Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 2_2015

Ngày Đăng:5/1/2016 9:56:00 PM Lượt xem: 1141

       NGƯỜI CHẮT CHIU NHỮNG GIỌT MẬT CHO ĐỜI
                                  
          Trương Thị Thu Hà
            Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
 
 
Giám đốc HTX Trần Xuân Phong kiểm tra đàn ong - SP mật ong, phấn hoa và sữa ong chúa
(Nguồn:http://www.snntuyenquang.gov.vn, ngày 14/10/2014)
Nhắc đến mật ong ngon và có tiếng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, rất nhiều người đều biết đến ong Phong Thổ, một thương hiệu đang dần được khẳng định bởi chàng thanh niên nông thôn Trần Xuân Phong – một người hiền lành, chất phác, với quyết tâm làm giàu từ chính mảnh đất nông nghiệp quê nhà. Trần Xuân Phong sinh năm 1983, Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hiện nay ở Thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Phong sinh ra trong một gia đình nông nghiệp, được thừa hưởng nghề chăn nuôi ong của Bố, bằng nghị lực của bản thân và những kinh nghiệp học hỏi từ thực tế, ngay sau khi học xong THPT, anh đã bắt tay vào chăn nuôi ong và khai thác các sản phẩm từ ong. Lúc đầu đàn ong phát triển còn thấp quy mô đàn chưa nhiều do thiếu vốn để phát triển, địa bàn chăn nuôi chưa rộng, nhân công có ít.
 Trong quá trình lao động, cùng với sự phát triển của đất nước, Phong nhận thức được rằng, xây dựng nông thôn mới là một vấn đề lớn có tính chất chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và xã An Khang  nói riêng nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của Đoàn viên thanh niên cũng như người dân trong xây dựng nông thôn mới. Anh luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, các đoàn thể chính trị từ xã đến thôn quan tâm tạo điều kiện để phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bản thân Phong đã chủ động tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi, đến nay đã thành lập được Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong thổ với quy mô 1.500 đàn ong và đi lấy mật theo mùa vụ ở trong và ngoài tỉnh.
Hiện tại Hợp tác xã do Phong làm giám đốc có 22 công nhân tham gia trực tiếp chăn nuôi ong trong số đó có 5 đoàn viên thuộc chi đoàn Phúc Lộc A tham gia với mức lương từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng.
HTX  đã phối hợp với hộ nuôi ong Nguyễn Ngọc Chiến tổ chức thu mua mật ong thô cho Công ty TNHH Huy Hoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần ong mật Đắc Lắc chế biến mật ong xuất khẩu, năm 2014 tổ chức thu mua sản phẩm của trên 80 hộ nuôi ong trên địa bàn Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên sản lượng trên 800 tấn.
Ngoài ra Phong còn đứng ra huy động nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ vốn chăn nuôi cho 25 hộ nuôi ong với số vốn gần 2 tỷ đồng dưới hình thức đầu tư vốn bằng tiền hoặc thức ăn nuôi ong thu hồi vốn bằng hình thức thu mua lại sản phẩm của các hộ.
Với quy mô ban đầu là 1.500 đàn ong cho tới hiện tại quy mô của HTX đã được tăng lên gần 2.500 đàn ong, cho sản lượng 1 năm từ 80 tấn lên gần 200 tấn mật, tạo thêm việc làm cho 15 lao động ngoài HTX.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX do Phong là giám đốc tăng trưởng khá , thể hiện qua các chỉ số sản xuất, kinh doanh của 2 năm 2013 và 2014 như sau:
  
TT Nội dung ĐVT Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng nguồn vốn Tr.Đồng 3.984 4.053
2 Doanh thu Tr.Đồng 400 2.860
3 Nộp ngân sách Nhà nước Tr.Đồng          1,50       1,50  
  Trong đó: + Thuế môn bài Tr.Đồng          1,50       1,50  
4 Lương bình quân LĐ trong biên chế Tr.Đồng          2,70       3,50  
5 Lương bình quân LĐ hợp đồng Tr.Đồng          2,70   3,50
6 Sản phẩm chính      
  - Mật ong Kg 8.500 88.512
  - Các sản phẩm từ ong     80.727
7 Tổng số lao động Người 20 22
  Trong đó: +Lao động trong biên chế Người 19 19
                   + LĐ hợp đồng Người 1 3
8 Lợi nhuận Tr.đồng -15 69
 Là đoàn viên chi đoàn thôn Phúc Lộc A, Phong luôn tích cực tham gia công tác đoàn, công tác Hội liên hiệp thanh niên. Phong chia sẻ: đến tháng 4 năm 2014 tôi được bầu làm Phó chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Tuyên Quang. Cũng trong thời gian này, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Tuyên Quang thành lập câu lạc bộ "Thanh niên làm kinh tế giỏi tỉnh Tuyên Quang", được sự tín nhiệm của các thành viên câu lạc bộ anh được đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm câu lạc bộ.
Cũng là một người nuôi ong anh nhận thấy ở Tuyên Quang chưa có tổ chức đoàn thể nào cho những người nuôi ong sinh hoạt học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Nên anh đã cùng với một số người nuôi ong vận động các hộ nuôi ong thành lập Hội nuôi ong tỉnh Tuyên Quang. Được sự cho phép của UBND tỉnh Tuyên Quang Hội nuôi ong tỉnh Tuyên Quang đã được chính thức thành lập vào tháng 8 năm 2014 với 50 hội viên, được sự tín nhiệm của các Hội viên anh được bầu làm Chủ tịch Hội.
Hiện nay, Trần Xuân Phong đang nỗ lực tham gia các dự án liên quan đến chế biến mật ong để xuất khẩu và xây dựng thương hiệu Mật ong Tuyên Quang, cụ thể như: Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến mật ong và xây dựng thương hiệu Mật ong Tuyên Quang” được phê duyệt tại Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Dự án xây dựng nhà máy chế biến mật ong xuất khẩu theo Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 UBND thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy chế biến mât ong xuất khẩu, tại xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Phương án thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mật ong xuất khẩu và vật tư ngành ong được xây dựng theo mô hình khép kín và được chia thành các khu chế biến mật ong, phấn hoa, khu sản xuất vật tư ngành ong, khu nhân giống ong.
Dự án đi vào hoạt động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế sẵn có của xã thu hút được nhiều lao động góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Dự án thành công sẽ tạo ra mô hình chăn nuôi ong tiên tiến nhất, giải quyết được tình trạng nuôi ong tự phát, nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả kinh tế đồng thời nâng cao hiệu quả liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học. Gắn liền đào tạo nghiên cứu với sản xuất tạo nên những hiệu quả kép, giúp cho ngành chăn nuôi ong của HTX ngày càng lớn mạnh sản phẩm của nó là sản phẩm hàng hóa. Phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Từ những việc làm cụ thể và nỗ lực của mình, Phong luôn mong muốn cùng các chi đoàn trong xã và Hợp tác xã được các ban, ngành từ cơ sở đến Tỉnh quan tâm hơn nữa tạo mọi điều kiện về vốn, trang thiết bị, cơ sở vật chất để hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên trong xã, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8277709

Đang Online : 251