Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017)
Ngày Đăng: 18/5/2017 9:22 Lượt xem: 553
Cứ đến tháng 5, cả dân tộc Việt Nam và bạn bè khắp năm châu đều hướng tới một ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt: ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam; Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người đã đồng hành cùng dân tộc viết nên những trang lịch sử chói lọi của thế kỷ XX. Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trực tiếp chứng kiến nỗi đau của người dân mất nước, phải chịu bao đọa đầy, đau khổ; Những cuộc khởi nghĩa yêu nước quật cường, bất khuất của cha ông nhưng lần lượt bị dìm trong biển máu; Sự khủng hoảng trong phong trào cứu nước không tìm được đường đi… Đau cùng nỗi đau của quê hương, dân tộc, Người đã quyết tâm rời Tổ quốc thân yêu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian lao, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản.
Suốt cả cuộc đời, Người dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời, Người còn là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Một người rất đỗi giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn nghèo khó, gian khổ. Ngay cả trước khi chuẩn bị về với “thế giới người hiền”, trong Di chúc - phần việc riêng Người viết:
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong lòng bạn bè thế giới sự kính trọng, nể phục, ngưỡng mộ về một con người “Đại nhân, đại trí, đại dũng”. Đối với dân tộc Việt Nam, công lao của Người như non cao, biển rộng, một con người đã dành cả cuộc đời mình “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Bảy mươi chín mùa xuân tươi sáng, cho đến những giây phút cuối cùng cuộc đời, nhịp đập trái tim Người vẫn luôn vẹn tròn tình nghĩa “Trung với Đảng, hiếu với dân”. Trên tấm ngực áo Người không một tấm huân chương, nhưng sau làn vải ngực áo ấy là cả một trái tim bao la dành cho dân tộc.
Đã 48 năm trôi qua kể từ ngày Bác đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người chính là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.
Xin được mượn những lời thơ trong bài thơ Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:
“Vi sao ?Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh”
Kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/52017) mỗi người dân nước Việt nói riêng và bạn bè thế giới nói chung dành trọn tình cảm, sự ngưỡng mộ, lòng thành kính đối với Người.
Noi gương Bác, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng tự hoàn thiện mình, học và làm theo ở Bác từ những điều giản dị nhất. Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người đã đồng hành cùng dân tộc viết nên những trang lịch sử chói lọi của thế kỷ XX. Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trực tiếp chứng kiến nỗi đau của người dân mất nước, phải chịu bao đọa đầy, đau khổ; Những cuộc khởi nghĩa yêu nước quật cường, bất khuất của cha ông nhưng lần lượt bị dìm trong biển máu; Sự khủng hoảng trong phong trào cứu nước không tìm được đường đi… Đau cùng nỗi đau của quê hương, dân tộc, Người đã quyết tâm rời Tổ quốc thân yêu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian lao, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản.
Suốt cả cuộc đời, Người dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời, Người còn là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Một người rất đỗi giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn nghèo khó, gian khổ. Ngay cả trước khi chuẩn bị về với “thế giới người hiền”, trong Di chúc - phần việc riêng Người viết:
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong lòng bạn bè thế giới sự kính trọng, nể phục, ngưỡng mộ về một con người “Đại nhân, đại trí, đại dũng”. Đối với dân tộc Việt Nam, công lao của Người như non cao, biển rộng, một con người đã dành cả cuộc đời mình “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Bảy mươi chín mùa xuân tươi sáng, cho đến những giây phút cuối cùng cuộc đời, nhịp đập trái tim Người vẫn luôn vẹn tròn tình nghĩa “Trung với Đảng, hiếu với dân”. Trên tấm ngực áo Người không một tấm huân chương, nhưng sau làn vải ngực áo ấy là cả một trái tim bao la dành cho dân tộc.
Đã 48 năm trôi qua kể từ ngày Bác đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người chính là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.
Xin được mượn những lời thơ trong bài thơ Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:
“Vi sao ?Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh”
Kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/52017) mỗi người dân nước Việt nói riêng và bạn bè thế giới nói chung dành trọn tình cảm, sự ngưỡng mộ, lòng thành kính đối với Người.
Noi gương Bác, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng tự hoàn thiện mình, học và làm theo ở Bác từ những điều giản dị nhất. Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội./.
Thạc sĩ Triệu Thị Bạch Vân
Giảng viên khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hồ Chí Minh- Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, NXB Văn hóa thông tin, HN.2007
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, NXB Chính trị Quốc gia, HN.2011
- Thơ Tố Hữu, NXB Hội Nhà văn, tr.368
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -