Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 2_2015

Ngày Đăng:5/1/2016 10:01:00 PM Lượt xem: 1527

DU LỊCH TUYÊN QUANG - TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN
 
Bùi Hữu Thêm
Trưởng phòng NCKH-TT-TL


 
Lễ rước Mẫu tại Lễ hội Đền Hạ năm 2015.  Ảnh: Vũ Tuấn
(nguồn: baotuyenquang.com.vn, ngày 03/4/2015)
 
          Tuyên Quang là tỉnh nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc của Tổ quốc. Điều kiện thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, bản sắc văn hóa tạo cho Tuyên Quang có đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch đa dạng với nhiều loại hình: du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh...
Tuyên Quang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Điều kiện địa lý, địa hình với hệ thống núi non hùng vĩ và khí hậu trong lành đã tạo cho Tuyên Quang nhiều hang động, thác nước đẹp tiêu biểu là: Quần thể Danh thắng Động Tiên được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng cấp Quốc gia ngày 16-11-2005; hang Núi Chùa ở Minh Quang (Chiêm Hoá); hang Thắm Hoóc, hang Thẳm Vài, hang Bó Ngoặng thuộc Phúc Sơn (Chiêm Hoá); hang Phúc Ứng, hang Thiện Kế (Sơn Dương) và hang Đá Bàn (Yên Sơn). Tuyên Quang có nhiều thác nước đẹp như: Thác Pắc Ban được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Thắng cảnh Quốc gia ngày 17-1-2006. Thác Bản Ba huyện Chiêm Hóa có độ dài 3 km, được xếp hạng Danh thắng Quốc gia ngày 25-5-2007. Ngoài ra còn có thác Khuổi Phát, Khuổi Nhi xã Thượng Lâm và xã Trùng Khánh, huyện Na Hang; thác Nậm Me, huyện Lâm Bình; thác Lăn huyện Hàm Yên; suối ngầm trong hang Bó Khá xã Năng Khả, huyện Na Hang; thác Cao Ngỗi xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương; thác Ngòi Ma xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn; thác Dùm xã Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang… Hệ thống các hồ nước thiên nhiên và nhân tạo có hồ Khởn huyện Hàm Yên, diện tích hơn 47 ha mặt nước, với nhiều hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác tạo nên cảnh quan đẹp và hấp dẫn. Hồ thủy điện Na Hang với diện tích hơn 8.000 ha nối liền với thác Đầu Đẳng - hồ Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện Bắc Mê (Hà Giang). Hồ Na Hang là một danh thắng bao gồm hệ thống hồ nước, thác nước, núi non, rừng nguyên sinh được ví như “Hạ Long giữa đại ngàn”. Điều kiện tự nhiên ở Tuyên Quang đã tạo nên những thắng cảnh kỳ thú, hữu tình là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
Suối khoáng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, được các nhà địa chất học người Pháp phát hiện từ năm 1923. Suối khoáng Mỹ Lâm có nguồn nước nóng tới 670C được lấy trực tiếp từ mạch nước sâu hơn 150 m dưới lòng đất. Nguồn nước nóng này có rất nhiều lưu huỳnh, magiê, canxi và hàng chục loại khoáng vi lượng rất quan trọng trong y học để phục hồi sức khỏe và chữa trị các bệnh về xương, khớp, các bệnh ngoài da... Suối khoáng Mỹ Lâm là điều kiện để phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 22 dân tộc sinh sống. Trong đó đông nhất là các dân tộc: Kinh, Tày, Hơ Mông, Nùng…và một số dân tộc ít người như La Chí, Hơ Rê, Cờ Lao… Là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, với sự đa dạng, phong phú và độc đáo về văn hóa vật chất và tinh thần. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách.
Tuyên Quang không chỉ là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo mà hơn hết còn là quê hương cách mạng giàu truyền thống yêu nước, bất khuất đã để lại cho Tuyên Quang nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Tuyên Quang được ví như một bảo tàng lịch sử, cách mạng với 519 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 446 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến (di tích thời thuộc Pháp: 1, thời kỳ tiền khởi nghĩa: 75, kháng chiến chống Pháp: 346, kháng chiến chống Mỹ: 24), 7 di tích khảo cổ, 50 công trình kiến trúc nghệ thuật, 13 danh thắng. Hiện nay Tuyên Quang có 1 khu di tích quốc gia đặc biệt, 117 điểm di tích xếp hạng cấp quốc gia, 181 di tích xếp hạng cấp tỉnh, còn 220 di tích đang lập hồ sơ và chờ xếp hạng. Tiêu biểu là khu di tích lịch sử - văn hóa và sinh thái Tân Trào, nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ từng sống, làm việc. Ngoài ra Tuyên Quang còn có rất nhiều di tích nổi tiếng như khu di tích Kim Bình, huyện Chiêm Hoá - nơi họp Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951); khu di tích Kim Quan (Yên Sơn) - trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ kháng chiến; bến Bình Ca xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương chiến thắng quân Pháp trên sông Lô; Khu di tích Làng Ngòi, Đá Bàn - Mỹ Bằng (Yên Sơn); khu di tích Chiến thắng Khe Lau thuộc xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân (Yên Sơn); di tích chiến thắng Km7, Cầu Cả... Các di tích nói trên là bằng chứng khẳng định Tuyên Quang là tỉnh có kho tàng di tích lịch sử cách mạng độc đáo và vô giá.
Tuyên Quang có nhiều công trình kiến trúc cổ với đình, chùa, đền, miếu như: Thành cổ Nhà Mạc - một công trình kiến trúc, quân sự đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc và nhân dân Tuyên Quang. Đền Hạ kiến trúc mang dấu ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu với những đường nét, hoa văn thanh thoát. Cũng như đền Hạ, đền Thượng, đền Mẫu Ỷ La, đền Cảnh Xanh, đền Pác Tạ, đền Bắc Mục, đền Thác Cái... là những công trình kiến trúc văn hóa đặc trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu của Tuyên Quang. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác loại hình du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch tâm linh gắn liền với tín ngưỡng của nhân dân.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh về du lịch, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đầu tư và phát triển mạnh ngành dịch vụ du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV nêu rõ: “đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ” [1]. Đồng thời Đại hội xác định phát triển kinh tế du lịch là một trong bốn lĩnh vực đột phá để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nghị quyết Số: 17/NQ-HĐND, ngày 13 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định quan điểm: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm;chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng tại các khu, điểm du lịch; bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tổ chức các hoạt động văn hóa,  lễ hội truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch.
Kết quả Tuyên Quang đã phát triển đa dạng các loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng... Lượng khách du lịch đến Tuyên Quang không ngừng tăng lên, năm 2014 tổng lượt khách du lịch đạt 1.015.000 lượt, đạt 107 % kế hoạch năm, tăng 18% so với năm 2013 (đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết đại hội XV đề ra). Tổng thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, đạt 103 % kế hoạch năm, tăng 20% so với năm 2013.
Năm 2015 là năm nước rút thực hiện Nghị quyết XV của Đảng bộ tỉnh các chỉ tiêu về lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch đã đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Đạt được kết quả trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực thực hiện của ngành du lịch. Những thành quả phát triển du lịch Tuyên Quang góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng, một trong bốn lĩnh vực đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Với những tiềm năng và lợi thế cùng những chính sách khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh, ngành du lịch Tuyên Quang đang bước vào thời kỳ hội nhập và ngày càng phát triển. Kết quả phát triển du lịch sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và góp phần sớm đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.



            [1]. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV
* Số liệu sử dụng trong bài viết được trích từ tài liệu: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng năm 2020. Sở văn hóa thể thao và du lịch: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác du lịch năm 2014 phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015.

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680829

Đang Online : 146