Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2022 >> Số 1 năm 2022
Ngày Đăng:3/22/2022 11:12:00 AM Lượt xem: 703
Cán bộ, đảng viên cần không ngừng học tập và làm theo phong cách gần dân của chủ tịch Hồ Chí Minh
Ths, GVC Trần Thị Mai Thu
Khoa Nhà nước và pháp luật
Khoa Nhà nước và pháp luật
Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn của Hồ Chí Minh, được thể hiện trong mọi lĩnh vực cuộc sống và hoạt động của Bác. Phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phong cách làm việc mẫu mực của một lãnh tụ, của một nhà khoa học chân chính. Từ quan điểm mọi quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân đã làm cho phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang sắc thái riêng của một vĩ nhân, đó là phong cách làm việc của người có 24 năm trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước luôn gần dân, trọng dân, tất cả vì nhân dân phục vụ, để mỗi cán bộ lãnh đạo có thể học tập và làm theo.
Nói về phong cách làm việc gần dân của Bác thì cần nhiều thời gian và giấy mực. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ xin nêu một số điểm chính trong phong cách gần dân của Bác để giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiểu rõ hơn và ra sức phấn đấu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng, xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đó là:
Thứ nhất, thường xuyên tiếp xúc, làm việc với quần chúng nhân dân.
Để có phong cách làm việc gần dân, Bác yêu cầu cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc làm việc với quần chúng nhân dân. Bởi có như vậy, người cán bộ mới nắm được tâm tư nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của nhân dân. Qua tiếp xúc, đối thoại để kịp thời lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình, xây dựng của quần chúng nhân dân. Bác nói: “Khi làm việc với quần chúng, cần phải nắm vững tình hình quần chúng, phải phân loại quần chúng để có biện pháp làm việc hiệu quả”[1]. Ở Bác, ranh giới giữa người đứng đầu nhà nước đã bị xóa nhòa, hòa vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của từng đối tượng nhân dân trong xã hội với những hành động, cử chỉ gần gũi, thân mật, giản dị, thân thương không phải ai cũng làm được.
Thứ hai, gần dân trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.
Phong cách làm việc gần dân đã trở thành bản chất trong phong cách lãnh đạo của Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hòa bình, Hồ Chí Minh cũng luôn hướng về nhân dân, đến với dân, hòa mình với nhân dân để hiểu dân, kịp thời có những chủ trương, quyết sách hợp với lòng dân, giải quyết những bức xúc của dân. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sáng 3-9-1945, Bác chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời và cùng ngày, Bác ra thông báo kế hoạch tiếp nhân dân. Giữa bộn bề công việc của những ngày đầu xây dựng nền dân chủ cộng hòa, đất nước đang bị đe dọa bởi nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để tiếp các tầng lớp nhân dân: “Từ năm nay, tôi sẽ rất vui lòng tiếp chuyện các đại biểu của các đoàn thể, như: Văn hóa giới, Công giáo, Công hội, Thanh niên, Hoa kiều, Công chức, Phật giáo, Nông hội, Phụ nữ, Nhi đồng”[2].
Thứ ba, luôn tôn trọng nhân dân, coi lợi ích của nhân dân là trên hết.
Phong cách làm việc gần dân của Bác luôn gắn liền với thực hành dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Trước khi quyết định vấn đề gì, cũng đều cẩn thận hỏi lại những người giúp việc và cơ quan đã giúp mình chuẩn bị công việc. Giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước 24 năm (từ năm 1945 đến năm 1969) nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ hành xử với nhân dân và cấp dưới như một người có quyền. Người luôn tôn trọng nhân dân, coi nhân dân là chủ, còn mình chỉ là người đày tớ trung thành của nhân dân, phục vụ Nhân dân.
Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị hiện nay cần phải thường xuyên gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng cũng như những bức xúc của nhân dân để kịp thời giải quyết hợp lòng dân. Đấu tranh với những tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm. Mỗi cán bộ, đảng viên cần gương mẫu từ lời nói đến việc làm trước nhân dân; nghiêm túc, trân trọng và tiếp thu những ý kiến góp ý của nhân dân để khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Có thể nói rằng, việc học tập phong cách gần dân của Bác phải được thể hiện qua việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, công chức, viên chức mà trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và thực hiện nghi thức tịch điền cùng nhân dân tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn vào sáng ngày 07/02/2022 tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Hoạt động này cho thấy tác phong làm việc gần dân, quan tâm đến phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân của người đứng đầu đất nước. Ở Tuyên Quang, thực hiện Đề án số 02 ngày 23/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội”, thực hiện nội dung 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa lãnh đạo tỉnh, huyện, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang với người dân; hướng dẫn, động viên nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động, sản xuất, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới. Bằng những hoạt động thiết thực, hướng về cơ sở, góp phần thực hiện có hiệu quả các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tấm gương đạo đức và phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là chuẩn mực và định hướng giá trị trong giáo dục, rèn luyện đạo đức, phong cách cho các thế hệ người Việt Nam. Gần dân- đó chính là thông điệp của lịch sử, là những lời nhắn gửi giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, thấm thía của Bác đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của nhân dân qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Tài liệu tham khảo :
Nói về phong cách làm việc gần dân của Bác thì cần nhiều thời gian và giấy mực. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ xin nêu một số điểm chính trong phong cách gần dân của Bác để giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiểu rõ hơn và ra sức phấn đấu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng, xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đó là:
Thứ nhất, thường xuyên tiếp xúc, làm việc với quần chúng nhân dân.
Để có phong cách làm việc gần dân, Bác yêu cầu cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc làm việc với quần chúng nhân dân. Bởi có như vậy, người cán bộ mới nắm được tâm tư nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của nhân dân. Qua tiếp xúc, đối thoại để kịp thời lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình, xây dựng của quần chúng nhân dân. Bác nói: “Khi làm việc với quần chúng, cần phải nắm vững tình hình quần chúng, phải phân loại quần chúng để có biện pháp làm việc hiệu quả”[1]. Ở Bác, ranh giới giữa người đứng đầu nhà nước đã bị xóa nhòa, hòa vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của từng đối tượng nhân dân trong xã hội với những hành động, cử chỉ gần gũi, thân mật, giản dị, thân thương không phải ai cũng làm được.
Thứ hai, gần dân trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.
Phong cách làm việc gần dân đã trở thành bản chất trong phong cách lãnh đạo của Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hòa bình, Hồ Chí Minh cũng luôn hướng về nhân dân, đến với dân, hòa mình với nhân dân để hiểu dân, kịp thời có những chủ trương, quyết sách hợp với lòng dân, giải quyết những bức xúc của dân. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sáng 3-9-1945, Bác chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời và cùng ngày, Bác ra thông báo kế hoạch tiếp nhân dân. Giữa bộn bề công việc của những ngày đầu xây dựng nền dân chủ cộng hòa, đất nước đang bị đe dọa bởi nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để tiếp các tầng lớp nhân dân: “Từ năm nay, tôi sẽ rất vui lòng tiếp chuyện các đại biểu của các đoàn thể, như: Văn hóa giới, Công giáo, Công hội, Thanh niên, Hoa kiều, Công chức, Phật giáo, Nông hội, Phụ nữ, Nhi đồng”[2].
Thứ ba, luôn tôn trọng nhân dân, coi lợi ích của nhân dân là trên hết.
Phong cách làm việc gần dân của Bác luôn gắn liền với thực hành dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Trước khi quyết định vấn đề gì, cũng đều cẩn thận hỏi lại những người giúp việc và cơ quan đã giúp mình chuẩn bị công việc. Giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước 24 năm (từ năm 1945 đến năm 1969) nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ hành xử với nhân dân và cấp dưới như một người có quyền. Người luôn tôn trọng nhân dân, coi nhân dân là chủ, còn mình chỉ là người đày tớ trung thành của nhân dân, phục vụ Nhân dân.
Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị hiện nay cần phải thường xuyên gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng cũng như những bức xúc của nhân dân để kịp thời giải quyết hợp lòng dân. Đấu tranh với những tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm. Mỗi cán bộ, đảng viên cần gương mẫu từ lời nói đến việc làm trước nhân dân; nghiêm túc, trân trọng và tiếp thu những ý kiến góp ý của nhân dân để khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Có thể nói rằng, việc học tập phong cách gần dân của Bác phải được thể hiện qua việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, công chức, viên chức mà trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và thực hiện nghi thức tịch điền cùng nhân dân tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn vào sáng ngày 07/02/2022 tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Hoạt động này cho thấy tác phong làm việc gần dân, quan tâm đến phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân của người đứng đầu đất nước. Ở Tuyên Quang, thực hiện Đề án số 02 ngày 23/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội”, thực hiện nội dung 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa lãnh đạo tỉnh, huyện, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang với người dân; hướng dẫn, động viên nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động, sản xuất, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới. Bằng những hoạt động thiết thực, hướng về cơ sở, góp phần thực hiện có hiệu quả các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tấm gương đạo đức và phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là chuẩn mực và định hướng giá trị trong giáo dục, rèn luyện đạo đức, phong cách cho các thế hệ người Việt Nam. Gần dân- đó chính là thông điệp của lịch sử, là những lời nhắn gửi giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, thấm thía của Bác đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của nhân dân qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Tài liệu tham khảo :
- Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, tập 5.
- Đề án số 02 ngày 23/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội”.
Các tin liên quan:
- ❧ Chủ động triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 - Ngày đăng('3/22/2022 11:14:00 AM')
- ❧ Sự kế thừa và phát triển quan điểm của Đảng về văn hóa, con người Việt Nam: Từ hội nghị văn hoá toàn quốc năm 1946 đến hội nghị văn hóa toàn quốc khóa XIII - Ngày đăng('3/22/2022 11:13:00 AM')
- ❧ Đổi mới các phương pháp đánh giá cán bộ hiện nay - Ngày đăng('3/22/2022 11:11:00 AM')
- ❧ Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới theo Đề án số 03-ĐA/TU ngày 12/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('3/22/2022 11:09:00 AM')
- ❧ Một số điểm mới trong Quy chế Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị (Ban hành tại Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - Ngày đăng('3/22/2022 11:08:00 AM')
- ❧ Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('3/22/2022 11:07:00 AM')
- ❧ Một số trao đổi khi giảng dạy Học phần Quản lý hành chính Nhà nước thuộc chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Ngày đăng('3/22/2022 11:05:00 AM')
- ❧ Cần thúc đầy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('3/22/2022 11:06:00 AM')
- ❧ Bảo tồn, phát huy các giá văn hóa dân tộc thiểu số huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('3/22/2022 11:03:00 AM')
- ❧ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('3/22/2022 11:02:00 AM')
- ❧ Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Ngày đăng('3/22/2022 11:01:00 AM')
- ❧ Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ban Thanh tra nhân dân Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang - Ngày đăng('3/22/2022 11:00:00 AM')
- ❧ Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài của Hội khuyến học Trường Chính trị tỉnh - Ngày đăng('3/22/2022 11:00:00 AM')
- ❧ Chi đoàn thanh niên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang vượt khó trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 - Ngày đăng('3/22/2022 10:59:00 AM')