Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2021 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1 năm 2021
Ngày Đăng:6/18/2021 9:30:00 AM Lượt xem: 926
QUÁN TRIỆT NHỮNG QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CÁN BỘ CỦA ĐẠI HỘI XIII
CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY PHẦN HỌC XÂY DỰNG ĐẢNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY PHẦN HỌC XÂY DỰNG ĐẢNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
Thạc sĩ Bùi Trung Dũng
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[1], “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[2]. Thực tiễn cũng đã chứng minh, cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đối với mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng; đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và Đảng ta cũng coi đây là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì đội ngũ cán bộ các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương phải không ngừng đổi mới, vươn lên nâng cao tầm trí tuệ để xứng đáng là “công bộc” của Nhân dân.
Đại hội XIII của Đảng ngoài Báo cáo chính trị- là báo cáo trung tâm, rất ít Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng có Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, Đại hội đã thảo luận, đề ra những định hướng, mục tiêu, bài học kinh nghiệm, nhiệm vụ, giải pháp…trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới, trong đó có những nhận thức mới, những điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng về cán bộ nói riêng. Là một giảng viên của khoa Xây dựng Đảng Trường Chính trị việc nghiên cứu, quán triệt những quan điểm trong văn kiện Đại hội XIII là những nội dung nghiên cứu rất thiết thực, gắn với công tác giảng dạy, nhất là những điểm mới, điểm nhấntrong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng về cán bộ nói riêng.
Qua quá trình nghiên cứu văn kiện Đại hội XIII đặc biệt là những điểm mới, điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng nói chung và về cán bộ nói riêng thì việc quán triệt nhữngquan điểm của Đại hội XIIIvào các bài giảng trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, nhất là các bài giảng thuộc phần học về xây dựng Đảng tại trường Chính trịlà rất cần thiết và cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất,cần nêu được thực trạng công tác cán bộ trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, đó là, “công tác cán bộ là “then chốt của then chốt” có nhiều đổi mới, đạt một số kết quả quan trọng. Việc chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, đã có tác động cảnh báo, răn đe và ngăn chặn. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm hơn”[3]. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành 12 quy định, quy chế, kết luận về công tác cán bộ, trong đó có một số quy định sau khi tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực, như Quy định 102-QĐ/TWngày 15/11/2017 về xử lý đảng viên vi phạm; Quy định 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017, Quy định 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ...Tuy nhiên, công tác cán bộ còn một số hạn chế, “việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn chậm, có nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng; chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc”[4]. “Việc thực hiện một số nội dung trong các khâu của công tác cán bộ ở một số nơi còn hình thức. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”[5].
Thứ hai, xây dựng Đảng về cán bộ được ghi nhận là một nội dung của bài học kinh nghiệm đầu tiên về xây dựng Đảng, hệ thống chính trịtrong 5 bài học kinh nghiệm“công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”[6]. Đại hội XIIĐảng ta bổ sung xây dựng Đảng về đạo đức, ngang với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đến Đại hội XIII lần này, ngoài nhấn mạnh bốn mặt xây dựng Đảng của Đại hội XII, bổ sungthêm xây dựng Đảng về cán bộ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đây là bước phát triển về nhận thức của Đảng ta.Đưa công tác xây dựng Đảng về cán bộ ngang tầm với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đây là sự bổ sung, phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn của Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng toàn diện, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng về cán bộ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Bài học kinh nghiệm này được rút ra từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII,cụ thể hơn: “Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”[7].“Trách nhiệm nêu gương” không phải là vấn đề mới, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đặc biệt là vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản về nêu gương, gần đây nhất là Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đại hội XIII đã nâng xây dựng Đảng về cán bộ, trong đó trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược thành kinh nghiệm quý báu trong xây dựng Đảng. Điều đó, thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ đức, đủ tài ngang tầm nhiệm vụ.
Thứ ba, về yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, Đại hội XIII xác định:“Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ”[8].Đại hội XIII lần này, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược với những tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể với “ba có, bẩy dám, một là” (Ba có: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu. Bẩy dám: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung. Một là: là hạt nhân đoàn kết). Ở mỗi thời kỳ khác nhau thì yêu cầu về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ có sự điều chỉnh khác nhau để phù hợp với xu thế phát triển chung. Nói cách khác, cán bộ ở thời kỳ nào phải đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế thì bên cạnh những tiêu chuẩn chung, cơ bản đã nêu tại Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, đội ngũ cán bộ cần chú ý trau dồi nâng cao hơn nữa những yếu tố về đạo đức, năng lực nổi bất và bản lĩnh chính trị vững vàng trước những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; không để bản thân bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thứ tư, về trách nhiệm của người đứng đầu và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Đại hội XIII xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”[9]và “Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác và nghỉ hưu”[10].Trong mỗi cấp ủy, tổ chức đảng hoặc địa phương, cơ quan, đơn vị… có thể có nhiều thành viên trong ban lãnh đạo, nhưng người đứng đầu thì chỉ có một. Người đứng đầu tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị được xác định là người cầm lái để đưa đoàn tàu tới đích nên có vai trò định hướng, chi phối quan trọng và trong những thời điểm cụ thể, đóng vai trò quyết định đến chiều hướng phát triển cũng như kết quả hoạt động của tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Người đứng đầu là người chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp trên. Xác định trách nhiệm người đứng đầu là biện pháp tốt nhất, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” . Vì vậy, việc lựa chọn và bố trí đúng người đứng đầu ở mỗi cấp ủy, tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng của công tác cán bộ.Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhưng không làm thay tập thể trong công tác cán bộ. Người đứng đầu chỉ có vai trò quyết định, trực tiếp trong quản lý và sử dụng đối với cán bộ thuộc phạm vi phụ trách. Việc xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ nhằm trao quyền, cũng như tăng cường tính chủ động của người đứng đầu trong việc tuyển dụng, trả lương, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức dưới quyền trong cơ quan. Người đứng đầu phải được xác định rõ cơ chế trách nhiệm và vị trí trong tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện được các quy định này, sẽ xác định rõ quyền, trách nhiệm, mối quan hệ giữa người đứng đầu và tập thể ban lãnh đạo, từ đó tránh trường hợp thành tích thì nhận về người đứng đầu, còn thiếu sót, khuyết điểm thuộc về tập thể. Ví dụ: Ở cấp tỉnh, ban thường vụ tỉnh, thành ủy chỉ quản lý đối với cấp trưởng các ban, sở, ngành, bí thư cấp ủy cấp huyện, chủ tịch huyện, thị xã, thành phố trực thuộc và bí thư đảng ủy trực thuộc. Áp dụng nguyên tắc cấp trên chỉ quản lý cán bộ cấp dưới một cấp để bảo đảm cấp quản lý phải nắm chắc được cán bộ do mình quản lý. Đồng thời, thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực theo Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị để tránh lạm quyền trong thực thi công vụ của người đứng đầu. Ở nước ta trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nên đa phần cán bộ, công chức là đảng viên. Do đó, bảo đảm sự tương thích, đồng bộ trong các quy định về kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm là tất yếu khách quan, trong nhiệm kỳ 2020- 2025, Đảng và Nhà nước ta đặt ra nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định và pháp luật hiện hành.
Ngoài những lưu ý trên khi đưa những quan điểm trong công tác xây dựng Đảng về cán bộ của Đại hội XIII của Đảng vào bài giảng thuộc phần học xây dựng Đảng đòi hỏi mỗi giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, học tập, vận dụng, đưa những nội dung của văn kiện Đại hội XIII vào từng bài giảng, phần học, phù hợp với từng đối tượng người học. Đồng thời, kết hợp sáng tạo với phương pháp giảng dạy tích cực và phương tiện dạy học, giúp người học nắm chắc, nắm vững những quan điểm của xây dựng Đảng về cán bộ, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống./.
Đại hội XIII của Đảng ngoài Báo cáo chính trị- là báo cáo trung tâm, rất ít Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng có Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, Đại hội đã thảo luận, đề ra những định hướng, mục tiêu, bài học kinh nghiệm, nhiệm vụ, giải pháp…trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới, trong đó có những nhận thức mới, những điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng về cán bộ nói riêng. Là một giảng viên của khoa Xây dựng Đảng Trường Chính trị việc nghiên cứu, quán triệt những quan điểm trong văn kiện Đại hội XIII là những nội dung nghiên cứu rất thiết thực, gắn với công tác giảng dạy, nhất là những điểm mới, điểm nhấntrong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng Đảng về cán bộ nói riêng.
Qua quá trình nghiên cứu văn kiện Đại hội XIII đặc biệt là những điểm mới, điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng nói chung và về cán bộ nói riêng thì việc quán triệt nhữngquan điểm của Đại hội XIIIvào các bài giảng trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, nhất là các bài giảng thuộc phần học về xây dựng Đảng tại trường Chính trịlà rất cần thiết và cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất,cần nêu được thực trạng công tác cán bộ trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, đó là, “công tác cán bộ là “then chốt của then chốt” có nhiều đổi mới, đạt một số kết quả quan trọng. Việc chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, đã có tác động cảnh báo, răn đe và ngăn chặn. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm hơn”[3]. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành 12 quy định, quy chế, kết luận về công tác cán bộ, trong đó có một số quy định sau khi tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực, như Quy định 102-QĐ/TWngày 15/11/2017 về xử lý đảng viên vi phạm; Quy định 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017, Quy định 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ...Tuy nhiên, công tác cán bộ còn một số hạn chế, “việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn chậm, có nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng; chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc”[4]. “Việc thực hiện một số nội dung trong các khâu của công tác cán bộ ở một số nơi còn hình thức. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”[5].
Thứ hai, xây dựng Đảng về cán bộ được ghi nhận là một nội dung của bài học kinh nghiệm đầu tiên về xây dựng Đảng, hệ thống chính trịtrong 5 bài học kinh nghiệm“công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”[6]. Đại hội XIIĐảng ta bổ sung xây dựng Đảng về đạo đức, ngang với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đến Đại hội XIII lần này, ngoài nhấn mạnh bốn mặt xây dựng Đảng của Đại hội XII, bổ sungthêm xây dựng Đảng về cán bộ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đây là bước phát triển về nhận thức của Đảng ta.Đưa công tác xây dựng Đảng về cán bộ ngang tầm với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đây là sự bổ sung, phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn của Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng toàn diện, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng về cán bộ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Bài học kinh nghiệm này được rút ra từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII,cụ thể hơn: “Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”[7].“Trách nhiệm nêu gương” không phải là vấn đề mới, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đặc biệt là vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản về nêu gương, gần đây nhất là Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đại hội XIII đã nâng xây dựng Đảng về cán bộ, trong đó trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược thành kinh nghiệm quý báu trong xây dựng Đảng. Điều đó, thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ đức, đủ tài ngang tầm nhiệm vụ.
Thứ ba, về yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, Đại hội XIII xác định:“Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ”[8].Đại hội XIII lần này, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược với những tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể với “ba có, bẩy dám, một là” (Ba có: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu. Bẩy dám: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung. Một là: là hạt nhân đoàn kết). Ở mỗi thời kỳ khác nhau thì yêu cầu về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ có sự điều chỉnh khác nhau để phù hợp với xu thế phát triển chung. Nói cách khác, cán bộ ở thời kỳ nào phải đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế thì bên cạnh những tiêu chuẩn chung, cơ bản đã nêu tại Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, đội ngũ cán bộ cần chú ý trau dồi nâng cao hơn nữa những yếu tố về đạo đức, năng lực nổi bất và bản lĩnh chính trị vững vàng trước những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; không để bản thân bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thứ tư, về trách nhiệm của người đứng đầu và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Đại hội XIII xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”[9]và “Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác và nghỉ hưu”[10].Trong mỗi cấp ủy, tổ chức đảng hoặc địa phương, cơ quan, đơn vị… có thể có nhiều thành viên trong ban lãnh đạo, nhưng người đứng đầu thì chỉ có một. Người đứng đầu tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị được xác định là người cầm lái để đưa đoàn tàu tới đích nên có vai trò định hướng, chi phối quan trọng và trong những thời điểm cụ thể, đóng vai trò quyết định đến chiều hướng phát triển cũng như kết quả hoạt động của tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Người đứng đầu là người chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp trên. Xác định trách nhiệm người đứng đầu là biện pháp tốt nhất, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” . Vì vậy, việc lựa chọn và bố trí đúng người đứng đầu ở mỗi cấp ủy, tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng của công tác cán bộ.Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhưng không làm thay tập thể trong công tác cán bộ. Người đứng đầu chỉ có vai trò quyết định, trực tiếp trong quản lý và sử dụng đối với cán bộ thuộc phạm vi phụ trách. Việc xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ nhằm trao quyền, cũng như tăng cường tính chủ động của người đứng đầu trong việc tuyển dụng, trả lương, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức dưới quyền trong cơ quan. Người đứng đầu phải được xác định rõ cơ chế trách nhiệm và vị trí trong tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện được các quy định này, sẽ xác định rõ quyền, trách nhiệm, mối quan hệ giữa người đứng đầu và tập thể ban lãnh đạo, từ đó tránh trường hợp thành tích thì nhận về người đứng đầu, còn thiếu sót, khuyết điểm thuộc về tập thể. Ví dụ: Ở cấp tỉnh, ban thường vụ tỉnh, thành ủy chỉ quản lý đối với cấp trưởng các ban, sở, ngành, bí thư cấp ủy cấp huyện, chủ tịch huyện, thị xã, thành phố trực thuộc và bí thư đảng ủy trực thuộc. Áp dụng nguyên tắc cấp trên chỉ quản lý cán bộ cấp dưới một cấp để bảo đảm cấp quản lý phải nắm chắc được cán bộ do mình quản lý. Đồng thời, thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực theo Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị để tránh lạm quyền trong thực thi công vụ của người đứng đầu. Ở nước ta trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nên đa phần cán bộ, công chức là đảng viên. Do đó, bảo đảm sự tương thích, đồng bộ trong các quy định về kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm là tất yếu khách quan, trong nhiệm kỳ 2020- 2025, Đảng và Nhà nước ta đặt ra nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định và pháp luật hiện hành.
Ngoài những lưu ý trên khi đưa những quan điểm trong công tác xây dựng Đảng về cán bộ của Đại hội XIII của Đảng vào bài giảng thuộc phần học xây dựng Đảng đòi hỏi mỗi giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, học tập, vận dụng, đưa những nội dung của văn kiện Đại hội XIII vào từng bài giảng, phần học, phù hợp với từng đối tượng người học. Đồng thời, kết hợp sáng tạo với phương pháp giảng dạy tích cực và phương tiện dạy học, giúp người học nắm chắc, nắm vững những quan điểm của xây dựng Đảng về cán bộ, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống./.
[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H.2011, t.5, tr.309
[2] Sđd, t.5, tr.280
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB CTQG Sự thật, Hà Nội 2021, t.1, tr.75
[4],Sđd, t.1, tr.95
[5] Sđd, t.1, tr.94-95
[6]Sđd, t.1, tr.95
[7] Sđd, t.1, tr.96
[8] Sđd, t.1, tr.187
[9] Sđd, t.1, tr.187
[10] Sđd, t.1, tr.187 - 188
Các tin liên quan:
- ❧ KHÔNG NGỪNG CHĂM LO CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/18/2021 8:22:00 AM')
- ❧ TIẾP TỤC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 64 NĂM CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/18/2021 8:32:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/18/2021 8:39:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/18/2021 8:44:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ NỘI DUNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC PHẦN HỌC CỦA KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG - Ngày đăng('6/18/2021 8:50:00 AM')
- ❧ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ - Ngày đăng('6/18/2021 8:53:00 AM')
- ❧ TỰ VỆ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG VỚI TRUYỀN THỐNG 86 NĂM CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ - Ngày đăng('6/18/2021 8:57:00 AM')
- ❧ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TUYÊN BỐ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG (DOC) VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY - Ngày đăng('6/18/2021 9:01:00 AM')
- ❧ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TẠI HUYỆN LÂM BÌNH - Ngày đăng('6/18/2021 9:09:00 AM')
- ❧ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/18/2021 9:20:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SAU THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG SÁP NHẬP THÔN TẠI XÃ THÁI BÌNH, HUYỆN YÊN SƠN - Ngày đăng('6/18/2021 9:24:00 AM')
- ❧ KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN - ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 - Ngày đăng('6/18/2021 9:29:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Ngày đăng('6/18/2021 9:46:00 AM')
- ❧ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA NHÂN DÂN TRONG CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026 - Ngày đăng('6/18/2021 10:08:00 AM')