Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình
Ngày Đăng: 18/5/2023 14:38 Lượt xem: 750
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và góp phần hiện thực hoá các mục tiêu đã được Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra.
Đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể huyện tham gia làm nhà cho hộ nghèo ở xã Bình An
Lâm Bình là huyện vùng cao nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã, 01 thị trấn, 100 thôn bản, tổ dân phố, dân số trên 51.420 người với 12 dân tộc cùng chung sống. Đảng bộ huyện có 27 tổ chức cơ sở Đảng, bao gồm 14 đảng bộ cơ sở và 13 chi bộ cơ sở với 3.639 đảng viên. Sau 02 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện Lâm Bình đã cụ thể hoá bằng những việc làm, hành động cụ thể, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Thứ nhất, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu bằng giao việc đột phá, đổi mới. Theo đó, năm 2021 huyện đã giao việc đột phá, đổi mới đối với 54 đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý; năm 2022 và toàn khóa, nhiệm kỳ 2020-2025 đối với 61 đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý; năm 2023 đối với 58 đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý. Các đồng chí lãnh đạo, quản lý được giao việc đột phá, đổi mới đã đăng ký nội dung "làm theo" gắn với thực hiện nhiệm vụ đột phá, đổi mới. Kế hoạch hành động cá nhân của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thể hiện được nội dung nêu gương trước cấp dưới và trách nhiệm xây dựng tổ chức mà mình đang tham gia lãnh đạo, quản lý và bao trùm các nhiệm vụ cụ thể, các vị trí công tác mà mình đang đảm nhiệm.
Thứ hai, xác định nội dung học tập toàn khoá và từng năm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cơ sở. Trong giai đoạn 2021 - 2025 huyện xác định chủ đề học tập là: “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng huyện Lâm Bình có nền kinh tế ngày càng phát triển; văn hóa đậm đà bản sắc; cảnh quan, môi trường sạch - xanh - đẹp - an toàn”. Trên cơ sở nội dung của huyện, các chi, đảng bộ cơ sở lựa chọn nội dung “làm theo” sát với điều kiện thực tế và đặc thù của địa phương để thực hiện, tiêu biểu như: xã Thượng Lâm lựa chọn nội dung “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển một số cây trồng, vật nuôi có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch trên địa bàn xã đến năm 2025”; xã Thổ Bình lựa chọn nội dung “Sắp xếp vùng chè Shan Tuyết Khau Mút gắn với mô hình du lịch sinh thái tại khu rừng phòng hộ Khau Mút; Xây dựng, hoạt động có hiệu quả Làng văn hóa đồng bào dân tộc Tày, Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng thôn Tân Lập, Nà Mỵ”; xã Minh Quang lựa chọn nội dung “Xây dựng vùng sản xuất lạc hàng hoá và sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP 3 sao”; Trường Trung học phổ thông Lâm Bình lựa chọn nội dung “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, trọng tâm là công tác ôn thi học sinh giỏi và Tốt nghiệp THPT Quốc gia các năm; Xây dựng tiêu chí đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2022-2025”…
Thứ ba, chú trọng việc lựa chọn và xây dựng các mô hình, việc “làm theo” tiêu biểu. Trong giai đoạn 2021 - 2025 huyện lựa chọn 01 mô hình tiêu biểu là: “Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo trên địa bàn huyện”. Kết quả sau 02 năm, huyện đã tập trung huy động nguồn lực để hỗ trợ xóa 509/726 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo với các mức hỗ trợ: làm mới 50.000.000 đồng/hộ; sửa chữa 25.000.000 đồng/hộ. Qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Đối với cấp cơ sở, có 28 tổ chức, tập thể đăng ký 801 mô hình và 259 việc “làm theo” tiêu biểu, có thể kể đến như: mô hình phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch của anh Quan Văn Khu, thôn Phiêng Luông, xã Bình An; mô hình du lịch cộng đồng Homestay của chị Triệu Thị Xướng, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm; Chi bộ và nhân dân thôn Vằng Áng, xã Thổ Bình vận động nhân dân đóng góp ngày công, tiền mua vật liệu cát, sỏi, đá làm đường và cầu qua suối, bê tông hóa được 300m đường nội đồng, 260m đường nội thôn với số tiền nhân dân đóng góp trên 700 triệu đồng; vận động giải tỏa đường vào khu sản xuất, nghĩa trang được 1.050m, hiến trên 5.000 m2 đất, tổ chức trồng 2 tuyến đường hoa dài 300m…
Với cách làm bài bản, khoa học, theo phương châm “trên trước, dưới sau” “trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm”, huyện Lâm Bình đang khoác lên mình một diện mạo mới ngày càng khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Trong thời gian tới, huyện Lâm Bình sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để ngày càng xuất hiện nhiều bông hoa đẹp trong vườn hoa học Bác, phấn đấu sớm đưa Lâm Bình thoát khỏi huyện nghèo.
Thứ nhất, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu bằng giao việc đột phá, đổi mới. Theo đó, năm 2021 huyện đã giao việc đột phá, đổi mới đối với 54 đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý; năm 2022 và toàn khóa, nhiệm kỳ 2020-2025 đối với 61 đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý; năm 2023 đối với 58 đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý. Các đồng chí lãnh đạo, quản lý được giao việc đột phá, đổi mới đã đăng ký nội dung "làm theo" gắn với thực hiện nhiệm vụ đột phá, đổi mới. Kế hoạch hành động cá nhân của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thể hiện được nội dung nêu gương trước cấp dưới và trách nhiệm xây dựng tổ chức mà mình đang tham gia lãnh đạo, quản lý và bao trùm các nhiệm vụ cụ thể, các vị trí công tác mà mình đang đảm nhiệm.
Thứ hai, xác định nội dung học tập toàn khoá và từng năm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cơ sở. Trong giai đoạn 2021 - 2025 huyện xác định chủ đề học tập là: “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng huyện Lâm Bình có nền kinh tế ngày càng phát triển; văn hóa đậm đà bản sắc; cảnh quan, môi trường sạch - xanh - đẹp - an toàn”. Trên cơ sở nội dung của huyện, các chi, đảng bộ cơ sở lựa chọn nội dung “làm theo” sát với điều kiện thực tế và đặc thù của địa phương để thực hiện, tiêu biểu như: xã Thượng Lâm lựa chọn nội dung “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển một số cây trồng, vật nuôi có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch trên địa bàn xã đến năm 2025”; xã Thổ Bình lựa chọn nội dung “Sắp xếp vùng chè Shan Tuyết Khau Mút gắn với mô hình du lịch sinh thái tại khu rừng phòng hộ Khau Mút; Xây dựng, hoạt động có hiệu quả Làng văn hóa đồng bào dân tộc Tày, Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng thôn Tân Lập, Nà Mỵ”; xã Minh Quang lựa chọn nội dung “Xây dựng vùng sản xuất lạc hàng hoá và sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP 3 sao”; Trường Trung học phổ thông Lâm Bình lựa chọn nội dung “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, trọng tâm là công tác ôn thi học sinh giỏi và Tốt nghiệp THPT Quốc gia các năm; Xây dựng tiêu chí đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2022-2025”…
Thứ ba, chú trọng việc lựa chọn và xây dựng các mô hình, việc “làm theo” tiêu biểu. Trong giai đoạn 2021 - 2025 huyện lựa chọn 01 mô hình tiêu biểu là: “Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo trên địa bàn huyện”. Kết quả sau 02 năm, huyện đã tập trung huy động nguồn lực để hỗ trợ xóa 509/726 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo với các mức hỗ trợ: làm mới 50.000.000 đồng/hộ; sửa chữa 25.000.000 đồng/hộ. Qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Đối với cấp cơ sở, có 28 tổ chức, tập thể đăng ký 801 mô hình và 259 việc “làm theo” tiêu biểu, có thể kể đến như: mô hình phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch của anh Quan Văn Khu, thôn Phiêng Luông, xã Bình An; mô hình du lịch cộng đồng Homestay của chị Triệu Thị Xướng, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm; Chi bộ và nhân dân thôn Vằng Áng, xã Thổ Bình vận động nhân dân đóng góp ngày công, tiền mua vật liệu cát, sỏi, đá làm đường và cầu qua suối, bê tông hóa được 300m đường nội đồng, 260m đường nội thôn với số tiền nhân dân đóng góp trên 700 triệu đồng; vận động giải tỏa đường vào khu sản xuất, nghĩa trang được 1.050m, hiến trên 5.000 m2 đất, tổ chức trồng 2 tuyến đường hoa dài 300m…
Với cách làm bài bản, khoa học, theo phương châm “trên trước, dưới sau” “trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm”, huyện Lâm Bình đang khoác lên mình một diện mạo mới ngày càng khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Trong thời gian tới, huyện Lâm Bình sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để ngày càng xuất hiện nhiều bông hoa đẹp trong vườn hoa học Bác, phấn đấu sớm đưa Lâm Bình thoát khỏi huyện nghèo.
Thạc sĩ Triệu Thị Thảo
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lâm Bình
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lâm Bình
Tài liệu tham khảo:
- Báo cáo số 445-BC/HU ngày 30/3/2023 của Huyện uỷ Lâm Bình báo cáo kết quả sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -
- ❧ Trân quý giá trị độc lập tự do -