Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2022 >> Số 3 năm 2022
Ngày Đăng:12/24/2022 10:23:00 AM Lượt xem: 543
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GẮN VỚI LỢI THẾ ĐỊA PHƯƠNG
Ths, GVC Trương Thị Thu Hà
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, ngày 16/7/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2021-NQ/HĐND Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
Ngay sau Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã tập trung, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới.
Tính đến tháng 10 năm 2022, thành phố Tuyên Quang có 14 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, trong đó 03 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 11 sản phẩm được xếp hạng 3 sao trong tổng số 128 sản phẩm OCOP của toàn tỉnh được xếp hạng.
Như vậy, những năm qua tỉnh Tuyên Quang nói chung, thành phố Tuyên Quang nói riêng đã tích cực đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Nhìn chung các sản phẩm ocop của thành phố Tuyên Quang đảm bảo về chất lượng sản phẩm hàng hóa, hình thức mẫu mã, bao bì được nâng lên rõ rệt so với các năm trước đây.
Các sản phẩm OCOP của thành phố Tuyên Quang đều được đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nên được nhiều người tiêu dùng biết đến, đã từng bước tạo dựng, củng cố uy tín, niềm tin đối với người tiêu dùng; có mặt trong hệ thống các siêu thị, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, như: Mật ong rừng, Mật ong hoa rừng của HTX Phong Thổ; Hồng mọng Tràng Đà của HTX dịch vụ nông nghiệp Tràng Đà; Bưởi tiến vua Thái Long của HTX cây ăn quả Tiến Vinh.
Do có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, và truyền thống canh tác lâu đời, các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm chiếm tỉ lệ cao so với các sản phẩm ocop khác của thành phố(11/14 sản phẩm), như: Hồng mọng Tràng Đà, Bưởi đào Thái Long, Bưởi tiến vua Thái Long, Mật ong hương rừng mật ong hoa rừng, Cá lăng nguyên con, Cá lăng phi lê, Cá lăng cắt khúc, Mì khô Thuật Yến, Bưởi Lưỡng Vượng, Dầu Sa chi Quỳnh Nhi.
Thành phố Tuyên Quang đã thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP, đã có 05 chủ thể sản phẩm đăng ký hỗ trợ và được phê duyệt với số kinh phí đã giải ngân là 50.000.000 đồng. Đã thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương.
Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP của thành phố Tuyên Quang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: sản xuất chủ yếu là thủ công, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, các chủ thể chưa quan tâm đến kiểu dáng, nhãn mác, bao bì đóng gói nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, giá thành cao… Các sản phẩm OCOP của thành phố Tuyên Quang có vùng nguyên liệu quy mô nhỏ, sản lượng chưa cao: hồng mọng Tràng Đà có 12ha với 35 tấn/ năm, bưởi đào Thái Long có 40 ha với 25 tấn/năm, mật ong rừng có 13.000 đàn ong với 12.000 tấn/năm, dầu Sa chi Quỳnh Nhi có 10 ha với sản lượng 1.000 lít/năm. Sản phẩm OCOP thuộc các nhóm ngành thảo dược có ít (03 sản phẩm), quy mô nhỏ, chưa khai thác được hết tiềm năng: Xương khớp Tuệ Tâm với quy mô vùng nguyên liệu 12 ha, sản lượng 5.000 hộp/năm ; bổ gan Tuệ Tâm với quy mô vùng nguyên liệu 7 ha, sản lượng 5.000 hộp/năm, hà thủ ô Tuệ Tâm với quy mô vùng nguyên liệu 8 ha, sản lượng 3.000 hộp/năm. Thành phố Tuyên Quang chưa có các sản phẩm OCOP thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, thành phố Tuyên Quang sẽ quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm thế mạnh của địa phương, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường đào tạo, tập huấn cho người nông dân... Để đến năm 2025, những sản phẩm mang nhãn hiệu sản phẩm chủ lực của thành phố Tuyên Quang ngày càng đa dạng, phong phú, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo của UBND thành phố Tuyên Quang về việc “Giám sát thực hiện Nghị quyết số 03/2021-NQ/HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh “Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025””.
Mục tiêu của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, ngày 16/7/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2021-NQ/HĐND Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
Ngay sau Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã tập trung, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới.
Tính đến tháng 10 năm 2022, thành phố Tuyên Quang có 14 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, trong đó 03 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 11 sản phẩm được xếp hạng 3 sao trong tổng số 128 sản phẩm OCOP của toàn tỉnh được xếp hạng.
Như vậy, những năm qua tỉnh Tuyên Quang nói chung, thành phố Tuyên Quang nói riêng đã tích cực đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Nhìn chung các sản phẩm ocop của thành phố Tuyên Quang đảm bảo về chất lượng sản phẩm hàng hóa, hình thức mẫu mã, bao bì được nâng lên rõ rệt so với các năm trước đây.
Các sản phẩm OCOP của thành phố Tuyên Quang đều được đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nên được nhiều người tiêu dùng biết đến, đã từng bước tạo dựng, củng cố uy tín, niềm tin đối với người tiêu dùng; có mặt trong hệ thống các siêu thị, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, như: Mật ong rừng, Mật ong hoa rừng của HTX Phong Thổ; Hồng mọng Tràng Đà của HTX dịch vụ nông nghiệp Tràng Đà; Bưởi tiến vua Thái Long của HTX cây ăn quả Tiến Vinh.
Do có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, và truyền thống canh tác lâu đời, các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm chiếm tỉ lệ cao so với các sản phẩm ocop khác của thành phố(11/14 sản phẩm), như: Hồng mọng Tràng Đà, Bưởi đào Thái Long, Bưởi tiến vua Thái Long, Mật ong hương rừng mật ong hoa rừng, Cá lăng nguyên con, Cá lăng phi lê, Cá lăng cắt khúc, Mì khô Thuật Yến, Bưởi Lưỡng Vượng, Dầu Sa chi Quỳnh Nhi.
Thành phố Tuyên Quang đã thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP, đã có 05 chủ thể sản phẩm đăng ký hỗ trợ và được phê duyệt với số kinh phí đã giải ngân là 50.000.000 đồng. Đã thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương.
Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP của thành phố Tuyên Quang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: sản xuất chủ yếu là thủ công, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, các chủ thể chưa quan tâm đến kiểu dáng, nhãn mác, bao bì đóng gói nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, giá thành cao… Các sản phẩm OCOP của thành phố Tuyên Quang có vùng nguyên liệu quy mô nhỏ, sản lượng chưa cao: hồng mọng Tràng Đà có 12ha với 35 tấn/ năm, bưởi đào Thái Long có 40 ha với 25 tấn/năm, mật ong rừng có 13.000 đàn ong với 12.000 tấn/năm, dầu Sa chi Quỳnh Nhi có 10 ha với sản lượng 1.000 lít/năm. Sản phẩm OCOP thuộc các nhóm ngành thảo dược có ít (03 sản phẩm), quy mô nhỏ, chưa khai thác được hết tiềm năng: Xương khớp Tuệ Tâm với quy mô vùng nguyên liệu 12 ha, sản lượng 5.000 hộp/năm ; bổ gan Tuệ Tâm với quy mô vùng nguyên liệu 7 ha, sản lượng 5.000 hộp/năm, hà thủ ô Tuệ Tâm với quy mô vùng nguyên liệu 8 ha, sản lượng 3.000 hộp/năm. Thành phố Tuyên Quang chưa có các sản phẩm OCOP thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, thành phố Tuyên Quang sẽ quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm thế mạnh của địa phương, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường đào tạo, tập huấn cho người nông dân... Để đến năm 2025, những sản phẩm mang nhãn hiệu sản phẩm chủ lực của thành phố Tuyên Quang ngày càng đa dạng, phong phú, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo của UBND thành phố Tuyên Quang về việc “Giám sát thực hiện Nghị quyết số 03/2021-NQ/HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh “Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025””.
Các tin liên quan:
- ❧ THẦY GIÁO TÔI, CÂY CỔ THỤ NỞ HOA - Ngày đăng('12/24/2022 9:23:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 92 NĂM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG (15/10/1930-15/10/2022) TRONG GIAI ĐOẠN MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 9:49:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀM YÊN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 10:00:00 AM')
- ❧ XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TẠO BƯỚC ĐỘT PHÁ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN CHIÊM HOÁ - Ngày đăng('12/24/2022 10:15:00 AM')
- ❧ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN - Ngày đăng('12/24/2022 10:29:00 AM')
- ❧ ĐƯA NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('12/24/2022 10:48:00 AM')
- ❧ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - Ngày đăng('12/24/2022 10:55:00 AM')
- ❧ NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG TA VỀ MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU HƠN 35 NĂM ĐỔI MỚI - Ngày đăng('12/24/2022 11:07:00 AM')
- ❧ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC -VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI - Ngày đăng('12/24/2022 11:13:00 AM')
- ❧ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN, THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('12/24/2022 11:16:00 AM')
- ❧ ''NGHĨ MÌNH PHƯƠNG DIỆN QUỐC GIA'' - Ngày đăng('12/24/2022 11:22:00 AM')
- ❧ QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG - XÃ HỘI TẠI ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - Ngày đăng('12/24/2022 11:30:00 AM')
- ❧ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Ngày đăng('12/24/2022 11:35:00 AM')
- ❧ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN - Ngày đăng('12/24/2022 11:43:00 AM')