Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2

Ngày Đăng:11/18/2017 7:37:00 AM Lượt xem: 2128

QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI – MỘT CHỦ TRƯƠNG QUAN TRỌNG CỦA ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 
Thạc sĩ Mai Quang Thắng
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
 
        "Đồng thuận xã hội" là một khái niệm được Đảng ta sử dụng chính thức trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX): “Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước”. Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý (Nhà xuất bản Giáo dục) thì “đồng” có nghĩa là “cùng”, “thuận” là “bằng lòng, đồng tình với ý kiến hoặc cái đã nêu ra”. Từ đó có thể hiểu đồng thuận là từ ghép với nghĩa là cùng bằng lòng, đồng tình với nhau về một vấn đề nào đó. Với ý nghĩa như trên, có thể coi việc xây dựng đồng thuận xã hội là một trong những truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được nhiều triều đại phong kiến vận dụng nhằm xây dựng một xã hội nhân văn, dưỡng sức dân, coi trọng sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Nhiều chính sách quan trọng ra đời trong giai đoạn này như: “thân dân”, “khoan thư sức dân”, “yên dân”, “dĩ dân vi bản”… Triều đại nào được lòng dân thì làm nên nghiệp lớn, triều đại nào đi ngược lòng dân thì sớm muộn đều bị thất bại.
        Trong giai đoạn cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có lúc Đảng ta chưa nhận thức đúng đắn về đồng thuận xã hội mà chủ yếu mới chỉ chú trọng vai trò của giai cấp công nhân, nông dân còn các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội như “trí, phú, địa, hào”, doanh nhân yêu nước…chưa được đánh giá đúng mức. Nhận thức được điều đó, Đảng ta đã có những điều chỉnh phù hợp cho từng thời kỳ, quan điểm đó được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Người cho rằng: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” “Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được". Từ lịch sử đấu tranh cách mạng, trong giai đoạn mới Đảng ta khẳng định: “Giáo dục ý thức chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong nhân dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội và đề cao ý thức cộng đồng trách nhiệm”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định “tăng cường sự đồng thuận xã hội” là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới. Đồng thuận xã hội thể hiện ở một số nội dung như sau:
        Một là, sự thống nhất của các thành viên trong xã hội về “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Có thể có nhiều vấn đề các cá nhân, tổ chức có ý kiến khác nhau nhưng đa số đều thừa nhận, đồng tình, chấp nhận nhau vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
        Hai là, sự thống nhất của các thành viên trong xã hội về lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội mà trước hết là lợi ích kinh tế. Lợi ích là cơ sở để kết nối các thành viên trong xã hội, họ sẽ đồng tình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nếu việc thực hiện đó mang lại cho họ điều kiện sống ngày một tốt hơn.
        Ba là, sự đồng tình, nhất trí trên cơ sở tự nguyện của các thành viên trong xã hội. Trong thực tế, mỗi giai tầng đều có lợi ích riêng nên không dễ dàng để đạt được sự đồng tình, nhất trí ngay. Vì vậy, muốn tạo được sự đồng thuận phải mở rộng dân chủ trên quy mô toàn xã hội, cần tạo cơ chế để xã hội được biết, được bàn các vấn đề mà họ quan tâm một cách khách quan, toàn diện, công khai, rộng rãi. Đồng thời phải hạn chế và đi đến xóa bỏ mọi sự cưỡng bức, bạo lực, áp đạt, vi phạm dân chủ.
        Bốn là, sự đồng tình, nhất trí giữa các thành viên trong xã hội nhưng vẫn thừa nhận những khác biệt. Sự khác biệt giữa các thành viên trong xã hội là tất yếu, mỗi cá nhân đều có quyền tự do nhưng phải sử dụng sao cho không ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác, đặc biệt là không ảnh hưởng đến những chuẩn mực chung của xã hội. Sự đa dạng, khác biệt giữa các cá nhân là một trong những tiền đề của sự phát triển của xã hội, nơi mà con người có thể chia sẻ, mở mang trí tuệ, phát triển kinh tế, văn hóa.
        Xây dựng đồng thuận xã hội là một quan điểm mới, một chủ trương quan trọng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, tuy nhiên quá trình đó đang gặp phải nhiều thách thức như: Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, xuất hiện nhiều điểm nóng chính trị có thể gây mất ổn định trong khu vực, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy, chủ nghĩa khủng bố mở rộng phạm vi hoạt động, mặt trái của toàn cầu hóa… Ở trong nước, các vấn đề như tham nhũng; suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; “diễn biến hòa bình”; phân hóa giàu nghèo; các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” gây mất ổn định xã hội…
        Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là nhu cầu khách quan của toàn xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kiên định con đường đổi mới và phát triển thì cần xây dựng đồng thuận xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Theo đó, xu hướng vận động của thế giới hiện nay là tránh đối đầu, đối địch, tăng cường đối thoại, hiệp thương để hướng tới sự ổn định, phát triển, cùng có lợi. Quá trình xây dựng đồng thuận xã hội phải bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng kinh tế - xã hội phát triển phù hợp với quy luật và xu thế của thời đại, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đồng thời coi trọng và bảo vệ những giá trị tốt đẹp của cá nhân, các tranh chấp, mâu thuẫn được giải quyết trên cơ sở đối thoại chân thành, thẳng thắn, xây dựng và khoan dung. Xây dựng xã hội hài hòa, ổn định, phát triển theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dân ta xin nhớ chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
 
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680711

Đang Online : 28