Nội san >>  Nội san năm 2015  >> So 2_2015

Ngày Đăng:5/1/2016 10:06:00 PM Lượt xem: 1347

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
 Ở TỈNH TUYÊN QUANG
 
Đỗ Thu Hương
Trưởng phòng Đào tạo
 
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc. Diện tích tự nhiên 5.780 km2, trong đó vùng núi cao chiếm 53% diện tích, có 06 huyện và 01 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn, 2.095 thôn, bản (có 761 thôn đặc biệt khó khăn). Toàn tỉnh có 56 xã đặc biệt khó khăn, 19 xã ATK. Dân số gần 740 nghìn người, với trên 22 dân tộc cùng chung sống đoàn kết: Dân tộc Kinh chiếm 48,00%, Tày 24,97%, Dao 11,29%, Sán Chay 8,00%, Mông 2,08%, Nùng 1,91%, Sán Dìu 1,60%, Hoa 1,00%, các dân tộc thiểu số khác chiếm 1,15%.
Trong những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả chính sách sách dân tộc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội  của tỉnh. Từ năm 2009 đến năm 2013  trên địa bàn 37 xã đặc biệt khó khăn và 78 thôn đặc biệt khó khăn của 33 xã khu vực II, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí là 394.574,90 triệu đồng. Trong đó:  Đầu tư cho 699 công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng số kinh phí là 293.972,50 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất với kinh phí là 51.717,95 triệu đồng để hỗ trợ 56 mô hình phát triển sản xuất, hỗ trợ 15.158 con giống (bao gồm gia súc, gia cầm), hỗ trợ cây trồng cho 2.236 hộ, hỗ trợ 1.834 máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 1.800 nhóm hộ. Thực hiện dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở với kinh phí là 10.035,0 triệu đồng để tập huấn kiến thức khuyến nông, khuyến lâm cho 5.919  lượt người; tập huấn mô hình xóa đói giảm nghèo cho 6.766 lượt người và dạy nghề cho 1.831 thanh niên dân tộc thiểu số. Thực hiện dự án duy tu bảo dưỡng 117 công trình trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn với kinh phí 16.016,0 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ 34.589 học sinh con hộ nghèo, hỗ trợ các hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn là 21.873,45 triệu đồng Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn: Từ năm 2009 đến năm 2014 thực hiện uyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 15/10/2009, số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn; tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng đề án thực hiện trên địa bàn; hằng năm căn cứ nguồn vốn do Trung ương cấp đã thực hiện hỗ trợ theo đúng quy định. Kết quả: đã đầu tư xây dựng 22 công trình nước sinh hoạt tập trung với kinh phí là 28.000,0 triệu đồng để cấp nước cho 1.720 hộ đồng bào dân tộc thiểu số
Về Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008, Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011, quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2012 đến năm 2014 tỉnh đã tổ chức bình xét được 3.517 lượt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách thăm hỏi, đưa người có uy tín đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn; tặng quà nhân dịp tết Nguyên Đán; tổ chức tốt việc cấp các loại ấn phẩm, báo, tạp chí cho người uy tín, như Báo Dân tộc Phát triển, Báo Tuyên Quang; thực hiện 06 hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật cho trên 400 người có uy tín.  Từ việc thực hiện có hiệu quả các nội dung của chính sách trên trong những năm qua tỉnh đã xây dựng được đội ngũ Người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số để thực hiện việc tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Về thực hiện  chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn: Từ năm 2010  đến nay tỉnh đã hỗ trợ được 649,95 tấn lúa lai, 122,216 tấn ngô lai cho 199 nghìn lượt hộ nghèo ở vùng khó khăn, với tổng kinh phí trên 103,59 tỷ đồng. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đã góp phần vào việc phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế tăng thu nhập, từng bước ổn định đời sống cho người dân hộ nghèo thuộc vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Tỉnh cũng đã thực hiện tốt chính sách cấp các ấn phẩm, báo chí cho các cơ quan, đơn vị, các xã, các thôn đặc biệt khó khăn, trường học trên địa bàn ; công tác vận chuyển, cấp phát báo, tạp chí được cấp phát đúng đối tượng, đúng địa chỉ và thời gian quy định. Đến nay đã cấp được trên 2.257.591 lượt ấn phẩm, báo chí cho các đối tượng được hưởng, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh – định cư theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg: Tỉnh đã chỉ đạo các huyện tiến hành rà soát các đối tượng là hộ gia đình người dân tộc thiểu số đang du canh, du cư trên địa bàn để xây dựng phương án hỗ trợ theo định mức quy định của nhà nước theo hình thức bố trí đất ở, đất sản xuất; hỗ trợ lương thực cho hộ đồng bào về định canh định cư ổn định lâu dài tại các xã trên địa bàn tỉnh. Kết quả đến nay tỉnh đã thực hiện định canh, định cư cho 128 hộ với kinh phí là 4.708,7 triệu đồng. Đối với những hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống đặc biệt khó khăn, các Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 07 chương trình tín dụng ưu đãi (cho vay hộ nghèo; cho vay hộ cận nghèo; cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay học sinh sinh viên, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay giải quyết việc làm) vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định sô 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg: từ năm 2009-2014 đã thực hiện cho 3.567 hộ dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn vay vốn phát triển sản xuất với tổng kinh phí là 19.790,50 triệu đồng. Cùng với chú trọng phát triển kinh tế, tỉnh cũng đã đã hỗ trợ  cho 548.743 lượt học sinh, sinh viên với số kinh phí là 166,3 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ gạo theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 10.279 lượt học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn với kinh phí là trên 13,0 tỷ đồng. Từ năm 2009 đến năm 2014 đã rà soát, thực hiện đảm bảo việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 1.536.792 lượt người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và thể lực dần được nâng cao. Hỗ trợ làm mới được 9.968 nhà cho hộ nghèo (trong đó chủ yếu là hộ dân tộc thiểu số nghèo), với tổng kinh phí hỗ trợ trên 162,589 tỷ đồng, các hộ được hỗ trợ đã ổn định cuộc sống, có nhiều hộ được hỗ trợ làm nhà đã thoát nghèo bền vững.
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện tốt các lĩnh vực công tác đối với vùng dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc từ đó tác động tích cực trên các lĩnh vực kinh tế; văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trong những năm tới, công tác dân tộc của tỉnh Tuyên Quang luôn giữ vai trò hết sức quan trọng với nhiều nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX); Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 theo Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 22/4/2003 Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (khoá (XIII) về công tác dân tộc; Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 15/4/2010 của Tỉnh ủy Tuyên Quang về thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; tăng c­­ường xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu, vùng xa phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các ch­­­ương trình phát triển văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú; khuyến khích dạy tiếng dân tộc trong trường học, gia đình, thôn, bản. Tăng cường các hoạt động văn hoá thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; làm tốt công tác nghiên cứu, sư­­­u tầm, giữ gìn và phát huy  giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số; nâng cao hơn nữa chất  lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc ngay từ tuyến cơ sở. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số; xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là ngư­ời dân tộc thiểu số. Nghiên cứu xây dựng chính sách ­ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các xã vùng khó khăn công tác. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc theo Nghị quyết Trung ư­­­ơng 5 (khoá IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc.
          Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và tinh thần quyết không chịu đói nghèo của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ không ngừng cố gắng vươn lên, cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh xứng đáng với vị thế là quê hương Cách mạng, Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến./.  
             
* Tài liệu tham khảo : Báo cáo tổng kết công tác dân tộc và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2014 tại Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ II, năm 2014.
 

Các tin liên quan:

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8086579

Đang Online : 2371