Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2017  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2

Ngày Đăng:11/29/2017 10:12:00 AM Lượt xem: 1931

VẬN DỤNG PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
 
Thạc sĩ Bùi Hữu Thêm
Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

 
 
        Phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng đạo đức của Người, thể hiện một nhân cách lớn, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể, gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ (tư duy) đến nói, viết (diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, trong ứng xử và sinh hoạt hàng ngày. Trong đó phong cách tư duy Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại, là tài sản tinh thần quý báu thể hiện qua phong cách tư duy khoa học, cách mạng, hiện đại; phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, hài hòa, uyển chuyển và có lý, có tình.
        Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mỗi giảng viên trường chính trị không chỉ giảng dạy tốt mà còn phải rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học. Việc học tập và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong công tác nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho mỗi giảng viên rèn luyện phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy lôgíc, biện chứng, khoa học, độc lập và sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để thực hiện tốt việc vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong công tác nghiên cứu khoa học, mỗi giảng viên trường chính trị cần:
        Tiếp cận vấn đề một cách khoa học, gắn với yêu cầu của thực tiễn và điều kiện lịch sử cụ thể. Trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện rõ một phong cách tư duy khoa học, Người luôn có một cách tiếp cận vấn đề hết sức khoa học, luôn xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực tiễn. Khi lựa chọn đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước đã thể hiện tư duy sáng suốt của Bác, sau này Người đã chia sẻ“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cùng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”[1; tr.477]. Với phương pháp tư duy khoa học, đi vào thực tiễn để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, Người đã vượt qua tầm nhận thức của các sĩ phu yêu nước tiền bối và sớm nhận thức được vấn đề của thời đại mình. Trong quá trình tìm đường cứu nước người đã được tiếp xúc với nhiều nền văn minh, với các nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng…những đại diễn xuất sắc của trí tuệ thời đại bấy giờ, Người đã nhanh chóng tiếp thu, phát triển và hoàn thiện tri thức bản thân. Nhờ phong cách tư duy khoa học, không tiếp thu thụ động, không nhìn nhận sự vật, hiện tượng bề ngoài mà đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi đến những kết luận mới, những luận điểm mới, vừa kế thừa, vừa sáng tạo để vượt lên phía trước với một tầm cao mới. Đây là đức tính, phương pháp tư duy quan trọng mà mỗi giảng viên trường chính trị khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cần học tập, rèn luyện theo Bác. Mỗi giảng viên khi thực hiện nghiên cứu khoa học phải tìm tòi, phát hiện thông tin mới, gia công, chế biến, lưu trữ và sử dụng thông tin vào mục đích phục vụ thực tiễn cuộc sống. Khi chọn đề tài giảng viên phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, xác định các đề tài thực sự có giá trị phục vụ cho thực tiễn nhà trường, địa phương. Quá trình tổ chức triển khai phải khảo sát, điều tra, thâm nhập thực tiễn, tìm hiểu bản chất vấn đề nghiên cứu, sử dụng triệt để các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử, logic… để đánh giá và đưa ra các kết luận khách quan, những phát hiện mới, nhận thức mới góp phần phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
        Trong nghiên cứu khoa học cần phát huy phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ của Hồ Chí Minh là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuân, không vay mượn của người khác, tránh tư duy lối mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ tìm ra chân lý phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Với phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo Người đã tiếp thu sáng tạo những tinh hoa văn hóa nhân loại và tạo nên một Hồ Chí Minh rất đặc biệt, mang đậm chất riêng như nhà thơ Liên Xô Ô-xíp Man-đen-sơ-tam đã nhận xét về Người qua bài viết đăng trên báo Ngọn lửa nhỏ:“Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai,… Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới” [2 ; tr. 462-463]. Quá trình tiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cũng chỉ tiếp nhận những điều bản chất nhất, xuất phát từ sự khát vọng giải phóng dân tộc, giai cấp, con người và thông qua hoạt động thực tiễn trong phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, chứ không theo kiểu kinh viện, tầm chương trích cú, sao chép y nguyên. Người cho rằng: “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” [3 ; tr.668]. Do đó trong quá trình thành lập Đảng và xây dựng đường lối Người luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Dưới tư tưởng, đường lối đúng đắn, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, cách mạng Việt Nam đã lần lượt đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vận dụng phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động nghiên cứu khoa học, mỗi giảng viên trường chính trị cần không ngừng rèn luyện, trau dồi tri thức, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học. Mỗi giảng viên cần phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học là sản phẩm của tư duy sáng tạo và có giá trị áp dụng thực tiễn. Khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu cần tránh sự trùng lặp, nghiên cứu lại những nội dung, chủ đề đã được nghiên cứu mà phải đi vào những vấn đề mới, vấn đề khó đang cần giải quyết từ thực tiễn. Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu cần phải tránh tư duy lối mòn mà phải tìm tòi, suy nghĩ tìm hướng tiếp cận khác, quan điểm khác và đa chiều hơn. Khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cũng cần phải linh hoạt, lựa chọn các phương pháp phù hợp với nội dung, hướng tiếp cận, những đặc thù của vấn đề nghiên cứu; tránh tình trạng sử dụng phương pháp giống nhau cho mọi vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của mỗi công trình khoa học phải là những sản phẩm trí tuệ, thể hiện tư duy độc lập của tác giả. Cần quán triệt và nghiêm túc không sao chép, sử dụng y nguyên sản phẩm của người khác, kế thừa phải có chọn lọc trên tinh thần bổ sung, phát triển và nâng tầm giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn cho các công trình nghiên cứu. Do đó mỗi sản phẩm nghiên cứu khoa học của giảng viên không chỉ mang lại giá trị đóng góp, phát triển lý luận, ứng dụng để cải tạo thực tiễn mà còn hàm chứa trong đó những giá trị về lương tâm, đạo đức của người nghiên cứu.
          Học tập, rèn luyện và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị phải thường xuyên và linh hoạt, đó là nhiệm vụ phải thực hiện suốt đời giúp cho mỗi giảng viên ngày càng vững vàng, trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn và hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.
 
1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H. 2011
3. Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 15, Nxb CTQG, H. 2011.
 
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680802

Đang Online : 119