Nội san >> Nội san năm 2015 >> So 2_2015
Ngày Đăng:5/1/2016 9:33:00 PM Lượt xem: 545
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢNG DẠY CÓ HIỆU QUẢ HAI PHẦN HỌC: “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” VÀ “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH.
Nguyễn Thị Mai
Khoa Nhà nước và pháp luật
Nguyễn Thị Mai
Khoa Nhà nước và pháp luật
Thực hiện Quyết định số 244- QĐ/TW ngày 6/1/2014 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nghị định số 48/2014/NĐ-CP ngày 19/5/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 21/4/2014 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG về việc ban hành “Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính” sau khi đã được các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung với nhiều nội dung mới đáp ứng tốt hơn việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Chương trình, giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính được Ban Giám đốc Học viện thống nhất quyết định dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/8/2014. Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức triển khai ngay khi chương trình mới này có hiệu lực. Sau gần một năm thực hiện chương trình mới Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang đã bồi dưỡng qua 10 khóa từ lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K77 đến thời điểm hiện nay là lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K87.
Với tư cách là một giảng viên của nhà trường – người trực tiếp thực hiện, đưa nội dung Chương trình, giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính đến học viên, cá nhân giảng viên nhận thấy mặc dù bộ giáo trình đã được chỉnh sửa, bổ sung, với nhiều nội dung mới đáp ứng tốt hơn việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở song riêng hai phần học những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa và những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước do khoa Nhà nước và pháp luật đảm nhiệm có những chuyên đề tên khác nhau, trong hai phần học khác nhau, nhưng có cùng nội dung truyền tải. Ví dụ cùng nói về vấn đề áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thì trong cả hai chuyên đề "Nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam" (chuyên đề 5) của phần học những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa và chuyên đề 9 "Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính của ở cơ sở" của phần học những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước đều đề cập đến nhưng nếu giảng viên giảng bài các ngành luật không nghiên cứu kỹ các bài khác trong chương trình và xác định trọng tâm của các bài thì trong quá trình giảng có thể nhắc đến một cách quá chi tiết, trong khi đây là một phần trọng tâm của bài "Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở". Là giảng viên đã từng giảng hai chuyên đề này, đối với nội dung các biện pháp cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính trong bài các ngành luật thì giảng viên nên giới thiếu khái quát và nêu lý do vì nội dung này sẽ được nghiên cứu kỹ trong nội dung xử phạt vi phạm hành chính của bài "Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở". Nếu giảng viên tham kiến thức đi sâu vào vấn đề này trong bài các ngành luật thì giảng viên giảng chuyên đề kiểm tra xử phạt sẽ bị trùng nội dung gây nhàm chán đối với người nghe – điều tối kỵ trong công tác giảng dạy lý luận chính trị. Hoặc là vấn đề về nội dung cải cách hành chính, đây là một trong tám phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân, vì dân trong bài 1 "Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" của phần học những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng được trình bày trong bài 11 "Một số vấn đề cải cách hành chính ở cơ sở" của phần học những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước với những nội dung trùng nhau về mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Với nội dung này thì nên giới thiệu khái quát ở bài xây dựng nhà nước pháp quyền và giới thiệu cụ thể hơn ở bài một số vấn đề về cải cách hành chính ở cơ sở.
Để trình bày những nội dung trùng nhau được đề cập trong giáo trình ở những chuyên đề khác nhau không gây nhàm chán cho học viên, tạo hứng thú cho người học, đảm bảo độ chính xác, tin cậy ở học viên điều đó phụ thuộc không nhỏ vào kỹ năng của mỗi giảng viên, để có được kỹ năng đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, giảng viên phải nghiên cứu tất cả các bài trong chương trình qua đó mới có cái nhìn tổng thể về các bài trong chương trình, nắm được nội dung bài giảng có nội dung nào trùng với bài khác không, nếu có nội dung trùng lắp thì giới thiệu khái quát để từ đó có sự chủ động trong quá trình trình bày trên lớp cho học viên;
- Thứ hai, chủ động, tích cực đi dự giờ những giảng viên có nội dung có liên quan đến chuyên đề để tránh lặp lại những nội dung giảng viên khác đã trình bày, đi dự giờ để “học hỏi” chứ không phải để “bắt chước” giảng viên khác, tuyệt đối có những ví dụ giảng viên đã lấy thì không nên trình bày lại;
- Thứ ba, phải xác định được trọng tâm của chuyên đề đang soạn giảng điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định cùng vấn đề trùng nhau nhưng ở chuyên đề nào thì giảng viên giới thiệu khái quát, chuyên đề nào là trọng tâm thì giảng viên trình bày sâu hơn về nội dung đó. Thực hiện tốt giải pháp này khiến người nghe không cảm thấy nhàm chán.
- Thứ tư, khoa chuyên môn nên tổ chức hội thảo chuyên đề về những nội dung trùng nhau trong các chuyên đề và thống nhất cách khai thác các nội dung trong các chuyên đề đó. Đây sẽ là định hướng quan trọng cho giảng viên trực tiếp giảng dạy và đảm bảo tính thống nhất về các nội dung truyền tải tránh được sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung, đảm bảo tính chính xác về mặt từ ngữ theo quy định của pháp luật trong mỗi chuyên đề.
- Thứ năm, ngoài khung “cứng” trong giáo trình đòi hỏi mỗi giảng viên phải tự học hỏi về kiến thức xã hội có liên quan đến nội dung của bài; học tập cách triển khai nội dung của bài ở những giảng viên có kinh nghiệm làm sao để triển khai nội dung bài giảng một cách khái quát, cô đọng nhưng phải cụ thể và trọng tâm; có kiến thức tổng thể về nội dung các bài trong giáo trình, cập nhật những quy định của pháp luật có liên quan đến bài giảng, có như vậy mới cung cấp được những nội dung phù hợp nhất và đáng tin cậy nhất cho học viên của nhà trường – đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở.
Thực hiện tốt một số giải pháp nêu trên, thiết nghĩ bộ giáo trình sẽ phát huy hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy chương trình bồi dưỡng các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước nói chung. Điều đó phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của mỗi giảng viên đứng lớp trong từng chuyên đề cụ thể.
Với tư cách là một giảng viên của nhà trường – người trực tiếp thực hiện, đưa nội dung Chương trình, giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính đến học viên, cá nhân giảng viên nhận thấy mặc dù bộ giáo trình đã được chỉnh sửa, bổ sung, với nhiều nội dung mới đáp ứng tốt hơn việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở song riêng hai phần học những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa và những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước do khoa Nhà nước và pháp luật đảm nhiệm có những chuyên đề tên khác nhau, trong hai phần học khác nhau, nhưng có cùng nội dung truyền tải. Ví dụ cùng nói về vấn đề áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thì trong cả hai chuyên đề "Nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam" (chuyên đề 5) của phần học những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa và chuyên đề 9 "Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính của ở cơ sở" của phần học những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước đều đề cập đến nhưng nếu giảng viên giảng bài các ngành luật không nghiên cứu kỹ các bài khác trong chương trình và xác định trọng tâm của các bài thì trong quá trình giảng có thể nhắc đến một cách quá chi tiết, trong khi đây là một phần trọng tâm của bài "Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở". Là giảng viên đã từng giảng hai chuyên đề này, đối với nội dung các biện pháp cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính trong bài các ngành luật thì giảng viên nên giới thiếu khái quát và nêu lý do vì nội dung này sẽ được nghiên cứu kỹ trong nội dung xử phạt vi phạm hành chính của bài "Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở". Nếu giảng viên tham kiến thức đi sâu vào vấn đề này trong bài các ngành luật thì giảng viên giảng chuyên đề kiểm tra xử phạt sẽ bị trùng nội dung gây nhàm chán đối với người nghe – điều tối kỵ trong công tác giảng dạy lý luận chính trị. Hoặc là vấn đề về nội dung cải cách hành chính, đây là một trong tám phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân, vì dân trong bài 1 "Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" của phần học những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng được trình bày trong bài 11 "Một số vấn đề cải cách hành chính ở cơ sở" của phần học những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước với những nội dung trùng nhau về mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Với nội dung này thì nên giới thiệu khái quát ở bài xây dựng nhà nước pháp quyền và giới thiệu cụ thể hơn ở bài một số vấn đề về cải cách hành chính ở cơ sở.
Để trình bày những nội dung trùng nhau được đề cập trong giáo trình ở những chuyên đề khác nhau không gây nhàm chán cho học viên, tạo hứng thú cho người học, đảm bảo độ chính xác, tin cậy ở học viên điều đó phụ thuộc không nhỏ vào kỹ năng của mỗi giảng viên, để có được kỹ năng đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, giảng viên phải nghiên cứu tất cả các bài trong chương trình qua đó mới có cái nhìn tổng thể về các bài trong chương trình, nắm được nội dung bài giảng có nội dung nào trùng với bài khác không, nếu có nội dung trùng lắp thì giới thiệu khái quát để từ đó có sự chủ động trong quá trình trình bày trên lớp cho học viên;
- Thứ hai, chủ động, tích cực đi dự giờ những giảng viên có nội dung có liên quan đến chuyên đề để tránh lặp lại những nội dung giảng viên khác đã trình bày, đi dự giờ để “học hỏi” chứ không phải để “bắt chước” giảng viên khác, tuyệt đối có những ví dụ giảng viên đã lấy thì không nên trình bày lại;
- Thứ ba, phải xác định được trọng tâm của chuyên đề đang soạn giảng điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định cùng vấn đề trùng nhau nhưng ở chuyên đề nào thì giảng viên giới thiệu khái quát, chuyên đề nào là trọng tâm thì giảng viên trình bày sâu hơn về nội dung đó. Thực hiện tốt giải pháp này khiến người nghe không cảm thấy nhàm chán.
- Thứ tư, khoa chuyên môn nên tổ chức hội thảo chuyên đề về những nội dung trùng nhau trong các chuyên đề và thống nhất cách khai thác các nội dung trong các chuyên đề đó. Đây sẽ là định hướng quan trọng cho giảng viên trực tiếp giảng dạy và đảm bảo tính thống nhất về các nội dung truyền tải tránh được sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung, đảm bảo tính chính xác về mặt từ ngữ theo quy định của pháp luật trong mỗi chuyên đề.
- Thứ năm, ngoài khung “cứng” trong giáo trình đòi hỏi mỗi giảng viên phải tự học hỏi về kiến thức xã hội có liên quan đến nội dung của bài; học tập cách triển khai nội dung của bài ở những giảng viên có kinh nghiệm làm sao để triển khai nội dung bài giảng một cách khái quát, cô đọng nhưng phải cụ thể và trọng tâm; có kiến thức tổng thể về nội dung các bài trong giáo trình, cập nhật những quy định của pháp luật có liên quan đến bài giảng, có như vậy mới cung cấp được những nội dung phù hợp nhất và đáng tin cậy nhất cho học viên của nhà trường – đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở.
Thực hiện tốt một số giải pháp nêu trên, thiết nghĩ bộ giáo trình sẽ phát huy hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy chương trình bồi dưỡng các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước nói chung. Điều đó phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của mỗi giảng viên đứng lớp trong từng chuyên đề cụ thể.
Các tin liên quan:
- ❧ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG 58 NĂM VỮNG BƯỚC ĐI LÊN - Ngày đăng('5/1/2016 10:24:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRONG THỰC HIỆN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, GẮN BÓ VỚI NHÂN DÂN; ĐOÀN KẾT, XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH GẮN VỚI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XI - Ngày đăng('5/1/2016 10:25:00 PM')
- ❧ TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA - Ngày đăng('5/1/2016 10:28:00 PM')
- ❧ QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, KHÓA VIII, NHIỆM KỲ 2015 - 2020,XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH - Ngày đăng('5/1/2016 10:30:00 PM')
- ❧ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Ngày đăng('5/1/2016 9:20:00 PM')
- ❧ TIỂU ĐỘI TỰ VỆ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU - Ngày đăng('5/1/2016 9:24:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG DÂN TRONG THI HÀNH HIẾN PHÁP 2013 - Ngày đăng('5/1/2016 9:32:00 PM')
- ❧ ĐIỂM SÁNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ NĂNG KHẢ HUYỆN NA HANG - Ngày đăng('5/1/2016 9:36:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY - Ngày đăng('5/1/2016 9:43:00 PM')
- ❧ CHI CỤC THUẾ HUYỆN SƠN DƯƠNG PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO - Ngày đăng('5/1/2016 9:48:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH TUYÊN QUANG NÃM 2014 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015 - Ngày đăng('5/1/2016 9:50:00 PM')
- ❧ NGƯỜI CHẮT CHIU NHỮNG GIỌT MẬT CHO ĐỜI - Ngày đăng('5/1/2016 9:56:00 PM')
- ❧ ĐẢNG BỘ XÃ ĐỨC NINH - HUYỆN HÀM YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2010-2015 - Ngày đăng('5/1/2016 10:00:00 PM')
- ❧ DU LỊCH TUYÊN QUANG - TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN - Ngày đăng('5/1/2016 10:01:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('5/1/2016 10:06:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/ĐU NGÀY 22/3/2011 CỦA ĐẢNG ỦY NHÀ TRƯỜNG VỀ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH - Ngày đăng('5/1/2016 10:08:00 PM')
- ❧ ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('5/1/2016 10:12:00 PM')
- ❧ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN, HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG BÀI “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY” - Ngày đăng('5/1/2016 10:18:00 PM')
- ❧ BÁC HỒ VỚI TUYÊN QUANG – NHỮNG MỐC SON LỊCH SỬ - Ngày đăng('5/1/2016 10:20:00 PM')
- ❧ KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, NHIỆM KỲ 2010 - 2015 - Ngày đăng('5/1/2016 10:22:00 PM')