Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Phong cách làm báo của Hồ Chí Minh
Ngày Đăng: 15/6/2017 10:28 Lượt xem: 1242
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà cách mạng lỗi lạc, vừa là một nhà ngoại giao uyên bác, một nhà báo lão luyện. Người sáng lập ra Đảng, Nhà nước và nền ngoại giao Việt Nam, đồng thời đặt nền móng và dìu dắt báo chí cách mạng nước ta ngay từ khi ra đời. Hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của báo chí, truyền thông đối với sự nghiệp cách mạng và hoạt động ngoại giao, trong quá trình hoạt động lãnh đạo cách mạng, Bác đã viết hàng ngàn bài báo, đủ các thể loại, dịch ra nhiều thứ tiếng, với hàng trăm bút danh, đăng trên nhiều ấn phẩm ở trong nước và nước ngoài. Có thể nói, hiếm có nhà lãnh đạo cách mạng nào trên thế giới lại dành mối quan tâm lớn đối với mặt trận báo chí, truyền thông như Bác.
Trong các bài báo của mình Bác luôn đề cao tính trung thực, phản ánh đúng bản chất sự việc, phân biệt rõ đúng sai, xuất phát từ chính những sự việc đã và đang diễn ra, không tô hồng, bôi đen, áp đặt ý chí chủ quan, phiến diện, một chiều. Theo Bác, viết và nói phải chân thực, không nên nói ẩu, không được bịa ra. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Viết và nói đúng sự thật tức là nói cả những sai lầm khuyết điểm. Đây chính là phẩm chất cao đẹp của đạo đức nghề nghiệp, cái gốc của một nhà báo cách mạng, người làm báo chân chính. Tính trung thực trong phong cách làm báo Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người không chỉ nói cái tốt, cái thành công, mà còn chỉ ra những thói hư, tật xấu, tính ích kỷ, bệnh quan liêu, mệnh lệnh và cả những việc chưa thành công để tìm biện pháp khắc phục. Bác cho rằng: “Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại. Những bài báo của Bác luôn phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và nỗi đau của những người dân mất nước, chịu cảnh lầm than, nô lệ dưới ách nô dịch của kẻ thù xâm lược; vui cùng niềm vui của nhân dân khi được hưởng cuộc sống hòa bình trong xã hội mới; phê phán hủ tục, tệ nạn… Bởi thế, những bài báo của Bác có tính chiến đấu, tính định hướng rất cao. Bởi theo Bác, hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị, báo chí là vũ khí đấu tranh cách mạng nên người viết báo phải thể hiện rõ sự ủng hộ hay phản biện đối với vấn đề, sự kiện mà mình đang phản ánh. Có như vậy, báo chí mới thể hiện được hết vai trò là công cụ của Đảng, Nhà Nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và diễn đàn của nhân dân.
Để có được những bài viết giá trị, có sức thuyết phục, Bác yêu cầu nhà báo phải “có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”; phải bám sát vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; nâng cáo trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gần gũi với quần chúng nhân dân.
Đồng thời, phải xác định đúng đối tượng, mục đích, cách viết. Phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích của việc nói và viết, từ đó tìm ra cách nói, cách viết phù hợp với đối tượng, rõ chủ đề và đạt mục đích đề ra. Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng, phải nắm được nội dung, tức là viết, nói cái gì? Phải nắm được đối tượng, tức là viết, nói cho ai? Phải nắm vững mục đích, tức là nói, viết để làm gì? Phải nắm được phương pháp, tức là nói, viết như thế nào? Các bài viết của Bác thường ngắn gọn nhưng cô đọng, hàm súc, mỗi câu, mỗi chữ có mục đích, có ý nghĩa. làm rõ được vấn đề, đi thẳng vào vấn đề, những điều mà quần chúng đang quan tâm. Chính vì vậy các bài báo của Người có sức lôi cuốn lớn đối với tất cả mọi tầng lớp nhân dân.
Học tập phong cách làm báo của Hồ Chí Minh mỗi chúng ta phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm, đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ… xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa./.
Trong các bài báo của mình Bác luôn đề cao tính trung thực, phản ánh đúng bản chất sự việc, phân biệt rõ đúng sai, xuất phát từ chính những sự việc đã và đang diễn ra, không tô hồng, bôi đen, áp đặt ý chí chủ quan, phiến diện, một chiều. Theo Bác, viết và nói phải chân thực, không nên nói ẩu, không được bịa ra. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Viết và nói đúng sự thật tức là nói cả những sai lầm khuyết điểm. Đây chính là phẩm chất cao đẹp của đạo đức nghề nghiệp, cái gốc của một nhà báo cách mạng, người làm báo chân chính. Tính trung thực trong phong cách làm báo Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người không chỉ nói cái tốt, cái thành công, mà còn chỉ ra những thói hư, tật xấu, tính ích kỷ, bệnh quan liêu, mệnh lệnh và cả những việc chưa thành công để tìm biện pháp khắc phục. Bác cho rằng: “Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại. Những bài báo của Bác luôn phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và nỗi đau của những người dân mất nước, chịu cảnh lầm than, nô lệ dưới ách nô dịch của kẻ thù xâm lược; vui cùng niềm vui của nhân dân khi được hưởng cuộc sống hòa bình trong xã hội mới; phê phán hủ tục, tệ nạn… Bởi thế, những bài báo của Bác có tính chiến đấu, tính định hướng rất cao. Bởi theo Bác, hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị, báo chí là vũ khí đấu tranh cách mạng nên người viết báo phải thể hiện rõ sự ủng hộ hay phản biện đối với vấn đề, sự kiện mà mình đang phản ánh. Có như vậy, báo chí mới thể hiện được hết vai trò là công cụ của Đảng, Nhà Nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và diễn đàn của nhân dân.
Để có được những bài viết giá trị, có sức thuyết phục, Bác yêu cầu nhà báo phải “có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”; phải bám sát vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; nâng cáo trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gần gũi với quần chúng nhân dân.
Đồng thời, phải xác định đúng đối tượng, mục đích, cách viết. Phải xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích của việc nói và viết, từ đó tìm ra cách nói, cách viết phù hợp với đối tượng, rõ chủ đề và đạt mục đích đề ra. Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng, phải nắm được nội dung, tức là viết, nói cái gì? Phải nắm được đối tượng, tức là viết, nói cho ai? Phải nắm vững mục đích, tức là nói, viết để làm gì? Phải nắm được phương pháp, tức là nói, viết như thế nào? Các bài viết của Bác thường ngắn gọn nhưng cô đọng, hàm súc, mỗi câu, mỗi chữ có mục đích, có ý nghĩa. làm rõ được vấn đề, đi thẳng vào vấn đề, những điều mà quần chúng đang quan tâm. Chính vì vậy các bài báo của Người có sức lôi cuốn lớn đối với tất cả mọi tầng lớp nhân dân.
Học tập phong cách làm báo của Hồ Chí Minh mỗi chúng ta phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm, đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ… xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa./.
Thạc sĩ Phùng Thị Khánh Lệ
Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -