Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2018 >> Thông tin Lý luận và thực tiễn số 3
Ngày Đăng:12/11/2018 3:50:00 PM Lượt xem: 1073
TUYÊN QUANG TRÊN HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
Thạc sĩ Lê Thị Hồng Hạnh
Khoa Lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thạc sĩ Lê Thị Hồng Hạnh
Khoa Lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử - nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa của những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, từ lâu, Tuyên Quang đã trở thành phên dậu vững chắc của Tổ quốc và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.
Từ buổi sơ khai của lịch sử, nơi đây đã có người nguyên thủy sinh sống. Đất lành chim đậu, mảnh đất này đã thu hút các dòng người từ bốn phương tìm về tụ lại sinh sống. Từ thuở xa xưa, trong cùng một khu vực địa lý, cùng một hoàn cảnh lịch sử, các tộc người ở Tuyên Quang đã sát cánh, chung lưng cùng đổ mồ hôi, máu xương chống lại hiểm họa xâm lăng và thiên tai để kiến tạo, xây dựng, bảo vệ quê hương, cùng chung đúc nên truyền thống đoàn kết, yêu nước, cùng sáng tạo ra nền văn hóa hóa rực rỡ đa hương sắc.
Thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Tuyên Quang nằm trong Bộ Vũ Định của nước Văn Lang. Trong thời kỳ phong kiến, Tuyên Quang với tư cách một đơn vị hành chính lãnh thổ, có nhiều cách gọi khác nhau như châu, trấn (thời Trần); phủ (thời Minh); đạo, thừa tuyên, xứ (thời Lê), tỉnh (thời Nguyễn). Thời điểm đánh dấu sự thành lập tỉnh Tuyên Quang được tính từ năm Minh Mệnh thứ 12 (thời Nguyễn). Đó là vào tháng 10 năm Tân Mão, tức ngày 4 tháng 11 năm 1831, cách đây 187 năm, vua Minh Mệnh thực hiện cuộc cải cách hành chính Bắc Hà, chia 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Từ thời điểm này, danh xưng “tỉnh” chỉ một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương mới chính thức xuất hiện trong nền hành chính nước ta và tồn tại cho đến ngày nay.
Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đẩy mạnh xâm lược Việt Nam, nhân dân Tuyên Quang cùng với nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (ra đời 3/2/1930), nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang được biết đến là Thủ đô Khu giải phóng, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ ở và làm việc, lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là Thủ đô kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, 13/14 bộ và các ban, ngành, đoàn thể Trung ương để lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng: Xây dựng, bảo vệ Thủ đô kháng chiến, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tại nơi đây đã diễn ra các sự kiện trọng đại của Đảng, của cách mạng Việt Nam như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng; Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt; Đại hội liên minh nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Camphuchia... Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, đã có gần sáu năm Tuyên Quang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu ở và làm việc, vững tay chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ của chiến thắng vinh quang.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vừa xây dựng, bảo vệ quê hương, vừa tích cực chi viện cho tiền tuyến, cùng cả nước viết nên trang sử hào hùng Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua 187 năm hình thành và phát triển, mảnh đất Tuyên Quang đã chứng kiến và trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã kiên trì, bền bỉ, kiên cường, sáng tạo xây dựng quê hương Tuyên Quang giàu đẹp, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, năng động, sáng tạo, khơi dậy những tiềm năng, lợi thế, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo sự thay đổi lớn lao trên quê hương cách mạng: Tình hình kinh tế - xã hội liên tục phát triển, quốc phòng an ninh được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định.
Hiện nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân 14,08%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản [1]. Đời sống của nhân dân trong tỉnh được nâng lên, giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) năm 2017 đạt 36,2 triệu đồng/người/năm[2]. Tính đến tháng 9 năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 10.444,7 tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017; tổng sản lượng lương thực vụ Mùa đạt 16,5 vạn tấn, tổng 9 tháng ước đạt 31,8 vạn tấn, bằng 101,4% kế hoạch; toàn tỉnh trồng được 11.949 ha rừng, đạt 102% kế hoạch năm 2018; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước đạt 15.466,4 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa 9 tháng ước đạt 60,9 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.419,4 tỷ đồng[3].
Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng phát triển. Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hình thức BOT đang được triển khai thực hiện. Các công trình cầu, đường dẫn cầu Bình Ca, cầu Tình Húc, đường dọc 2 bên bờ sông Lô và nhiều công trình khác cũng đang được tập trung thi công, xây dựng.
Du lịch có bước phát triển, nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, truyền bá, liên kết phát triển du lịch được tổ chức thực hiện. Đến tháng 9 năm 2018, toàn tỉnh thu hút 1.566,9 nghìn lượt khách du lịch[4]. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang và quy hoạch tổng thể 3 khu du lịch: Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu du lịch sinh thái Na Hang. Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội lớn của tỉnh đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới thăm quan, du lịch.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt đạt 96,7%[5]. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã tạo việc làm cho 19.680 người, duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, có 98,76% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia...[6]
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền được nâng lên; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên; phương thức lãnh đạo của Đảng bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời được đổi mới theo hướng năng động sáng tạo, tập trung, quyết liệt, phân cấp hợp lý đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Toàn tỉnh hiện có 11 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 496 tổ chức cơ sở đảng, 3.483 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Năm 2017 có 54.251 đảng viên. Đảng viên có trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 26, thạc sĩ 1.020, đại học 14.339, cao đẳng 5.026; trình độ lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp 1.922, trung cấp 11.892[7].
Quốc phòng, an ninh được chú trọng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra những vấn đề phức tạp, góp phần vào sự ổn định chung của đất nước.
Những thành tựu nêu trên đã khẳng định sự nỗ lực cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Đây không chỉ là kết quả của một hay vài năm mà đó là kết quả của một hành trình kéo dài suốt 187 năm xây dựng và phát triển. Với những kết quả đã đạt được, hiện nay Tuyên Quang đã thoát khỏi tình trạng một tỉnh kém phát triển và đang trong hành trình phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc./.
Từ buổi sơ khai của lịch sử, nơi đây đã có người nguyên thủy sinh sống. Đất lành chim đậu, mảnh đất này đã thu hút các dòng người từ bốn phương tìm về tụ lại sinh sống. Từ thuở xa xưa, trong cùng một khu vực địa lý, cùng một hoàn cảnh lịch sử, các tộc người ở Tuyên Quang đã sát cánh, chung lưng cùng đổ mồ hôi, máu xương chống lại hiểm họa xâm lăng và thiên tai để kiến tạo, xây dựng, bảo vệ quê hương, cùng chung đúc nên truyền thống đoàn kết, yêu nước, cùng sáng tạo ra nền văn hóa hóa rực rỡ đa hương sắc.
Thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Tuyên Quang nằm trong Bộ Vũ Định của nước Văn Lang. Trong thời kỳ phong kiến, Tuyên Quang với tư cách một đơn vị hành chính lãnh thổ, có nhiều cách gọi khác nhau như châu, trấn (thời Trần); phủ (thời Minh); đạo, thừa tuyên, xứ (thời Lê), tỉnh (thời Nguyễn). Thời điểm đánh dấu sự thành lập tỉnh Tuyên Quang được tính từ năm Minh Mệnh thứ 12 (thời Nguyễn). Đó là vào tháng 10 năm Tân Mão, tức ngày 4 tháng 11 năm 1831, cách đây 187 năm, vua Minh Mệnh thực hiện cuộc cải cách hành chính Bắc Hà, chia 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Từ thời điểm này, danh xưng “tỉnh” chỉ một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương mới chính thức xuất hiện trong nền hành chính nước ta và tồn tại cho đến ngày nay.
Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đẩy mạnh xâm lược Việt Nam, nhân dân Tuyên Quang cùng với nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (ra đời 3/2/1930), nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang được biết đến là Thủ đô Khu giải phóng, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ ở và làm việc, lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là Thủ đô kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, 13/14 bộ và các ban, ngành, đoàn thể Trung ương để lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng: Xây dựng, bảo vệ Thủ đô kháng chiến, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tại nơi đây đã diễn ra các sự kiện trọng đại của Đảng, của cách mạng Việt Nam như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng; Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt; Đại hội liên minh nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Camphuchia... Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, đã có gần sáu năm Tuyên Quang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu ở và làm việc, vững tay chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ của chiến thắng vinh quang.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vừa xây dựng, bảo vệ quê hương, vừa tích cực chi viện cho tiền tuyến, cùng cả nước viết nên trang sử hào hùng Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua 187 năm hình thành và phát triển, mảnh đất Tuyên Quang đã chứng kiến và trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã kiên trì, bền bỉ, kiên cường, sáng tạo xây dựng quê hương Tuyên Quang giàu đẹp, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, năng động, sáng tạo, khơi dậy những tiềm năng, lợi thế, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo sự thay đổi lớn lao trên quê hương cách mạng: Tình hình kinh tế - xã hội liên tục phát triển, quốc phòng an ninh được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định.
Hiện nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân 14,08%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản [1]. Đời sống của nhân dân trong tỉnh được nâng lên, giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) năm 2017 đạt 36,2 triệu đồng/người/năm[2]. Tính đến tháng 9 năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 10.444,7 tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017; tổng sản lượng lương thực vụ Mùa đạt 16,5 vạn tấn, tổng 9 tháng ước đạt 31,8 vạn tấn, bằng 101,4% kế hoạch; toàn tỉnh trồng được 11.949 ha rừng, đạt 102% kế hoạch năm 2018; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước đạt 15.466,4 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa 9 tháng ước đạt 60,9 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.419,4 tỷ đồng[3].
Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng phát triển. Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hình thức BOT đang được triển khai thực hiện. Các công trình cầu, đường dẫn cầu Bình Ca, cầu Tình Húc, đường dọc 2 bên bờ sông Lô và nhiều công trình khác cũng đang được tập trung thi công, xây dựng.
Du lịch có bước phát triển, nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, truyền bá, liên kết phát triển du lịch được tổ chức thực hiện. Đến tháng 9 năm 2018, toàn tỉnh thu hút 1.566,9 nghìn lượt khách du lịch[4]. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang và quy hoạch tổng thể 3 khu du lịch: Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu du lịch sinh thái Na Hang. Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội lớn của tỉnh đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới thăm quan, du lịch.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt đạt 96,7%[5]. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã tạo việc làm cho 19.680 người, duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, có 98,76% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia...[6]
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền được nâng lên; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên; phương thức lãnh đạo của Đảng bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời được đổi mới theo hướng năng động sáng tạo, tập trung, quyết liệt, phân cấp hợp lý đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Toàn tỉnh hiện có 11 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 496 tổ chức cơ sở đảng, 3.483 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Năm 2017 có 54.251 đảng viên. Đảng viên có trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 26, thạc sĩ 1.020, đại học 14.339, cao đẳng 5.026; trình độ lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp 1.922, trung cấp 11.892[7].
Quốc phòng, an ninh được chú trọng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra những vấn đề phức tạp, góp phần vào sự ổn định chung của đất nước.
Những thành tựu nêu trên đã khẳng định sự nỗ lực cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Đây không chỉ là kết quả của một hay vài năm mà đó là kết quả của một hành trình kéo dài suốt 187 năm xây dựng và phát triển. Với những kết quả đã đạt được, hiện nay Tuyên Quang đã thoát khỏi tình trạng một tỉnh kém phát triển và đang trong hành trình phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc./.
[1] Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
[2] Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang: Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018
3 4 Tỉnh ủy Tuyên Quang: Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2018.
5 [6] Tỉnh ủy Tuyên Quang: Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2018.
[7] Tỉnh ủy Tuyên quang: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 Hội nghị Trung ương 6 khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Các tin liên quan:
- ❧ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM, NÊU GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY - Ngày đăng('12/11/2018 2:26:00 PM')
- ❧ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - Ngày đăng('12/11/2018 2:40:00 PM')
- ❧ NÂNG CAO NHẬN THỨC, TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ,TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA XII) - Ngày đăng('12/11/2018 2:41:00 PM')
- ❧ ĐƯA NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ BẢY KHÓA XII VÀO GIẢNG BÀI 3 CỦA PHẦN HỌC NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG Ở CƠ SỞ - Ngày đăng('8/25/2019 9:46:00 AM')
- ❧ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XII – KHÂU ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY VỀ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN - Ngày đăng('12/11/2018 2:57:00 PM')
- ❧ TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC QUÁN TRIỆT, HỌC TẬP CÁC VĂN KIỆN ĐẢNG TẠI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('8/25/2019 9:42:00 AM')
- ❧ TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - Ngày đăng('12/11/2018 3:16:00 PM')
- ❧ TRAO ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA BÀI Ở KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG, TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/11/2018 3:23:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG THAO GIẢNG, DỰ GIỜ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2018 - Ngày đăng('12/11/2018 3:26:00 PM')
- ❧ SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TRONG PHẦN HỌC I.1 "NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN" Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/11/2018 3:30:00 PM')
- ❧ XÃ LĂNG CAN, HUYỆN LÂM BÌNH TÍCH CỰC “VỀ ĐÍCH” TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - Ngày đăng('12/11/2018 3:42:00 PM')
- ❧ KHAI THÁC TIỀM NĂNG, PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN NA HANG - Ngày đăng('12/11/2018 3:45:00 PM')