Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2022  >> Số 3 năm 2022

Ngày Đăng:12/24/2022 11:35:00 AM Lượt xem: 967

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 
Ths, GVC Phạm Đình Khiết
Phó trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật
 
             Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, luôn gắn với tư tưởng phát triển dân chủ, loại trừ chuyên quyền, độc tài, vô chính phủ, vô pháp luật. Những tư tưởng đó sau này luôn được các nhà nước tiến bộ coi là kim chỉ nam trong việc xây dựng tổ chức, hoạt động của mình. Ở Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã thể hiện là một nhà nước dân chủ thực sự, thượng tôn pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; đề cao và bảo vệ quyền con người, đặt con người là trung tâm, là chủ thể và là mục đích phục vụ của mọi chính sách phát triển. Từ thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước, có thể rút ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
               Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm tới việc xây dựng nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểu mới ở nước ta. Khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà kinh điển cho rằng trong di sản lý luận của Người không trực tiếp đề cập đến khái niệm nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng. Tuy nhiên khi nghiên cứu dưới góc độ khoa học thì những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu mới cũng chính là những yêu cầu khoa học của nhà nước pháp quyền mà ngày nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng. Có thể khái quát hệ thống những quan điểm, tư tưởng về nhà nước, pháp luật kiểu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một số luận điểm cơ bản:
                Thứ nhất, đó là nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm nền dân chủ thực sự;
                Thứ hai, là nhà nước hợp hiến, hợp pháp, thực hiện quản lý xã hội theo pháp luật, kết hợp chặt chẽ với giáo dục đạo đức;
                 Thứ ba, đó là nhà nước có pháp luật dân chủ, thể hiện tự do, ý chí và lợi ích của nhân dân;
               Thứ tư, là nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Công dân phải làm tròn bổn phận, nghĩa vụ đối với nhà nước;
                Thứ năm, đó là nhà nước trong sạch, ngăn chặn, đẩy lùi được quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
               Thứ sáu, nhà nước có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
               Trải qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật kiểu mới; trên cơ sở đó xây dựng hoàn thiện hệ thống lý luận về đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong tình hình mới. Những đặc trưng đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn tổ chức, hoạt động của nhà nước ta từ năm 1945, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Cụ thể:
                Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
                Đây là đặc trưng thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, đồng thời thể hiện cội nguồn sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; đồng thời xác định nhiệm vụ của Nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ nhân dân; quy định phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước.
                Thứ hai, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc của con người.
                Đây là đặc trưng cơ bản nhất thể hiện bản chất, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện mục tiêu giải phóng con người, xây dựng xã hội mới không còn người bóc lột người, tất cả vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã quy định một chương về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân; chương này đặt trang trọng ngay sau chương 1 về chế độ chính trị; điều đó thể hiện tinh thần cốt lõi và bản chất của chế độ chính trị ở Việt Nam là đề cao quyền con người, đặt con người ở vị trí trung tâm, lấy con người là mục tiêu, là động lực và là mục đích phục vụ của mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. Điều 14 Hiến pháp đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Bên cạnh đó Hiến pháp bổ sung nhiều quyền mới với nội dung được xác định rõ ràng hơn, phù hợp hơn và gắn với các điều kiện bảo đảm thực hiện; gắn việc thực hiện quyền con người với thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
               Thứ ba, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và yêu cầu thượng tôn pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội.
Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Đây là đặc trưng thể hiện nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bảo đảm Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mặt khác, Nhà nước phải tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật, quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội bằng pháp luật, bảo đảm yêu cầu thượng tôn pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời.
                Thứ tư. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ.
                Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2); và “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 8). Đặc trưng này cũng thể hiện những nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước ta là nhà nước kiểu mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa, không tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập, chế ước lẫn nhau giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp như nhà nước tư sản, nhưng chấp nhận sự hợp lý, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp.
                 Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
               Đây là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là người khởi xướng, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
              Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng thể hiện đầy đủ hơn yêu cầu đối với Đảng trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng phải luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
               Trong thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta đã khéo léo kế thừa, phát huy những giá trị khoa học của các tư tưởng lý luận về Nhà nước pháp quyền; đồng thời vận dụng linh hoạt để giải quyết có hiệu quả các quan hệ xã hội mang đặc trưng riêng có ở Việt Nam, đó là: 
                 - Về phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân:
                 Trong lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta hết sức đề cao tầm quan trọng và vai trò của việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
                Đây là quy định thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước ta. Trong thực tiễn xây dựng đất nước, chúng ta luôn khẳng định một nguyên tắc nhất quán: dân chủ là bản chất của chế độ, của Nhà nước, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới đất nước. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có nội dung cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân; nhà nước có nghĩa vụ phục tùng ý chí, nguyện vọng của nhân dân và nhân dân thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của của mình với nhà nước và xã hội.
             Từng bước hoàn thiện các phương thức làm chủ và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân; thông qua đó phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, quản lý xã hội.
               - Về hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật:
                 Là nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật; vì vậy Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để làm công cụ quản lý. Ngày nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã được xây dựng, hoàn thiện theo hướng ngày càng đồng bộ, khả thi, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; tất cả các quan hệ xã hội quan trọng đã có luật điều chỉnh; đặc biệt là hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện, bảo vệ quyền con người, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nhiều đổi mới, tạo chuyển biến tích cực cả về chất lượng văn bản và kỹ thuật lập pháp. Công tác tổ chức thi hành pháp luật được mở rộng. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh kịp thời hơn; công tác giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật bước đầu có chuyển biến tích cực; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được triển khai đồng bộ hơn với nhiều hình thức phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
                   - Về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước:
                + Quốc hội được tổ chức khoa học, tinh gọn, hoạt động ngày càng dân chủ, thiết thực, chuyên nghiệp và hiệu quả. Quan tâm thoả đáng việc xây dựng hệ thống pháp luật; xây dựng, sửa đổi nhiều văn bản luật kịp thời, chất lượng. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp được được đổi mới theo hướng đưa các vấn đề nóng mà cử tri và xã hội quan tâm vào nghị trường quốc hội để trao đổi, tranh luận tới cùng với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi và trách nhiệm được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Hoạt động giám sát tập trung vào việc thực thi pháp luật của các cơ quan hành pháp, tư pháp, như thảo luận quyết định kế hoạch phát triển kỉnh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn.
            + Chính phủ thực hiện quyền hành pháp thay mặt nhà nước quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trong hoạt động thực tiễn, Chính phủ luôn quan tâm nâng cao năng lực hành pháp, đặc biệt là năng lực hoạch định chính sách vĩ mô. Các cơ quan của Chính phủ được đổi mới và sắp xếp theo hướng tinh gọn, hợp lý và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sâu sát, chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy và luôn bám sát với sự vận động của xã hội.  
           + Hoàn thiện mô hình chính quyền địa phương về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy. Chính quyền địa phương ở ba cấp được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
           + Các cơ quan trong hệ thống tư pháp và bổ trợ tư pháp đã được củng cố, kiện toàn, đổi mới về tổ chức và hoạt động. Các thủ tục tố tụng được thực hiện ngày càng tốt hơn; chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ngày càng được nâng cao, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và hạn chế tình trạng oan sai.
          - Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
          Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ngày càng được nâng cao; hoạt động ngày càng chuyên nghiệp; tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng tốt hơn. Nhà nước đã quan tâm hoàn thiện ngày càng đầy đủ hơn các thể chế, chính sách về công tác cán bộ, như công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức. Triển khai Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Tích cực triển khai thực hiện, bố trí công chức đảm bảo theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức tương ứng với bản mô tả công việc, khung năng lực của từng vị trí. Ban hành chính sách xét tuyển đặc cách đối với những người tốt nghiệp thủ khoa, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
          - Về công tác đấu tranh phòng, chống tham những, lãng phí, quan liêu được chỉ đạo tích cực; cách triển khai phòng, chống tham nhũng ngày càng đồng bộ, thống nhất, linh hoạt giữa kiểm tra đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự; vì vậy một số lĩnh vực tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã từng bước được kiềm chế, bước đầu củng cố và lấy lại được lòng tin của nhân dân.
          - Về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền:
            Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ nét hơn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý; Đảng không bao biện, làm thay, đồng thời không buông xuôi, “khoán trắng” cho Nhà nước. Đảng xác định quan điểm, chủ trương, định hướng và các giải pháp lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để Nhà nước tổ chức thực hiện.
 
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680800

Đang Online : 117