chức. Số lượng giảng viên chính, giảng viên cao cấp là 763 người (chiếm 38,3%). Còn 144/1.992 giảng viên (chiếm 7,2%) chưa được đào tạo lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 1.022 giảng viên (chiếm 51,3%) chưa được bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng còn nhiều khó khăn, một số nơi thực hiện chưa hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường chính trị đáp ứng tiêu chí trường Chính trị chuẩn, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên
- Đảng ủy, Ban Giám hiện các trường chính trị tỉnh cần xây dựng kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, giai đoạn: cử đi cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, kiến thức thực tiễn, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học...xây dựng kế hoạch, đề xuất với Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, giảng viên các trường tham gia các chương trình đào tạo trình độ Tiến sỹ.
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đưa giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở có kỳ hạn và hằng năm để góp phần bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên nhất là giảng viên trẻ, chưa qua các chức danh lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích, phát huy tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Thực tiễn cho thấy, các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên rất quan trọng và cần thiết. Đây là cơ sở để thực hiện phương pháp giảng dạy, giúp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đối với giảng viên, công tác giảng dạy luôn được coi trọng nhưng mới chỉ là một nửa của hoạt động chuyên môn. Người giảng viên phải dành thời gian đầu tư nghiên cứu khoa học góp phần tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các chương trình nghiên cứu, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài, các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học cấp tỉnh, cấp Trung ương; phát huy hơn nữa tính chủ động trong nghiên cứu khoa học của giảng viên; phân công thời gian giảng phù hợp để giảng viên đầu tư thời gian cho nghiên cứu khoa học; phát hiện, bồi dưỡng những giảng viên có khả năng nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để giảng viên tham gia vào một số đề án, đề tài cấp trường, cấp tỉnh, của Học viện. Đề xuất khen thưởng và chế độ ưu đãi đối với những giảng viên có nhiều công trình khoa học được đáng giá chất lượng cao, đồng thời có biện pháp cụ thể đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ khoa học theo quy chế của Học viện.
- Tổ chức thao giảng, dự giờ thường xuyên, đột xuất đối với các giảng viên, tích cực tổ chức các kỳ sinh hoạt chuyên môn tại các khoa, phòng; thực hiện có hiệu quả việc thông qua bài, hội thảo chuyên môn cấp khoa.. nhằm nâng cao chất lượng bài giảng cho giảng viên. Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá đúng thực chất và năng lực chuyên môn của từng giảng viên để trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và coi đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung thực hiện có hiệu quả.
Thứ hai, nhóm giải pháp về phẩm chất chính trị
- Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh cần phải coi việc giáo dục, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngủ giảng viên là một công việc thường xuyên và thực hiện có hệ thống; phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những hiện tượng tiêu cực; làm cho giảng viên ý thức được một cách sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó tự giác phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để xứng đáng là những tấm gương mẫu mực.
- Bên cạnh đó, người giảng viên các trường chính trị cũng phải không ngừng rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình để xứng đáng là người thầy mẫu mực. Bởi vì nếu người giảng viên không có đạo đức cách mạng thì không thể tạo được uy tín trước học viên và những lời giáo huấn của thầy trở nên giả dối, không có sức thuyết phục đối với họ bởi lẽ thầy giáo phải là người “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cho nên, giảng viên phải là “tấm gương sáng cho học viên noi theo” cần phải nghiêm túc khắc phục trường hợp giảng hay nhưng làm thì ngược lại, điều đó sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng cho người học.
- Phát huy hơn nữa vai trò tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong quá trình giảng dạy lý luận, cần tiếp tục khẳng định rằng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng. Cần xác định đúng đối tượng đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến người học. Đồng thời giảng viên cần vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại nhằm làm sáng tỏ tính lý luận với thực tiễn sinh động được đúc kết để đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Giảng viên lý luận luôn giữ lập trường kiên định, tư tưởng kiên quyết và tư duy sắc bén trong đấu tranh với các hoạt động chống phá Đảng. Trong bối cảnh kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc tham gia đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các phương tiện truyền thống mà giảng viên lý luận cần phải biết tận dụng tối đa mạng xã hội như Facebook, Google, Youtube, các công cụ tiện ích như Chat, phản hồi thông tin (comment) trên mạng để góp phần định hướng dư luận.
Thứ ba, tổ chức quản lý đội ngũ giảng viên
- Sắp xếp đội ngũ giảng viên, bố trí và phân công bài giảng thực sự hợp lý cho giảng viên. Phân công bài giảng cho giảng viên cần căn cứ vào chuyên môn được đào tạo hoặc được phân công đi tập huấn để về đảm nhiệm bài giảng, phần học, môn học đó. Cần hạn chế việc phân công bài giảng không đúng chuyên ngành được đào tạo. Trong phân công giảng dạy không nên theo lối bình quân chủ nghĩa mà phải căn cứ vào khả năng chuyên môn, khả năng sư phạm của từng giảng viên cho hợp lý. Đặt chất lượng, hiệu quả bài giảng lên hàng đầu. Với giảng viên mới và giảng viên có phương pháp sư phạm yếu, cũng cần phải tạo điều kiện để được rèn luyện, với số lượng bài giảng phù hợp và yêu cầu nghiên cứu kỹ, sâu và rèn luyện về kỹ năng, phương pháp sư phạm.
- Đảm bảo về chế độ, chính sách kịp thời khen thưởng, đông viên đội ngũ giảng viên. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển tài năng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, cũng như làm gia tăng tính tích cực, sáng tạo tinh thần hăng hái, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Để giảng viên toàn tâm, toàn ý với nghề, để thu hút được người giỏi vào làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trước mắt, lãnh đạo các trường chính trị tỉnh cần chủ động tìm những giải pháp cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Đồng thời, tạo điều kiện để giảng viên nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống bằng chính chuyên môn của mình.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược, có ý nghĩa vừa cấp bách vừa lâu dài đối với các trường chính trị tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu rất cao của mỗi giảng viên và sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các cấp. Qua đó, tạo ra những chuyển biến mới, tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ở các trường chính trị tỉnh vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hoàn thành tiêu chí trường Chính trị chuẩn đến năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Tài liệu tham khảo:
1.Quy định số 09-QĐi/TW, ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Kết luận số 479-KL/HVCTQG, ngày 26-9-2019 của đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về xây dựng trường chính trị chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hiện nay.
3.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/3883-xay-dung-truong-chinh-tri-chuan-tao-buoc-dot-pha-trong-cong-tac-dao-tao-boi-duong-can-bo-co-so.html
3.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/3883-xay-dung-truong-chinh-tri-chuan-tao-buoc-dot-pha-trong-cong-tac-dao-tao-boi-duong-can-bo-co-so.html
Các tin liên quan:
- ❧ THẦY GIÁO TÔI, CÂY CỔ THỤ NỞ HOA - Ngày đăng('12/24/2022 9:23:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 92 NĂM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG (15/10/1930-15/10/2022) TRONG GIAI ĐOẠN MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 9:49:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀM YÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 10:00:00 AM')
- ❧ XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TẠO BƯỚC ĐỘT PHÁ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CHIÊM HOÁ - Ngày đăng('12/24/2022 10:15:00 AM')
- ❧ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GẮN VỚI LỢI THẾ ĐỊA PHƯƠNG - Ngày đăng('12/24/2022 10:23:00 AM')
- ❧ ĐƯA NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('12/24/2022 10:48:00 AM')
- ❧ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - Ngày đăng('12/24/2022 10:55:00 AM')
- ❧ NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG TA VỀ MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU HƠN 35 NĂM ĐỔI MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 11:07:00 AM')
- ❧ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC -VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI - Ngày đăng('12/24/2022 11:13:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN, THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/24/2022 11:16:00 AM')
- ❧ ''NGHĨ MÌNH PHƯƠNG DIỆN QUỐC GIA'' - Ngày đăng('12/24/2022 11:22:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG - XÃ HỘI TẠI ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - Ngày đăng('12/24/2022 11:30:00 AM')
- ❧ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Ngày đăng('12/24/2022 11:35:00 AM')
- ❧ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN - Ngày đăng('12/24/2022 11:43:00 AM')