Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 2_2015

Ngày Đăng:5/1/2016 10:28:00 PM Lượt xem: 1324

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
 
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Phó Hiệu trưởng
 
V.I. Lênin, học trò xuất sắc của C.Mác, Ăng ghen, lãnh tụ thiên tài, vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, nhà mácxit sáng tạo và cách tân của cách mạng Nga đã để lại cho nhân loại một kho tàng di sản lý luận là những cống hiến đặc sắc, hết sức đồ sộ, bao quát nhiều lĩnh vực. Những cống hiến đó đã làm phong phú, sâu sắc thêm trí tuệ uyên bác vốn có của các bậc thầy của Lênin, làm sống động chủ nghĩa Mác bởi thực tiễn cách mạng. Cuộc đời hơn một nửa thế kỷ của Lênin gắn liền với sự nghiệp đặt nền móng kiến thiết CNXH hiện thực, xây dựng Đảng kiểu mới, chế độ nhà nước và nền dân chủ cho hàng triệu, triệu người. Ông đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử thế giới hiện đại và những tư tưởng của ông về phát triển xã hội cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, được Đảng ta vận dụng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh bão táp cách mạng, Lênin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Tháng Mười làm rung chuyển thế giới, khai sinh ra chủ nghĩa xã hội hiện thực lần đầu tiên ở nước Nga. Sau khi cách mạng Tháng Mười thành công, Lênin đã khởi xướng "Chính sách kinh tế mới" ( NEP) thay thế "chính sách Cộng sản thời chiến" lúc đó không còn phù hợp, làm hồi sinh nước Nga. Với NEP, Lênin xứng đáng là nhà cách tân vĩ đại đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực bởi NEP không phải là một chính sách kinh tế thông thường mà là cả một đường lối, chiến lược cơ bản, lâu dài nhằm đổi mới và phát triển chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các nước còn lạc hậu tương tự như nước Nga. Lênin đã nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đang chuyển sang độc quyền, lũng đoạn, phát triển thành chủ nghĩa đế quốc.
Trên cơ sở lý luận của Mác và Ăng ghen về tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, sự xuất hiện chủ nghĩa cộng sản, vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản cách mạng, dự báo về các cuộc cách mạng vô sản, Lênin đã nhìn thấy tính chất phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và khả năng chín muồi một tình thế cách mạng ở những mắt xích xung yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc. Theo ông, cách mạng vô sản có thể nổ ra ở một số nước, thậm chí ở một nước mà CNTB mới chỉ phát triển trung bình, mới hình thành các quan hệ TBCN mà cũng có thể ở những nước chậm phát triển, còn tồn tại các quan hệ tiền tư bản. Tư tưởng đó của Lênin đã đặt cơ sở cho lý luận khoa học về quá độ tới CNXH không qua chủ nghĩa tư bản, hay lý luận về con đường phát triển rút ngắn tới CNXH. Tư tưởng về phát triển xã hội đã được hình thành và đã được chứng thực tại nước Nga sau cách mạng Tháng Mười, được trình bày có hệ thống và sâu sắc trong các tác phẩm viết trong thời kỳ thực hiện NEP. Với NEP, một bộ phận đặc sắc trong di sản lý luận của Lênin "sự phát triển rút ngắn" và phương thức "quá độ gián tiếp" quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đối với các nước lạc hậu, còn tồn tại các quan hệ phong kiến - gia trưởng, tiền tư bản đã có được sự luận chứng rành mạch, sáng tỏ. Điều này có vị trí đặc biệt trong luận thuyết của ông về sự phát triển xã hội.
Một cống hiến đặc sắc trong tư tưởng của Lênin về phát triển xã hội là ở chỗ ông luôn nhìn nhận sự phát triển đó với tinh thần biện chứng, với sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng triệt để của chủ nghĩa Mác. Theo Lênin, "phân tich cụ thể một tình hình cụ thể" là bản chất, linh hồn của chủ nghĩa Mác. Quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm toàn diện, hệ thống cùng với quan điểm thực tiễn và phát triển hợp thành những quan điểm cơ bản và triệt để nhất, giúp ta hiểu bản chất của phát triển xã hội. Mỗi khi nhận thức về phát triển xã hội phải luôn thấm nhuần và vận dụng sáng tạo mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Phải bắt đầu từ bản chất chung để soi sáng từng cái riêng với những khác biệt phong phú, đa dạng của nó. Theo Lênin, người ta không thể thoát ly khỏi những vấn đề chung vì như vậy khi bước vào hoạt động thực tiễn sẽ có nguy cơ mất phương hướng khoa học, khó tránh khỏi những thất bại. Phát triển xã hội là kết quả tạo thành bởi rất nhiều nhân tố thông qua hoạt động tự giác và năng lực sáng tạo của con người.
Lênin nhìn nhận biện chứng của quá trình phát triển xã hội như là một quá trình, một hệ thống chỉnh thể, đó là sự phát triển liên tục, sự tích lũy và chuyển hóa không ngừng giữa các mặt đối lập theo con đường phủ định biện chứng, bao hàm những tiến hóa và cả những cách mạng với những bước nhảy vọt, bị quy định bởi bởi những tính khách quan được nhận thức chứ không phải tùy tiện theo ý muốn và ý chí chủ quan. Tính liên tục không loại trừ mà còn bao hàm những sự đứt đoạn nào đó, những bước nhảy vọt, không loại trừ khỏi tiến trình của nó những bước thụt lùi tạm thời. Như vậy, sự vận động và phát triển xã hội không giản đơn mà phức tạp bởi xã hội là sự hợp thành của vô số những quan hệ xã hội - lịch sử, những con người và hoạt động của nó, những khác biệt, mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các giai cấp, tập đoàn. Như vậy, cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn, không va vấp là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận. Phát triển, tiến bộ xã hội không diễn ra theo đường thẳng tắp mà là một con đường dích dắc. Nhận thức sự phát triển ấy đòi hỏi phải thấy được những mối liên hệ, những mắt xích trung gian. Theo đó, Lênin cho rằng mỗi bước phát triển của cách mạng đòi hỏi phải phát hiện ra trong toàn bộ tiến trình cái sợi xích lịch sử đâu là chỗ xung yếu nhất mà trong những hoàn cảnh và điều kiện thực tế người ta phải đem toàn lực ra và nắm lấy.
Về sự phát triển xã hội, Lênin khẳng định tư tưởng coi lịch sử theo lôgic lịch sử - tự nhiên của Mác- Ăng ghen. Lênin cũng đồng thời soi sáng mối liên hệ giữa tính phổ biến của lịch sử- tự nhiên trong sự phát triển thế giới với tính đặc thù trong phát triển của những dân tộc khác nhau trên thế giới. Mọi sự nhận diện tính chất và trình độ phát triển của các quan hệ xã hội trong một chế độ xã hội, một thời đại lịch sử cụ thể nào đó phải được soi sáng từ quan hệ sản xuất và quy những quan hệ sản xuất đó vào sự chi phối, chế ước của lực lượng sản xuất. Lênin chỉ ra rằng: "chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".
Khi bàn về tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển, Lênin cho rằng: "tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó". Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển là một chân lý được khẳng định. Luận điểm này của Lênin rất có ý nghĩa trong hoạt động thực tiễn, trong công tác thực tế hàng ngày để giải quyết các nhiệm vụ hướng vào mục tiêu phát triển xã hội. Theo ông, khi tình hình đã thay đổi, trước yêu cầu mới, người ta không thể đem nguyên xi những phương pháp, cách thức, biện pháp để giải quyết những vấn đề của quá khứ để áp dụng vào giải quyết những nhiệm vụ của hiện tại.
Tư tưởng của Lênin về phát triển xã hội cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và được Đảng ta vận dụng trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước để xây dựng đường lối phát triển kinh tế- xã hội phù hợp, tiến hành đổi mới đất nước thành công
 Vận dụng lý luận của Lênin về con đường phát triển rút ngắn, đi lên CNXH không phải là xóa bỏ kinh tế thị trường mà phải sử dụng kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; không phải là nền kinh tế của một thành phần độc tôn mà là nền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu, trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta: chúng ta bước vào giai đoạn quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển CNTB. Hiện thực đó là bằng chứng đầy thuyết phục chứng tỏ rằng, học thuyết của V.I.Lê-nin về cách mạng XHCN trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn, phản ánh chính xác những nét lớn, cơ bản của thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX và cả hiện nay. Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, mang tính bước ngoặt, đặc biệt là những thành tựu của gần 30 năm đổi mới mà Việt Nam đã đạt được, một phần rất quan trọng là do Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Trong hoàn cảnh hiện nay, những tư tưởng, quan điểm của V. I.Lênin về phát triển xã hội càng có ý nghĩa thời sự quan trọng, được Đảng ta vận dụng vào điều kiện cụ thể để xây dựng đất nước ngày càng ổn định và phát triển. 

 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8580744

Đang Online : 289