Thông tin lý luận và thực tiễn

Giới thiệu các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV

Ngày Đăng: 13/8/2018 16:23 Lượt xem: 449

1. Luật lâm nghiệp:
Luật Lâm nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017, được công bố theo Lệnh số 13/2017/L-CTN ngày 29/11/2017 của Chủ tịch nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (Luật BV&PTR).
Nội dung Luật Lâm nghiệp  gồm 12 chương, 108 điều, tăng 4 chương và 20 điều so với  Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
Chương I: Nhưng quy định chung, gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9), chương này gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp, chính sách của nhà nước, phân loại rừng, sở hữu rừng, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp.
Chương II: Quy hoạch lâm nghiệp, gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13); Quy định về nguyên tắc căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp; lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp.
Chương III: Quản lý rừng, gồm 23 điều (từ Điều 14 đến Điều 36); Quy định về giao rừng, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; … điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng.
Chương IV: Bảo vệ rừng, gồm 7 điều (từ Điều 37 đến Điều 43); quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ thực vật, động vật rừng; phòng cháy và chữa cháy… kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân.
Chương V: Phát triển rừng, gồm 8 điều (từ Điều 44 đến Điều 51); quy định về phát triển giống cây lâm nghiệp; phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; gây nuôi phát triển động vật rừng; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Chương VI: Sử dụng rừng, gồm 14 điều (từ Điều 52 đến Điều 65); quy định về sử dụng rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất; dịch vụ môi trường rừng.
Chương VII: Chế biến và thương mại lâm sản, gồm 7 điều (từ Điều 66 đến Điều 72); quy định về chế biến lâm sản; thương mại lâm sản.
Chương VIII:  Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, gồm 17 điều (từ Điều 73 đến Điều 89); quy định về quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư… được giao rừng, thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Chương IX: Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp, gồm 6 điều ( từ Điều 90 đến Điều 95); quy định về định giá rừng; nguồn tài chính trong lâm nghiệp; chính sách đầu tư và phát triển rừng.
Chương X: Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp, gồm 4 điều (từ Điều 96 đến Điều 99); quy định về hoạt động khoa học và công nghệ, chính sách khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; chính sách hợp tác quốc tế.
Chương XI: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và Kiểm lâm , gồm 7 điều (từ Điều 100 đến Điều 106); quy định quản lý nhà nước về lâm nghiệp; Kiểm lâm (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo hoạt động và chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm)
Chương XII: Điều khoản thi hành, gồm điều 107, 108 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
2. Luật Quy hoạch:
Luật Quy hoạch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ t4 thông qua ngày 24/11/2017, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 05/12/2017. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Nội dung Luật Quy hoạch gồm 6 chương 59 điều, 3 phụ lục:
Chương I: Những quy đinh chung, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13), quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; hệ thống quy hoạch quốc gia; mối quan hệ giữa các loại quy hoạch; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch.
Chương II: Lập Quy hoạch gồm 2 mục, 15 điều (từ Điều 14 đến Điều 28), cụ thể như sau:
Mục 1: Tổ chức lập quy hoạch gồm 6 điều (từ Điều 14 đến Điều 19).
Mục 2: Nội dung quy hoạch gồm 9 điều (từ Điều 20 đến Điều 28).
Chương III: Thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và cung cấp thông tin quy hoạch, gồm 3 mục, 16 điều (từ Điều 29 đến Điều 44), cụ thể như sau:
Mục 1: Thẩm định quy hoạch gồm 5 điều, (từ Điều 29 đến Điều 33).
Mục 2: Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, gồm 4 điều, (từ Điều 34 đến Điều 37).
Mục 3: Công bố và cung cấp thông tin quy hoạch, gồm 7 điều, (từ Điều 38 đến Điều 44).
Chương IV: Thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch, gồm 3 mục 10 điều (từ Điều 45 đến Điều 54), cụ thể như sau:
Mục 1: Thực hiện quy hoạch, gồm 4 điều (từ Điều 45 đến Điều 48).
Mục 2: Đánh giá thực hiện quy hoạch, gồm 2 điều (từ Điều 49 đến Điều 50).
Mục 3: Điều chỉnh quy hoạch, gồm 4 điều (từ Điều 51 đến Điều 54).
Chương V: Quản lý nhà nước về quy hoạch, gồm 2 điều (từ Điều 55 đến Điều 56), quy định về trách nhiệm  quản lý nhà nước về quy hoạch của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chương VI: Điều khoản thi hành gồm 3 điều (từ Điều 57 đến Điều 59), quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến hoạt động quy hoạch; hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp.
Phụ lục 1: Danh mục các quy hoạch ngành quốc gia.
Phụ lục 2:  Danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
Phụ lục 3: Danh mục các bộ luật, luật có quy định liên quan đến quy hoạch cần sửa đổi bổ sung.
3. Luật thủy sản:
Luật thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2017, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 16/2017/L-CTN, ngày 05/12/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
Và thay thế Luật Thủy sản năm 2003
Nội dung Luật Thủy sản gồm 9 chương 105 điều:
Chương I: Những quy định chung, gồm 10 điều, (từ Điều 01 đến Điều 10) quy định về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ… chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản…
Chương II: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, gồm 12 điều (từ Điều 11 đến Điều 22) quy định về: quy hoạch, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ, quản lý nguồn lợi thủy sản…
Chương III: Nuôi trồng thủy sản gồm 4 mục với 24 Điều, (từ Điều 23 đến Điều 47)
Mục 1: Giống thủy sản.
Mục 2: Thức ăn thủy sản
Mục 3: Nuôi trồng thủy sản
Mục 4: Giao, cho thuê, thu hồi đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
Chương IV: Khai thác thủy sản, gồm 4 mục với 19 điều (từ Điều 48 đến Điều 61).
Mục 1: Khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam.
Mục 2: Khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Mục 3: Hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
Mục 4: Khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Chương V: Quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, gồm 2 mục với 25 điều (từ Điều 62 đến Điều 86)
Mục 1: Quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Mục 2: Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Chương VI: Kiểm ngư, gồm 9 điều (từ Điều 87đến Điều 95) gồm các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư; phương tiện, trang phục, nguồn kinh phí hoạt động của kiểm ngư.
Chương VII: Chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản gồm 5 điều (từ Điều 96 đến Điều 100), gồm các quy định về mua, bán, sơ chế, chế biến, bảo quản, nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thủy sản…
Chương VIII: Quản lý nhà nước gồm 3 điều (từ Điều 101 đến Điều 103), gồm các quy định về: Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; trách nhiệm của Ủy ban nhân các cấp; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội -  nghề nghiệp.
Chương IX: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (từ Điều 104 đến Điều 105) quy định về hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp.
Như vậy, về cơ bản Luật thủy sản vẫn giữ nguyên tên chương của Luật thủy sản 2003, giảm 01 chương (09/10) và tăng 43 điều (105/62)
Bổ sung 01chương Kiểm ngư; bỏ 2 chương Hợp tác quốc tế về thủy sản, Khen thưởng và xử lý vi phạm.
4. Luật Quản lý nợ công:
Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 23/11/2017 (Luật Quản lý nợ công năm 2017); được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 17/2017/L-CTN, ngày 05/12/2017; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018 và thay thế Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009.
Nội dung Luật Quản lý nợ công năm 2017 gồm 10 Chương với 63 điều
Chương I: Những quy định chung gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9) quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; phân loại nợ công; nguyên tắc quản lý, nội dung quản lý, giám sát việc quản lý nợ công; những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công, gồm 11 điều (từ Điều 10 đến Điều 20) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; các Bộ; cơ quan ngang Bộ; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…
Chương III: Chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay trả nợ công hàng năm, gồm 4 điều (từ Điều 21 đến Điều 24) quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công; kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, quản lý nợ công 03 năm; kế hoạch vay trả nợ công hàng năm.
Chương IV: Quản lý việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ, gồm 8 điều (từ Điều 25 đến Điều 32) quy định về mục đích, hình thức vay của Chính phủ thông qua phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước; ký kết hiệp định về vay ODA, vay ưu đãi của nước ngoài và thỏa thuận vay trong nước khác…
Chương V: Quản lý cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gồm 8 điều (tư Điều 33 đến Điều 40) quy định về đối tượng được vay lại, cơ quan vay lại; nguyên tắc cho vay lại, các phương thức điều kiện cho vay lại; …
Chương VI: Cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ gồm 8 điều (từ Điều 41 đến Điều 48) quy định về đối tượng được bảo lãnh Chính phủ; mức bảo lãnh Chính phủ đối với dự án đầu tư …
Chương VII: Quản lý nợ công của chính quyền địa phương gồm 5 điều (từ Điều 49 đến Điều 53) quy định về mục đích, nguyên tắc, hình thức vay, điều kiện vay và việc tổ chức vay, trả nợ của chính quyền địa phương.
Chương VIII: Bảo đảm khả năng trả nợ công gồm 3 điều (từ Điều 54 đến Điều 56) quy định về bảo đảm khả năng trả nợ công, quản lý rủ ro đối với nợ công và Quỹ tích lũy trả nợ.
Chương IX: Kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo và công bố thông tin về nợ công gồm 5 điều(từ Điều 57 đến Điều 61) quy định về kế toán, kiểm toán nợ công; việc thông kê, xây dựng dữ liệu, báo cáo thông tin và công bố thông tin về nợ công.
Chương X: Điều khoản thi hành gồm 2 điều (từ Điều 62 đến Điều 63) quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2017; Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 15/2017/L-CTN, ngày 05/12/2017; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài gồm 2 điều, quy định, sửa đổi, bổ sung đối với 11 điều trong số 36 điều của Luật Cơ quan đại diện năm 2009.
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (Luật 2017) được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2017; Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 14/2017/L-CTN, ngày 04/12/2017; luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng gồm 3 điều. Trong đó: Điều 1 sửa đổi, bổ sung 32 điều, bổ sung mới 28 điều và bãi bỏ 1 điểm của Luật Các tổ chức tín dụng 2010; Điều 2 và điều khoản thi hành; Điều 3 về quy định chuyển tiếp.
 
Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8007122

Đang Online : 11