Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên trong tác phẩm phẩm "Đời sống mới" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày Đăng: 29/5/2017 9:35 Lượt xem: 874
Tác phẩm “Đời sống mới” được Bác viết với bút danh Tân Sinh ra đời cách đây 70 năm, vào tháng 3-1947, trong lúc cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngoài lời tựa, tác phẩm được kết cấu thành 19 phần, gần 5.800 từ, trình bày theo cách hỏi - đáp. Trong tác phẩm này, những vấn đề từ mục đích, nội dung xây dựng đời sống mới liên quan đến từng nhóm đối tượng và môi trường cụ thể, cho đến phương châm và phương pháp xây dựng đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập một cách ngắn gọn, thiết thực, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện.
Mục XIV của tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày vấn đề xây dựng đời sống mới trong các công sở rất ngắn gọn, nhưng vẹn nguyên giá trị thời đại.
Bác viết: “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy. Vì vậy, những người làm trong các công sở càng phải làm gương đời sống mới cho dân bắt chước”[1].
Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Do đó, họ dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Người yêu cầu, mỗi cán bộ phải rèn luyện các phẩm chất đạo đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
“Cần” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”[2].
Bác Hồ là mẫu mực cho tấm gương về thực hiện chữ “cần”. Với nỗ lực tự học, chăm chỉ, Người thông thạo nhiều ngoại ngữ. Hình ảnh Bác Hồ cuốc đất trồng rau tăng gia sản xuất… sẽ sống mãi trong lòng nhân dân.
“ Kiệm” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghĩa là: “Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều”[3].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đưa ra nhiều lời kêu gọi thúc đẩy tinh thần tiết kiệm của mọi người trong cả nước. Bản thân Bác đã trở thành tấm gương sáng trong việc thực hành tiết kiệm. Hàng ngày, các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến hai, ba lần. Bác Hồ mặc rất giản dị. Người chỉ có hai bộ quần áo kaki dùng khi tiếp khách. Mỗi lần đi công tác, dù ở cương vị cao nhưng Bác cũng chỉ mang cơm nắm muối vừng. Bác Hồ chính là tấm gương tiết kiệm vĩ đại để mỗi người Việt Nam soi vào đó, sửa chữa và học tập làm theo lời Bác.
“Liêm” – Theo Hồ Chí Minh: “Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”[4].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết xử lý cán bộ bất liêm.Vụ án Trần Dụ Châu là minh chứng cho điều đó. Trần Dụ Châu – nguyên cục trưởng cục quân nhu, đã lợi dụng chức vụ bớt xén phần cơm kham khổ của bộ đội, cùng đồng bọn ăn chơi sa đọa. Trần Dụ Châu bị kết án tử hình.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
– Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa…
– Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
– Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
“Chính” – Theo Bác, “Chính” là: “Mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh”[5].
Xây dựng đời sống mới, không thể tách rời với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam nói chung và cán bộ, đảng viên. Đời sống mới gắn với việc chúng ta phá bỏ những cái cũ – xấu xa, lỗi thời, lạc hậu để xây dựng đời sống mới – với những giá trị cao đẹp phù hợp với thời đại. Muốn hướng dẫn nhân dân làm được điều đó, cán bộ phải là những người tiên phong, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm.
“…mình hơn người thì chớ kiêu căng.
Người hơn mình, thì chớ nịnh hót.
Thấy của người thì chớ tham lam.
Đối của mình thì chớ bủn xỉn”[6].
Học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên học được ở Người từ những điều giản dị nhất. Đảng, Nhà nước đã xây dựng, ban bố Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng… Trong tình hình hiện nay, vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Bởi sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta còn nhiều khó khăn, thử thách. Thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng. Các quốc gia đều đang nỗ lực xây dựng đất nước mình trở nên hùng cường.Việt Nam muốn tiến bước cùng các nước, đòi hỏi mỗi người dân nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng cần ra sức nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, ra sức tiết kiệm, thực hành liêm khiết, chí công vô tư để làm giàu cho Tổ quốc, xứng đáng với những hy sinh của cha anh đi trước.
70 năm đã trôi qua, kể từ ngày ra đời, tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi một cán bộ, đảng viên khi nghiên cứu tác phẩm, đều có thể tự mình soi vào đó, thấy được những giá trị đạo đức cốt lõi của người Việt Nam. Sức sống của tác phẩm sẽ trường tồn cùng thời gian!
Ngoài lời tựa, tác phẩm được kết cấu thành 19 phần, gần 5.800 từ, trình bày theo cách hỏi - đáp. Trong tác phẩm này, những vấn đề từ mục đích, nội dung xây dựng đời sống mới liên quan đến từng nhóm đối tượng và môi trường cụ thể, cho đến phương châm và phương pháp xây dựng đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập một cách ngắn gọn, thiết thực, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện.
Mục XIV của tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày vấn đề xây dựng đời sống mới trong các công sở rất ngắn gọn, nhưng vẹn nguyên giá trị thời đại.
Bác viết: “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy. Vì vậy, những người làm trong các công sở càng phải làm gương đời sống mới cho dân bắt chước”[1].
Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Do đó, họ dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Người yêu cầu, mỗi cán bộ phải rèn luyện các phẩm chất đạo đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
“Cần” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”[2].
Bác Hồ là mẫu mực cho tấm gương về thực hiện chữ “cần”. Với nỗ lực tự học, chăm chỉ, Người thông thạo nhiều ngoại ngữ. Hình ảnh Bác Hồ cuốc đất trồng rau tăng gia sản xuất… sẽ sống mãi trong lòng nhân dân.
“ Kiệm” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghĩa là: “Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều”[3].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đưa ra nhiều lời kêu gọi thúc đẩy tinh thần tiết kiệm của mọi người trong cả nước. Bản thân Bác đã trở thành tấm gương sáng trong việc thực hành tiết kiệm. Hàng ngày, các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến hai, ba lần. Bác Hồ mặc rất giản dị. Người chỉ có hai bộ quần áo kaki dùng khi tiếp khách. Mỗi lần đi công tác, dù ở cương vị cao nhưng Bác cũng chỉ mang cơm nắm muối vừng. Bác Hồ chính là tấm gương tiết kiệm vĩ đại để mỗi người Việt Nam soi vào đó, sửa chữa và học tập làm theo lời Bác.
“Liêm” – Theo Hồ Chí Minh: “Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”[4].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết xử lý cán bộ bất liêm.Vụ án Trần Dụ Châu là minh chứng cho điều đó. Trần Dụ Châu – nguyên cục trưởng cục quân nhu, đã lợi dụng chức vụ bớt xén phần cơm kham khổ của bộ đội, cùng đồng bọn ăn chơi sa đọa. Trần Dụ Châu bị kết án tử hình.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
– Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa…
– Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
– Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
“Chính” – Theo Bác, “Chính” là: “Mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh”[5].
Xây dựng đời sống mới, không thể tách rời với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam nói chung và cán bộ, đảng viên. Đời sống mới gắn với việc chúng ta phá bỏ những cái cũ – xấu xa, lỗi thời, lạc hậu để xây dựng đời sống mới – với những giá trị cao đẹp phù hợp với thời đại. Muốn hướng dẫn nhân dân làm được điều đó, cán bộ phải là những người tiên phong, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm.
“…mình hơn người thì chớ kiêu căng.
Người hơn mình, thì chớ nịnh hót.
Thấy của người thì chớ tham lam.
Đối của mình thì chớ bủn xỉn”[6].
Học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên học được ở Người từ những điều giản dị nhất. Đảng, Nhà nước đã xây dựng, ban bố Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng… Trong tình hình hiện nay, vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Bởi sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta còn nhiều khó khăn, thử thách. Thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng. Các quốc gia đều đang nỗ lực xây dựng đất nước mình trở nên hùng cường.Việt Nam muốn tiến bước cùng các nước, đòi hỏi mỗi người dân nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng cần ra sức nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, ra sức tiết kiệm, thực hành liêm khiết, chí công vô tư để làm giàu cho Tổ quốc, xứng đáng với những hy sinh của cha anh đi trước.
70 năm đã trôi qua, kể từ ngày ra đời, tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi một cán bộ, đảng viên khi nghiên cứu tác phẩm, đều có thể tự mình soi vào đó, thấy được những giá trị đạo đức cốt lõi của người Việt Nam. Sức sống của tác phẩm sẽ trường tồn cùng thời gian!
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy
Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -