Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học tập phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Ngày Đăng: 12/5/2017 8:55 Lượt xem: 2831
Có những con người, dù mới gặp lần đầu nhưng để lại trong ánh mắt và trái tim người đối diện với tình cảm trìu mến, sự nể phục và ấn tượng khó quên. Điều đó xuất phát từ phong cách ứng xử đỗi giản dị, chân thành, tự nhiên. Ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng. Ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt bề ngoài mà chủ yếu là ở sự chân thành của tình cảm, của mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Vì vậy, ứng xử được coi là biểu hiện tổng hợp của văn hóa, đạo đức, đồng thời qua cách ứng xử có thể thẩm định được nhân cách của một con người. Điều này có lẽ được thể hiện rõ nhất qua phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách đó cho chúng ta thấy chân dung của một vị lãnh tụ đồng thời cũng là một “công bộc” tận tụy của nhân dân, một người vừa có uy lực mạnh mẽ, lại vừa có sức cuốn hút kỳ lạ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có cách ứng xử ở tầm nghệ thuật, gần như hoàn thiện. Phong cách ứng xử tuy thể hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời của chủ thể đối với đối tượng và của chủ thể đối với bản thân mình trong quan hệ với đối tượng. Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh rất độc đáo, chứa đựng trong đó cả giá trị của dân tộc, của văn hóa phương Đông và phương Tây. Một lối văn hóa ứng xử có lý, có tình, hài hòa và vô cùng nhuần nhị. Đặc trưng cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch hiệp;
Ai đã một lần vinh dự được gặp Người đều nhận thấy trong các cuộc tiếp xúc, Người thường rất khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh. Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng.
Sinh thời, Bác thường không muốn tổ chức mừng ngày sinh hay chúc thọ linh đình vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn nghèo khó, gian khổ. Bác thường viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết đối với ngày sinh của mình. Những vần thơ tự sự đầy ý tứ thể hiện một lối ứng xử hết sức khiêm tốn, nhã nhặn.
“Vì Nước chưa nên nghĩ đến nhà
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.
(Không đề-1949)
Thứ hai: lối ứng xử chân tình, nồng hậu, tự nhiên;
Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người. Chỉ cần một lời chào chân tình, một nụ cười niềm nở, một cử chỉ vượt ngoài quy cách thông thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ mọi cách biệt về chức vụ, địa vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa lãnh tụ với nhân dân; điều đó lý giải vì sao mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt. Người đem đến cho tất cả mọi người ý thức về sự bình đẳng hoàn toàn giữa những con người tự do và dân chủ trên cơ sở tôn trọng giá trị nhân phẩm con người..
Mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Người luôn dành tình cảm đặc biệt đối với các cháu thiếu nhi. Ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Khi có gió mùa đông bắc về, Người nhắc nhở chống rét cho các cụ già, em nhỏ. Mỗi lần có dịp đến thăm các cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, Người không cho báo trước. Khi xuống, Người thường đi xem nơi ăn, chốn ở rồi mới ra hội trường nói chuyện với mọi người. Tình yêu thương đó được thể hiện qua sự quan tâm đến từng nhu cầu thiết yếu nhất, đơn giản nhất của con người.
Thứ ba: lối ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa.
Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ. Với phong cách ứng xử của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước. Với phong cách ứng xử ứng xử bản lĩnh, tự tin và khôn khéo, Hồ Chí Minh đã khiến cho kẻ thù bên kia chiến tuyến phải cảm phục và kính nể, giữ vững mục tiêu đấu tranh vì độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc.
Cách ứng xử không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối tượng trong giao tiếp, mà nó còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người trong công việc, trong sinh hoạt. Người cũng luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Chính vì vậy mà phong cách ứng xử của Người đã tạo nên sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác.
Trong giai đoạn hiện nay, việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - trong đó có phong cách ứng xử của Người có ý nghĩa thời sự sâu sắc; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Học tập phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh thiết nghĩ trước hết là học cách ứng xử đối với bản thân mình đó là cần luôn luôn học tập, rèn luyện, tự trau dồi, tự hoàn thiện bản thân; với những người đồng chí, đồng nghiệp là thái độ ân cần, niềm nở, thương yêu quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Bao trùm tất cả, cần xây dựng được cách ứng xử có văn hóa với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em, xuất phát từ thái độ yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người để có sự ứng xử tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình.
Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là một giải pháp quan trọng, thiết thực để mỗi cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng,... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chủ tịch Hồ Chí Minh có cách ứng xử ở tầm nghệ thuật, gần như hoàn thiện. Phong cách ứng xử tuy thể hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời của chủ thể đối với đối tượng và của chủ thể đối với bản thân mình trong quan hệ với đối tượng. Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh rất độc đáo, chứa đựng trong đó cả giá trị của dân tộc, của văn hóa phương Đông và phương Tây. Một lối văn hóa ứng xử có lý, có tình, hài hòa và vô cùng nhuần nhị. Đặc trưng cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch hiệp;
Ai đã một lần vinh dự được gặp Người đều nhận thấy trong các cuộc tiếp xúc, Người thường rất khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh. Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng.
Sinh thời, Bác thường không muốn tổ chức mừng ngày sinh hay chúc thọ linh đình vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn nghèo khó, gian khổ. Bác thường viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết đối với ngày sinh của mình. Những vần thơ tự sự đầy ý tứ thể hiện một lối ứng xử hết sức khiêm tốn, nhã nhặn.
“Vì Nước chưa nên nghĩ đến nhà
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.
(Không đề-1949)
Thứ hai: lối ứng xử chân tình, nồng hậu, tự nhiên;
Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người. Chỉ cần một lời chào chân tình, một nụ cười niềm nở, một cử chỉ vượt ngoài quy cách thông thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ mọi cách biệt về chức vụ, địa vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa lãnh tụ với nhân dân; điều đó lý giải vì sao mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt. Người đem đến cho tất cả mọi người ý thức về sự bình đẳng hoàn toàn giữa những con người tự do và dân chủ trên cơ sở tôn trọng giá trị nhân phẩm con người..
Mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Người luôn dành tình cảm đặc biệt đối với các cháu thiếu nhi. Ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Khi có gió mùa đông bắc về, Người nhắc nhở chống rét cho các cụ già, em nhỏ. Mỗi lần có dịp đến thăm các cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, Người không cho báo trước. Khi xuống, Người thường đi xem nơi ăn, chốn ở rồi mới ra hội trường nói chuyện với mọi người. Tình yêu thương đó được thể hiện qua sự quan tâm đến từng nhu cầu thiết yếu nhất, đơn giản nhất của con người.
Thứ ba: lối ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa.
Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, nên linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ. Với phong cách ứng xử của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước. Với phong cách ứng xử ứng xử bản lĩnh, tự tin và khôn khéo, Hồ Chí Minh đã khiến cho kẻ thù bên kia chiến tuyến phải cảm phục và kính nể, giữ vững mục tiêu đấu tranh vì độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc.
Cách ứng xử không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối tượng trong giao tiếp, mà nó còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người trong công việc, trong sinh hoạt. Người cũng luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc. Chính vì vậy mà phong cách ứng xử của Người đã tạo nên sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác.
Trong giai đoạn hiện nay, việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - trong đó có phong cách ứng xử của Người có ý nghĩa thời sự sâu sắc; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Học tập phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh thiết nghĩ trước hết là học cách ứng xử đối với bản thân mình đó là cần luôn luôn học tập, rèn luyện, tự trau dồi, tự hoàn thiện bản thân; với những người đồng chí, đồng nghiệp là thái độ ân cần, niềm nở, thương yêu quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Bao trùm tất cả, cần xây dựng được cách ứng xử có văn hóa với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em, xuất phát từ thái độ yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người để có sự ứng xử tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình.
Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là một giải pháp quan trọng, thiết thực để mỗi cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng,... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ban Tuyên Giáo Trung ương: 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB CTQG, HN.2007
- Ban Tuyên Giáo Trung ương: Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, NXB CTQG Sự thật, HN.2016
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, HN.2011
Thạc sĩ Triệu Thị Bạch Vân
Giảng viên khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -