Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nhớ lời Bác dạy
Ngày Đăng: 19/5/2017 15:29 Lượt xem: 1256
Trong trang đầu Sổ vàng truyền thống Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương tháng 9 năm 1949, Bác Hồ viết:
…Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,
"giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại".
Muốn đạt mục đích, thì phải
cần, kiệm, liêm, chính
chí công vô tư.
Gần 70 năm qua, lời dạy của Bác vẫn là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, học viên trên con đường học tập và công tác. Học văn hóa, học lý luận, ngoại ngữ, nghiệp vụ…tất cả là nhằm mục đích để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự cho Tổ quốc, cho nhân dân. Học không chỉ ở trường, trong sách vở, còn phải học ở cuộc sống, trong công việc, từ thực tế, học qua thầy giáo chưa đủ mà phải học từ cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp. Điều quan trọng là phải biết gắn những điều đã học vào thực tế, vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống để phụng sự cho Tổ quốc, Đoàn thể, nhân dân, nhân loại. Trong Sửa đổi lối làm việc, Bác viết: "Một người học xong đại học có thể gọi là trí thức, song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế…Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành". Theo Bác, "muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Nghĩa là phải rèn luyện đạo đức của người cách mạng. Trong học tập cũng như trong công việc, phải siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Không được lười biếng, người lười biếng là người có tội lỗi với đồng bào, với Tổ quốc. Phải thực hành tiết kiệm, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của một con người. Đồng thời phải trong sạch, không tham lam, luôn thẳng thắn, đúng đắn. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là làm việc thiện, làm việc ích nước lợi dân. Người cách mạng phải thực hành cho được những đức tính ấy. Tại buổi khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh nói: "Trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sỹ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản… Các đồng chí đều là những cán bộ cốt cán của Đảng. Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn".
Ghi nhớ lời Người, cán bộ, giảng viên và học viên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ "đào tạo những chiến sĩ tiên tiến". Từ ngày đầu được thành lập, ngày 06/6/1957, với nhiệm vụ là cơ quan giúp việc cho Tỉnh ủy trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, quan điểm, những vấn đề về xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng cho đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên cơ sở trong toàn tỉnh, nhà trường đã có những bước trưởng thành, ngày càng lớn mạnh. Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo được nâng cao cả về số lượng và phẩm chất đạo đức, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nhiều thế hệ học viên của nhà trường đã và đang giữ những vị trí cán bộ chủ chốt của tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương.
Suốt chặng đường 60 năm qua, Trường Chính trị Tuyên Quang không ngừng đổi mới và phát triển. Đến năm 2017, nhà trường đã có một đội ngũ cán bộ, giảng viên đông đảo gồm 56 đồng chí, trong đó có 42 giảng viên, có 73,8% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 01 đồng chí đang nghiên cứu sinh, 04 đồng chí đang học cao học. Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Chỉ tính từ năm 2010 đến hết năm 2016, nhà trường đã đào tạo 4.052 học viên trung cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị - hành chính; tổ chức bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính cho 530 học viên, bồi dưỡng chuyên viên cho 2067 học viên, bồi dưỡng cán sự cho 576 học viên và nhiều chương trình như: bồi dưỡng nghiệp vụ trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; bồi dưỡng bí thư, phó bí thư Đảng ủy và người đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội…và tham gia giảng dạy nhiều chương trình bồi dưỡng khác. Nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I quản lý hơn 500 học viên cao cấp lý luận chính trị và Cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Trong năm 2017, tiếp tục tổ chức quản lý và đào tạo, bồi dưỡng 14 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 1.341 học viên và tham gia nhiều chương trình bồi dưỡng, tập huấn khác. Năm 2016, nhà trường có 14 giảng viên dạy giỏi cấp trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ năm 2010 đến nay, đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, trong đó 02 đề tài đã nghiệm thu; 32 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; 10 đề tài khoa học cấp khoa. Năm 2017, tiếp tục thực hiện 01 đề tài khoa học cấp tỉnh; 08 đề tài cấp trường và 02 đề tài cấp khoa. Hàng năm, 100 % giảng viên đều được đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương pháp dạy học tích cực được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Cán bộ, giảng viên nhà trường luôn học tập và làm theo lời dạy của Bác trong thực hiện chức trách nhiệm vụ và rèn luyện đạo đức nhà giáo, rèn luyện đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác, cũng là dịp nhà trường chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, mỗi cán bộ, giảng viên đều cảm thấy tự hào được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và luôn ghi nhớ lời Người!
…Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,
"giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại".
Muốn đạt mục đích, thì phải
cần, kiệm, liêm, chính
chí công vô tư.
Gần 70 năm qua, lời dạy của Bác vẫn là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, học viên trên con đường học tập và công tác. Học văn hóa, học lý luận, ngoại ngữ, nghiệp vụ…tất cả là nhằm mục đích để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự cho Tổ quốc, cho nhân dân. Học không chỉ ở trường, trong sách vở, còn phải học ở cuộc sống, trong công việc, từ thực tế, học qua thầy giáo chưa đủ mà phải học từ cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp. Điều quan trọng là phải biết gắn những điều đã học vào thực tế, vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống để phụng sự cho Tổ quốc, Đoàn thể, nhân dân, nhân loại. Trong Sửa đổi lối làm việc, Bác viết: "Một người học xong đại học có thể gọi là trí thức, song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế…Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành". Theo Bác, "muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Nghĩa là phải rèn luyện đạo đức của người cách mạng. Trong học tập cũng như trong công việc, phải siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Không được lười biếng, người lười biếng là người có tội lỗi với đồng bào, với Tổ quốc. Phải thực hành tiết kiệm, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của một con người. Đồng thời phải trong sạch, không tham lam, luôn thẳng thắn, đúng đắn. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là làm việc thiện, làm việc ích nước lợi dân. Người cách mạng phải thực hành cho được những đức tính ấy. Tại buổi khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh nói: "Trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sỹ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản… Các đồng chí đều là những cán bộ cốt cán của Đảng. Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn".
Ghi nhớ lời Người, cán bộ, giảng viên và học viên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ "đào tạo những chiến sĩ tiên tiến". Từ ngày đầu được thành lập, ngày 06/6/1957, với nhiệm vụ là cơ quan giúp việc cho Tỉnh ủy trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, quan điểm, những vấn đề về xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng cho đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên cơ sở trong toàn tỉnh, nhà trường đã có những bước trưởng thành, ngày càng lớn mạnh. Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo được nâng cao cả về số lượng và phẩm chất đạo đức, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nhiều thế hệ học viên của nhà trường đã và đang giữ những vị trí cán bộ chủ chốt của tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương.
Suốt chặng đường 60 năm qua, Trường Chính trị Tuyên Quang không ngừng đổi mới và phát triển. Đến năm 2017, nhà trường đã có một đội ngũ cán bộ, giảng viên đông đảo gồm 56 đồng chí, trong đó có 42 giảng viên, có 73,8% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 01 đồng chí đang nghiên cứu sinh, 04 đồng chí đang học cao học. Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Chỉ tính từ năm 2010 đến hết năm 2016, nhà trường đã đào tạo 4.052 học viên trung cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị - hành chính; tổ chức bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính cho 530 học viên, bồi dưỡng chuyên viên cho 2067 học viên, bồi dưỡng cán sự cho 576 học viên và nhiều chương trình như: bồi dưỡng nghiệp vụ trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; bồi dưỡng bí thư, phó bí thư Đảng ủy và người đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội…và tham gia giảng dạy nhiều chương trình bồi dưỡng khác. Nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I quản lý hơn 500 học viên cao cấp lý luận chính trị và Cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Trong năm 2017, tiếp tục tổ chức quản lý và đào tạo, bồi dưỡng 14 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 1.341 học viên và tham gia nhiều chương trình bồi dưỡng, tập huấn khác. Năm 2016, nhà trường có 14 giảng viên dạy giỏi cấp trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ năm 2010 đến nay, đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, trong đó 02 đề tài đã nghiệm thu; 32 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; 10 đề tài khoa học cấp khoa. Năm 2017, tiếp tục thực hiện 01 đề tài khoa học cấp tỉnh; 08 đề tài cấp trường và 02 đề tài cấp khoa. Hàng năm, 100 % giảng viên đều được đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương pháp dạy học tích cực được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Cán bộ, giảng viên nhà trường luôn học tập và làm theo lời dạy của Bác trong thực hiện chức trách nhiệm vụ và rèn luyện đạo đức nhà giáo, rèn luyện đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác, cũng là dịp nhà trường chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, mỗi cán bộ, giảng viên đều cảm thấy tự hào được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và luôn ghi nhớ lời Người!
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -