Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2022 >> Số 3 năm 2022
Ngày Đăng:12/24/2022 10:15:00 AM Lượt xem: 462
XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TẠO BƯỚC ĐỘT PHÁ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CHIÊM HOÁ
Ths. Chu Thị Diễm Hương
Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và với tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã rất coi trong phát triển du lịch, bởi du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan. Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, mang lại thu nhập thường xuyên cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Vì thế du lịch được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XVII của tỉnh “đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng”
Chiêm Hoá là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh thắng, di sản văn hoá được xếp hạng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế du lịch. Toàn huyện có 140 di tích, gồm 117 di tích lịch sử cách mạng, 6 di tích kiến trúc nghệ thuật, 14 danh thắng và 2 di tích khảo cổ 1 bảo vệt quốc gia phân bổ tại 22 xã, thị trấn. Trong đó có 46 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 66 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Cùng với truyền thống lịch sử dân tộc, Chiêm Hoá còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống độc đáo của nhân dân các dân tộc. Dân tộc Tày có làn điệu hát then, cọi, quan làng; dân tộc Dao có làn điệu hát Páo Dung, lễ Cấp sắc; dân tộc Mông có múa khèn, sáo, đàn môi, khèn lá….Trong đó nghi lễ hát Then đã được UNESCO công nhận là văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022, lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày, hát Páo Dung của dân tộc Dao được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Hàng năm trên địa bàn huyện có nhiều lễ truyền thống từ huyện đến cơ sở. Nhắc đến Chiêm Hoá không thể không nhắc đến thác Bản Ba, xã Trung Hà, danh thắng nối tiếng với những tầng thác đẹp.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của du lịch và căn cứ tiềm năng, thế mạnh về du lịch của huyện, Văn kiện đại hội dại biểu Đảng bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XXII xác định: “Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện” là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Cụ thể hóa chủ trương trên, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2021 về “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch; thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện giai đoạn 2021 – 2025”. Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo thương hiệu du lịch riêng có của huyện để thu hút khách du lịch và làm cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2025”, theo đó huyện đã chủ trương xây dựng 2 sản phẩm du lịch đặc trưng đó là: xây dựng khu du lịch sinh thái thác Bản Ba gắn với du lịch cộng đồng tại xã Trung Hà trở thành điểm du lịch trọng tâm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Triển khai xây dựng trên 20 cơ sở lưu trú (trong đó: 01 khách sạn nghỉ dưỡng 3 sao; 05 Homestay đạt OCOP 3 sao, 02 Homestay đạt OCOP 4 sao). Để thu hút trên 70.000 lượt khách thăm quan và tạo việc làm cho trên 500 lao động. Lấy Lễ hội Lồng Tông mùng 8 tháng Giêng hằng năm của huyện làm trung tâm, tổ chức ít nhất 8 -10 sự kiện văn hóa từ ngày mùng 04 đến hết ngày 15 tháng Giêng để tạo chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ lễ hội Lồng Tông dịp đầu xuân năm mới (04 lễ hội cấp xã và từ 4-6 sự kiện văn hóa); đăng ký và được công nhận ít nhất 01 kỷ lục Việt Nam gắn với Lễ hội và từ 3 - 5 món ăn đặc sản huyện Chiêm Hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, từ năm 2021 đến tháng 10 năm 2022, huyện đã chỉ đạo triển khai quyết liệt và đã hoàn thành một số nội dung theo kế hoạch như: xây dựng cổng làng văn hóa du lịch Bản Ba; phục dựng lễ hội Giã cốm dân tộc Tày xã Trung Hà; thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch; trồng 1,6 km hoa sim tạo cảnh quan trong thôn; tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết minh cho các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng và hoàn thành 03 ngôi nhà Homestay.
Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch xây dựng sản phẩm đặc trưng về du lịch trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Chiêm Hoá cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch huyện Chiêm Hóa trong và ngoài tỉnh bằng phương pháp truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại (ứng dụng công nghệ 4.0 trong các hoạt động truyền thông, sử dụng mạng xã hội...): Phát triển marketing điện tử, xây dựng cuốn cẩm nang du lịch điện tử, sản xuất video quảng bá du lịch, tổ chức cuộc thi ảnh, thiết kế, lắp đặt biển quảng bá du lịch trên địa bàn, tổ chức các hội thảo xúc tiến du lịch, thành lập Website du lịch Chiêm Hóa; phối hợp với các đài truyền hình tỉnh, trung ương đưa tin, bài, phóng sự về du lịch huyện; tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch tại các điểm du lịch để Chiêm Hóa là điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ du lịch, từng bước thực hiện công tác quy hoạch các điểm du lịch như: Thác Lụa, xã Hòa Phú, các điểm du lịch cộng đồng tại xã Tân An, Hà Lang, Kim Bình, Hùng Mỹ.
Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch: Xây dựng các điểm du lịch, hệ thống đường giao thông, cấp điện, nước, viễn thông, nâng cấp các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư xây dựng, khai thác phát triển du lịch.
Thứ ba, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn du lịch cho các công chức, các hộ kinh doanh du lịch, trong đó trú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại điểm với những kiến thức, kỹ năng quản lý, giao tiếp, đưa, đón khách, hướng dẫn, thuyết minh, phục vụ ăn uống, lưu trú; kiến thức liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để phục vụ du khách.
Cử cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch từ huyện đến cơ sở tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý du lịch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp tập huấn hướng dẫn viên và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm cho các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch.
Tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch cấp huyện, xã và các hộ gia đình làm dịch vụ du lịch đi học tập kinh nghiệm những mô hình tốt, cách làm hay về phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương trong và ngoài tỉnh hoạt động hiệu quả phù hợp với mô hình tại địa phương.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn để phục vụ công tác phát triển du lịch: Sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết của dân tộc cho thế hệ trẻ. Sưu tầm và xuất bản sách các bài hát then, cọi, phongslư của dân tộc Tày, Páo dung của dân tộc Dao, các câu chuyện cổ. Phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc: Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Dao, Pà Thẻn, tục Giã Cốm của dân tộc Tày. các phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt tại các điểm du lịch cộng đồng.
Chỉ đạo các xã Tân An, Hùng Mỹ, Kim Bình, Hòa Phú, Hà Lang từng bước xây dựng điểm du lịch cộng gắn với việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn; xây dựng các dịch vụ du lịch Homestay gắn với không gian văn hóa truyền thống và trải nghiệm lao động sản xuất tại địa phương.
Thứ năm, lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch tại địa phương như: Dự án xây dựng điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba, xã Trung Hà; Dự án thu hút đầu tư xây dựng điểm dừng chân Đèo Gà gắn với không gian trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm du lịch, sản phẩm OCOP địa phương; dự án xây dựng điểm du lịch sinh thái thác Lụa, xã Hòa Phú, dự án điểm du lịch lịch sử xã Kim Bình, khu dịch vụ tổng hợp Soi Gà thị trấn Vĩnh Lộc.
Thực hiện công tác xã hội hoá trong tổ chức các lễ hội truyền thống, sự kiện văn hóa, xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, Homestay) tại các điểm du lịch, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, sản phẩm lưu niệm du lịch...
Thứ sáu, đảm bảo môi trường du lịch bằng việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về gìn giữ bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trong việc xử lý các loại chất thải phát sinh, khắc phục tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Khai thác bền vững tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chiêm Hoá là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh thắng, di sản văn hoá được xếp hạng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế du lịch. Toàn huyện có 140 di tích, gồm 117 di tích lịch sử cách mạng, 6 di tích kiến trúc nghệ thuật, 14 danh thắng và 2 di tích khảo cổ 1 bảo vệt quốc gia phân bổ tại 22 xã, thị trấn. Trong đó có 46 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 66 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Cùng với truyền thống lịch sử dân tộc, Chiêm Hoá còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống độc đáo của nhân dân các dân tộc. Dân tộc Tày có làn điệu hát then, cọi, quan làng; dân tộc Dao có làn điệu hát Páo Dung, lễ Cấp sắc; dân tộc Mông có múa khèn, sáo, đàn môi, khèn lá….Trong đó nghi lễ hát Then đã được UNESCO công nhận là văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2022, lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày, hát Páo Dung của dân tộc Dao được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Hàng năm trên địa bàn huyện có nhiều lễ truyền thống từ huyện đến cơ sở. Nhắc đến Chiêm Hoá không thể không nhắc đến thác Bản Ba, xã Trung Hà, danh thắng nối tiếng với những tầng thác đẹp.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của du lịch và căn cứ tiềm năng, thế mạnh về du lịch của huyện, Văn kiện đại hội dại biểu Đảng bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XXII xác định: “Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện” là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Cụ thể hóa chủ trương trên, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2021 về “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch; thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện giai đoạn 2021 – 2025”. Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo thương hiệu du lịch riêng có của huyện để thu hút khách du lịch và làm cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2025”, theo đó huyện đã chủ trương xây dựng 2 sản phẩm du lịch đặc trưng đó là: xây dựng khu du lịch sinh thái thác Bản Ba gắn với du lịch cộng đồng tại xã Trung Hà trở thành điểm du lịch trọng tâm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Triển khai xây dựng trên 20 cơ sở lưu trú (trong đó: 01 khách sạn nghỉ dưỡng 3 sao; 05 Homestay đạt OCOP 3 sao, 02 Homestay đạt OCOP 4 sao). Để thu hút trên 70.000 lượt khách thăm quan và tạo việc làm cho trên 500 lao động. Lấy Lễ hội Lồng Tông mùng 8 tháng Giêng hằng năm của huyện làm trung tâm, tổ chức ít nhất 8 -10 sự kiện văn hóa từ ngày mùng 04 đến hết ngày 15 tháng Giêng để tạo chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ lễ hội Lồng Tông dịp đầu xuân năm mới (04 lễ hội cấp xã và từ 4-6 sự kiện văn hóa); đăng ký và được công nhận ít nhất 01 kỷ lục Việt Nam gắn với Lễ hội và từ 3 - 5 món ăn đặc sản huyện Chiêm Hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, từ năm 2021 đến tháng 10 năm 2022, huyện đã chỉ đạo triển khai quyết liệt và đã hoàn thành một số nội dung theo kế hoạch như: xây dựng cổng làng văn hóa du lịch Bản Ba; phục dựng lễ hội Giã cốm dân tộc Tày xã Trung Hà; thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch; trồng 1,6 km hoa sim tạo cảnh quan trong thôn; tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết minh cho các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng và hoàn thành 03 ngôi nhà Homestay.
Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch xây dựng sản phẩm đặc trưng về du lịch trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Chiêm Hoá cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch huyện Chiêm Hóa trong và ngoài tỉnh bằng phương pháp truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại (ứng dụng công nghệ 4.0 trong các hoạt động truyền thông, sử dụng mạng xã hội...): Phát triển marketing điện tử, xây dựng cuốn cẩm nang du lịch điện tử, sản xuất video quảng bá du lịch, tổ chức cuộc thi ảnh, thiết kế, lắp đặt biển quảng bá du lịch trên địa bàn, tổ chức các hội thảo xúc tiến du lịch, thành lập Website du lịch Chiêm Hóa; phối hợp với các đài truyền hình tỉnh, trung ương đưa tin, bài, phóng sự về du lịch huyện; tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch tại các điểm du lịch để Chiêm Hóa là điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ du lịch, từng bước thực hiện công tác quy hoạch các điểm du lịch như: Thác Lụa, xã Hòa Phú, các điểm du lịch cộng đồng tại xã Tân An, Hà Lang, Kim Bình, Hùng Mỹ.
Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch: Xây dựng các điểm du lịch, hệ thống đường giao thông, cấp điện, nước, viễn thông, nâng cấp các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư xây dựng, khai thác phát triển du lịch.
Thứ ba, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn du lịch cho các công chức, các hộ kinh doanh du lịch, trong đó trú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại điểm với những kiến thức, kỹ năng quản lý, giao tiếp, đưa, đón khách, hướng dẫn, thuyết minh, phục vụ ăn uống, lưu trú; kiến thức liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để phục vụ du khách.
Cử cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch từ huyện đến cơ sở tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý du lịch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp tập huấn hướng dẫn viên và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm cho các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch.
Tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch cấp huyện, xã và các hộ gia đình làm dịch vụ du lịch đi học tập kinh nghiệm những mô hình tốt, cách làm hay về phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương trong và ngoài tỉnh hoạt động hiệu quả phù hợp với mô hình tại địa phương.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn để phục vụ công tác phát triển du lịch: Sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết của dân tộc cho thế hệ trẻ. Sưu tầm và xuất bản sách các bài hát then, cọi, phongslư của dân tộc Tày, Páo dung của dân tộc Dao, các câu chuyện cổ. Phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc: Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Dao, Pà Thẻn, tục Giã Cốm của dân tộc Tày. các phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt tại các điểm du lịch cộng đồng.
Chỉ đạo các xã Tân An, Hùng Mỹ, Kim Bình, Hòa Phú, Hà Lang từng bước xây dựng điểm du lịch cộng gắn với việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn; xây dựng các dịch vụ du lịch Homestay gắn với không gian văn hóa truyền thống và trải nghiệm lao động sản xuất tại địa phương.
Thứ năm, lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch tại địa phương như: Dự án xây dựng điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba, xã Trung Hà; Dự án thu hút đầu tư xây dựng điểm dừng chân Đèo Gà gắn với không gian trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm du lịch, sản phẩm OCOP địa phương; dự án xây dựng điểm du lịch sinh thái thác Lụa, xã Hòa Phú, dự án điểm du lịch lịch sử xã Kim Bình, khu dịch vụ tổng hợp Soi Gà thị trấn Vĩnh Lộc.
Thực hiện công tác xã hội hoá trong tổ chức các lễ hội truyền thống, sự kiện văn hóa, xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, Homestay) tại các điểm du lịch, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, sản phẩm lưu niệm du lịch...
Thứ sáu, đảm bảo môi trường du lịch bằng việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về gìn giữ bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trong việc xử lý các loại chất thải phát sinh, khắc phục tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Khai thác bền vững tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Các tin liên quan:
- ❧ THẦY GIÁO TÔI, CÂY CỔ THỤ NỞ HOA - Ngày đăng('12/24/2022 9:23:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 92 NĂM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG (15/10/1930-15/10/2022) TRONG GIAI ĐOẠN MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 9:49:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀM YÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 10:00:00 AM')
- ❧ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GẮN VỚI LỢI THẾ ĐỊA PHƯƠNG - Ngày đăng('12/24/2022 10:23:00 AM')
- ❧ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN - Ngày đăng('12/24/2022 10:29:00 AM')
- ❧ ĐƯA NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('12/24/2022 10:48:00 AM')
- ❧ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - Ngày đăng('12/24/2022 10:55:00 AM')
- ❧ NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG TA VỀ MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU HƠN 35 NĂM ĐỔI MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 11:07:00 AM')
- ❧ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC -VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI - Ngày đăng('12/24/2022 11:13:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN, THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/24/2022 11:16:00 AM')
- ❧ ''NGHĨ MÌNH PHƯƠNG DIỆN QUỐC GIA'' - Ngày đăng('12/24/2022 11:22:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG - XÃ HỘI TẠI ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - Ngày đăng('12/24/2022 11:30:00 AM')
- ❧ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Ngày đăng('12/24/2022 11:35:00 AM')
- ❧ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN - Ngày đăng('12/24/2022 11:43:00 AM')