Nội san >>  Nội san năm 2016  >> nội san số 2

Ngày Đăng:6/9/2016 5:00:00 PM Lượt xem: 2595

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHẦN TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP  LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH
 

Nguyễn Kim Tuyến
Phó Trưởng khoa (phụ trách khoa) Xây dựng Đảng
 
          Trường Chính trị có chức năng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở trong hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó đào tạo chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhà trường. Với nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho học viên về lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, quản lý hành chính nhà nước, đồng thời nghiên cứu học tập về tình hình nhiệm vụ địa phương, đây là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục truyền thống của quê hương, đất nước để học viên là cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và tự hào của quê hương, địa phương mình. Xuất phát từ ý nghĩa đó, phần học:“Tình hình nhiệm vụ địa phương” trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính đã được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chú trọng quan tâm đưa vào giảng dạy tại trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
          Địa phương ở đây là một cách gọi chung ứng với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Địa phương Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, lịch sử Đảng bộ Tuyên Quang gắn liền với lịch sử của Đảng, của cách mạng. Mảnh đất và con người Tuyên Quang in đậm dấu ấn của một thời là Thủ đô Khu giải phóng và Thủ đô kháng chiến của cả nước. Những địa danh, những di tích lịch sử gắn liền với những sự kiện của đất nước, của cách mạng như: Lán Nà Nưa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở và chỉ đạo cách mạng từ tháng 5 đến tháng 8/1945; Đình Tân Trào nơi diễn ra sự kiện quan trọng Quốc Dân Đại hội Tân trào ngày 16/8/1945; Cây đa Tân Trào nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm lễ xuất quân thực hiện Quân lệnh số 01 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc vào chiều 16/8/1945; An toàn khu (ATK) tại Kim Quan (Yên Sơn) nơi đầu não của Trung ương Đảng, Chính phủ làm việc chỉ đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp; Địa danh Kim Bình huyện Chiêm Hóa nơi gắn liền với Đại hội II của Đảng 2/1951, Đại hội đầu tiên của Đảng ta diễn ra tại một địa phương trong nước.
          Niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân Tuyên Quang với bề dầy truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng. Sông núi hòa quyện với lòng người  đã tạo lên một địa phương Tuyên Quang mà mỗi khi nhắc tới cả nước đều biết tới một mảnh đất, cái nôi của cách mạng 02 lần đã từng là Thủ đô của một thời gian khó và oanh liệt.
          Từ những yêu cầu đặt ra trong công tác giáo dục truyền thống của địa phương, phần học: “Tình hình nhiệm vụ địa phương” trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính tại Trường Chính trị tỉnh có nhiệm vụ làm sâu sắc những truyền thống ấy để động viên, khích lệ niềm tự hào của cán bộ đảng viên là đối tượng học viên của Nhà trường về truyền thống mảnh đất và con người Tuyên Quang. Tạo động lực tinh thần quan trọng hình thành ý chí nghị lực và sự quyết tâm chính trị cao trong quán triệt tổ chức thực hiện chủ trương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Phấn đấu xây dựng quê hương Tuyên Quang vững bước tiến lên trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc. Do vậy, để tiếp tục thực hiện nâng cao hiệu quả giảng dạy phần học tình hình nhiệm vụ địa phương trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, theo tôi cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề sau:
          Một là: Thực hiện tốt biên soạn tài liệu, nội dung giảng dạy phần tình hình nhiệm vụ địa phương:
Bám sát Hướng dẫn 38-HD/BTGTU ngày 25/07/2013 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về thực hiện giảng dạy Lịch sử Đảng bộ địa phương trong Trường Chính trị và các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Hướng dẫn số 167-HD/HVCTQGHCM, ngày 6/11/2015 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Hướng dẫn biên soạn phần “Tình hình nhiệm vụ địa phương” thuộc Chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính. Từ những căn cứ và sự chỉ đạo trên, Trường Chính trị giao khoa Xây dựng Đảng (Khoa chủ trì phần học) tập trung nghiên cứu 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Biên soạn tài liệu tập bài giảng Phần tình hình nhiệm vụ địa phương”. Khoa Xây dựng Đảng đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên là giảng viên và giảng viên kiêm giảng có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu giảng dạy của khoa thành các nhóm nghiên cứu biên soạn các nội dung gồm 02 bài giảng đó là: Bài 1: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang; Bài 2: Nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh Tuyên Quang và 03 báo cáo chuyên đề về: Tình hình phát triển kinh tế- xã hội; tình hình an ninh quốc phong, đối ngoại; Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) của tỉnh Tuyên Quang theo đúng Hướng dẫn số 167-HD/HVCTQGHCM, trình Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phê duyệt và báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thành tài liệu chính thống giảng dạy trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính.
          Hai là: Khoa chủ trì phần học và các giảng viên được phân công giảng dạy phần học này phải tập tập trung nghiên cứu kỹ, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế để hiểu sâu nắm chắc đặc điểm, sự kiện của Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong từng giai đoạn của cách mạng của lịch sử đặc biệt phải làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn về niềm tự hào về quê hương cách mạng Tuyên Quang vinh dự hai lần được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Thủ đô Khu giải phóng và Thủ đô kháng chiến. Những chiến công vang dội của quân và dân Tuyên Quang trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp; những đóng góp sức người, sức của của Tuyên Quang đối với tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là một tỉnh biên giới trong chiến tranh đã kiên cường bất khuất góp phần bảo vệ vững chắc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
          Đối với giảng viên giảng dạy phần này phải quán triệt sâu sắc về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những nhiệm vụ, giải pháp của Đại hội Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với việc lãnh đạo toàn diện địa phương hiện nay để định hướng quyết tâm chính trị cao cho người học ở từng cương vị, chức trách góp phần xây dựng quê hương Tuyên Quang trở thành một tỉnh  phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.
          Ba là: Đối với giảng viên không ngừng đổi mới và sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực trong học tập để học viên hiểu sâu, nhớ kỹ các nội dung trong phần học: Về nội dung từng bài, nhất là Bài 1 “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang” rất dài và rất phong phú sự kiện. Vì vậy giảng viên phải linh hoạt sử dụng các phương pháp tích cực như: Nêu vấn đề, phỏng vấn nhanh v.v… để chốt kiến thức cơ bản cần phải đạt được. 
          Bốn là: Nhà trường tăng cường mời các giảng viên thỉnh giảng, nhất là các Báo cáo viên là các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Ban, Sở, Ngành của tỉnh báo cáo các chuyên đề thuộc phạm vi chuyên môn để thêm sâu sắc phần học.
          Năm là: Về thông tin kiến thức phục vụ giảng dạy và báo cáo chuyên đề phần tình hình nhiệm vụ địa phương phải được thường xuyên cập nhật và có nguồn gốc cứ liệu chính thức khi đưa vào bài giảng.
          Nâng cao hiệu quả giảng dạy phần tình hình nhiệm vụ địa phương trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính, là một yêu cầu đặt ra hiện nay đòi hỏi Nhà trường và từng giảng viên được tham gia giảng dạy ý thức đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng và những khó khăn của phần học này để tập trung đầu tư cho phần học được chu đáo hơn về tài liệu giảng dạy, về đội ngũ giảng viên và công tác quản lý nội dung phần học. Là phần học tuy phân phối thời lượng còn ít, song phần: “Tình hình nhiệm vụ địa phương” đã khẳng định vị trí quan trọng như các phần học khác trong Chương trình Trung cấp lý luận chính trị- hành chính ở Trường Chính trị tỉnh hiện nay.
 
 
         
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8088788

Đang Online : 474