Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2
Ngày Đăng:11/29/2017 10:07:00 AM Lượt xem: 1263
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, giảng viên được quy định tại Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG, ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Đỗ Thu Hương, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường trình bày báo cáo đề dẫn
tại Hội thảo khoa học “Ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga
tại Hội thảo khoa học “Ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga
Theo quy chế, hoạt động nghiên cứu khoa học gồm: Các đề án khoa học cấp nhà nước, cấp tỉnh; các đề tài khoa học các cấp; nghiên cứu, biên soạn chương trình bồi dưỡng của trường; biên soạn tập bài giảng tình hình và nhiệm vụ địa phương; biên soạn lịch sử trường, địa phương; tham gia hội thảo khoa học các cấp; viết bài công bố trên báo, bản tin, kỷ yếu khoa học, tạp chí in và điện tử của trường, địa phương, trung ương, quốc tế; khảo sát thực tế theo kế hoạch phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu đề án, đề tài khoa học và nghiên cứu viết sáng kiến - kinh nghiệm phục vụ giảng dạy, học tập.
Phong trào nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang những năm qua thu được nhiều kết quả đáng kể. Từ năm 2010 đến 2017, nhà trường đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 31 đề tài khoa học cấp trường, 09 đề tài khoa học cấp khoa. Riêng năm 2017, nhà trường tiếp tục hoàn thiện và đã nghiệm thu 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; thực hiện 08 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; trong đó có 01 đề tài tiếp tục thực hiện từ năm 2016; 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, phòng. Đến hết tháng 8/2017, đã nghiệm thu 02 đề tài khoa học cấp trường. Mỗi năm nhà trường đều xuất bản 2 đến 3 số nội san, Thông tin Lý luận và thực tiễn. Tổ chức 01 cuộc hội thảo có sự tham gia của 07 trường chính trị các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trong Cụm thi đua số 3, năm học 2016 - 2017, tham gia một số cuộc hội thảo khoa học cấp tỉnh và tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo cấp khoa, cấp trường. Giảng viên nhà trường tích cực viết bài đăng trên các báo, tạp chí, bản tin, Trang thông tin điện tử của nhà trường, địa phương và Trung ương. Tổ chức biên soạn Tập bài giảng Tình hình và nhiệm vụ địa phương đã được đưa vào giảng dạy, biên soạn cuốn "Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, 60 năm xây dựng và phát triển" nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường (06/6/1957 - 06/6/2017).
Tuy vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường còn có những hạn chế nhất định cần khắc phục như: Một số đề tài khoa học cấp khoa, trường còn mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực tế; chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc và lý giải thuyết phục những vấn đề cơ bản để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một số đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu chưa được ứng dụng vào thực tế; nghiên cứu khoa học chưa được đưa vào tiêu chí xét thi đua, khen thưởng hàng năm và đột xuất…
Để khắc phục hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường, làm cho nghiên cứu khoa học thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả, cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường cần lưu ý một số điểm sau:
Một là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực sự coi nghiên cứu khoa học ngang tầm với hoạt động giảng dạy. Bản thân nghiên cứu khoa học là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, có say mê, hứng thú nghiên cứu khoa học thì mới có chất lượng giảng dạy tốt. Sản phẩm khoa học là các đề tài khoa học, bài tham gia hội thảo, bài viết đăng báo, tạp chí hay Trang thông tin điện tử làm cho giảng viên trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Hai là, cần phổ biến kịp thời đến đội ngũ giảng viên - những người thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học các văn bản liên quan đến nghiên cứu khoa học, trước hết là Luật Khoa học - Công nghệ năm 2013; Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG, ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Quyết định số 22/2012/QĐ-HVCTQG ngày 22/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các văn bản về hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Chính trị ban hành.
Ba là, chú trọng công tác định hướng các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhà trường theo hướng gắn lý luận với thực tiễn và có tính khả thi theo tinh thần Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, BCHTW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện 'tự diễn biến", "tự chuyển hóa' trong nội bộ là "đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế…"; Kết luận số 363-TB/TU ngày 13/12/2016 của Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình công tác năm 2017 và Kết luận số 579-TB/TU ngày 22/9/2017 của Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình công tác năm 2018 của Trường Chính trị tỉnh. Hội đồng khoa học nhà trường cần cân nhắc kỹ thi thông qua thuyết minh đề tài và phê duyệt tên các đề tài để giảng viên nghiên cứu cho phù hợp. Các khoa chuyên môn cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị mình. Kế hoạch được triển khai từ đầu năm để mỗi cá nhân chủ động sắp xếp thời gian hợp lý và tích cực tham gia.
Bốn là, cần có chính sách động viên, khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học. Coi nghiên cứu khoa học là tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ hàng năm. Có chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với những cá nhân có đề tài khoa học thiết thực, có tính ứng dụng trong thực tế.
Năm là, đổi mới cách thức nghiệm thu các đề tài, sản phẩm khoa học. Các thành viên Hội đồng khoa học phải có sự đánh giá khách quan, công tâm, phân biệt rõ sản phẩm khoa học ở các mức độ khác nhau, tránh "dĩ hòa vi quý" trong nghiệm thu. Sản phẩm sau khi nghiệm thu phải có kế hoạch áp dụng vào thực tế và có đánh giá, tổng kết sau triển khai áp dụng để tránh lãng phí các sản phẩm khoa học.
Sáu là, đảm bảo kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần làm phong phú và nâng cao chất lượng các sản phẩm khoa học.
Một số điểm cần lưu ý trên sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang những năm tới.
Phong trào nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang những năm qua thu được nhiều kết quả đáng kể. Từ năm 2010 đến 2017, nhà trường đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 31 đề tài khoa học cấp trường, 09 đề tài khoa học cấp khoa. Riêng năm 2017, nhà trường tiếp tục hoàn thiện và đã nghiệm thu 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; thực hiện 08 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; trong đó có 01 đề tài tiếp tục thực hiện từ năm 2016; 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, phòng. Đến hết tháng 8/2017, đã nghiệm thu 02 đề tài khoa học cấp trường. Mỗi năm nhà trường đều xuất bản 2 đến 3 số nội san, Thông tin Lý luận và thực tiễn. Tổ chức 01 cuộc hội thảo có sự tham gia của 07 trường chính trị các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trong Cụm thi đua số 3, năm học 2016 - 2017, tham gia một số cuộc hội thảo khoa học cấp tỉnh và tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo cấp khoa, cấp trường. Giảng viên nhà trường tích cực viết bài đăng trên các báo, tạp chí, bản tin, Trang thông tin điện tử của nhà trường, địa phương và Trung ương. Tổ chức biên soạn Tập bài giảng Tình hình và nhiệm vụ địa phương đã được đưa vào giảng dạy, biên soạn cuốn "Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, 60 năm xây dựng và phát triển" nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường (06/6/1957 - 06/6/2017).
Tuy vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường còn có những hạn chế nhất định cần khắc phục như: Một số đề tài khoa học cấp khoa, trường còn mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực tế; chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc và lý giải thuyết phục những vấn đề cơ bản để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một số đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu chưa được ứng dụng vào thực tế; nghiên cứu khoa học chưa được đưa vào tiêu chí xét thi đua, khen thưởng hàng năm và đột xuất…
Để khắc phục hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường, làm cho nghiên cứu khoa học thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả, cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường cần lưu ý một số điểm sau:
Một là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực sự coi nghiên cứu khoa học ngang tầm với hoạt động giảng dạy. Bản thân nghiên cứu khoa học là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, có say mê, hứng thú nghiên cứu khoa học thì mới có chất lượng giảng dạy tốt. Sản phẩm khoa học là các đề tài khoa học, bài tham gia hội thảo, bài viết đăng báo, tạp chí hay Trang thông tin điện tử làm cho giảng viên trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Hai là, cần phổ biến kịp thời đến đội ngũ giảng viên - những người thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học các văn bản liên quan đến nghiên cứu khoa học, trước hết là Luật Khoa học - Công nghệ năm 2013; Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG, ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Quyết định số 22/2012/QĐ-HVCTQG ngày 22/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các văn bản về hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Chính trị ban hành.
Ba là, chú trọng công tác định hướng các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhà trường theo hướng gắn lý luận với thực tiễn và có tính khả thi theo tinh thần Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, BCHTW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện 'tự diễn biến", "tự chuyển hóa' trong nội bộ là "đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế…"; Kết luận số 363-TB/TU ngày 13/12/2016 của Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình công tác năm 2017 và Kết luận số 579-TB/TU ngày 22/9/2017 của Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình công tác năm 2018 của Trường Chính trị tỉnh. Hội đồng khoa học nhà trường cần cân nhắc kỹ thi thông qua thuyết minh đề tài và phê duyệt tên các đề tài để giảng viên nghiên cứu cho phù hợp. Các khoa chuyên môn cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị mình. Kế hoạch được triển khai từ đầu năm để mỗi cá nhân chủ động sắp xếp thời gian hợp lý và tích cực tham gia.
Bốn là, cần có chính sách động viên, khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học. Coi nghiên cứu khoa học là tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ hàng năm. Có chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với những cá nhân có đề tài khoa học thiết thực, có tính ứng dụng trong thực tế.
Năm là, đổi mới cách thức nghiệm thu các đề tài, sản phẩm khoa học. Các thành viên Hội đồng khoa học phải có sự đánh giá khách quan, công tâm, phân biệt rõ sản phẩm khoa học ở các mức độ khác nhau, tránh "dĩ hòa vi quý" trong nghiệm thu. Sản phẩm sau khi nghiệm thu phải có kế hoạch áp dụng vào thực tế và có đánh giá, tổng kết sau triển khai áp dụng để tránh lãng phí các sản phẩm khoa học.
Sáu là, đảm bảo kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần làm phong phú và nâng cao chất lượng các sản phẩm khoa học.
Một số điểm cần lưu ý trên sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang những năm tới.
Các tin liên quan:
- ❧ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XII) Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:37:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI – MỘT CHỦ TRƯƠNG QUAN TRỌNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Ngày đăng('11/18/2017 7:37:00 AM')
- ❧ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI - Ngày đăng('11/29/2017 10:12:00 AM')
- ❧ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Ngày đăng('11/29/2017 10:13:00 AM')
- ❧ VẬN DỤNG PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('11/29/2017 10:12:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) - Ngày đăng('11/18/2017 7:36:00 AM')
- ❧ VẬN DỤNG BÀI HỌC THỜI CƠ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở VIỆT NAM - Ngày đăng('1/5/2018 3:22:00 PM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG TRONG CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC - THU ĐÔNG 1947 - Ngày đăng('11/18/2017 7:36:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA CỦA HỌC VIÊN CÁC LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:35:00 AM')
- ❧ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Ngày đăng('11/29/2017 10:03:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ XÃ LƯỠNG VƯỢNG, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG NHIỆM KỲ 2012-2017 - Ngày đăng('11/18/2017 7:34:00 AM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/18/2017 7:33:00 AM')
- ❧ HIỆU QUẢ TỪ PHONG TRÀO “DÂN VẬN KHÉO” TRONG GIẢI QUYẾT TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('11/17/2017 11:21:00 PM')