Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tình cảm của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ

Ngày Đăng: 11/7/2017 8:20 Lượt xem: 616

          Là người lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấu hiểu và đánh giá cao những hy sinh, mất mát của các thương binh, liệt sỹ và thân nhân của họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Với tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, Người luôn đau đáu một nỗi niềm đối với các thương binh, liệt sĩ và thân nhân của họ.
          Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", Hồ Chí Minh luôn nhắc đến những chiến sĩ đã vì Tổ quốc mà ngã xuống hay đã hy sinh một phần xương máu. Năm 1946, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến và Ủy ban hành chính Nam Bộ, Người viết: "Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc tranh đấu cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng"1. Sau đó, trong Thư gửi đồng bào Việt Nam, người Pháp và người thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sỹ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh"2. Khi biết tin con trai của bác sĩ Vũ Đình Tụng - một chiến sĩ tự vệ của thủ đô đã hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ Hà Nội, Bác gửi một bức thư riêng chia sẻ đau thương với gia đình bác sĩ, trong đó có đoạn viết: "Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạn ruột… Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh, để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi. Vật chất họ mất, nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn còn với non sông Việt Nam…"3
          Mùa đông năm 1946, sau khi đi Pháp về, Hồ Chí Minh đã đến dự lễ "Mùa đông binh sĩ" do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh. Ngay tại buổi lễ, Người đã cởi chiếc áo len đang mặc trên người để tặng lại các chiến sĩ - chiếc áo đã cùng Người chống chọi với những mùa đông giá lạnh khi bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước. Ngay sau đó, chiếc áo đã được Ban vận động ủng hộ "Mùa đông binh sĩ" tổ chức bán đấu giá để lấy tiền góp vào may áo cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh. Chiếc áo đã làm ấm lòng bao chiến sĩ. Giữa bộn bề công việc của những ngày tháng cam go chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Người vẫn giành những  tình cảm đặc biệt cho các thương binh, liệt sỹ. Người đã ra Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi với một tấm lòng thành kính.“Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sỹ đó và tôi nhận con các liệt sỹ làm con nuôi của tôi”4.
          Tháng 6/1947, Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa với những người đã vì Tổ quốc mà hy sinh một phần xương máu. Hội nghị tổ chức tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh toàn quốc. Lần đầu tiên "Ngày thương binh" được tổ chức vào năm 1947, đó cũng là ngày kỷ niệm đầu tiên thực hiện ở trong nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Ban Tổ chức Ngày thương binh toàn quốc năm 1947, trong đó có đoạn viết: "Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh…". Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Trong hoàn cảnh các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Người vận động đồng bào nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương của Người và tiền ăn một bữa của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ Tịch để tặng thương binh. Khi giặc ngoại xâm đang hoành hành trên đất nước, trước muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, nhiều thanh niên đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà đóng góp sức lực của mình cho cuộc chiến tranh giành độc lập cho đồng bào. Trong số đó có nhiều người đang ngồi trên ghế giảng đường trường đại học cũng từ bỏ ước mơ của mình để xông pha nơi trận mạc, những Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm… và biết bao người con vô danh khác. Năm 1948, trong Lời kêu gọi nhân ngày 27/7, Hồ Chủ Tịch đã viết: "…Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững, để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào… Họ quyết liều chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống… Ngày nay, bố mẹ họ đã mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà góa. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ… Những tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được, và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh. Vì vậy, tôi mong và chắc rằng: Đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi..."5.
          Sau chiến thắng lịch sử Điện Biện phủ 1954, vấn đề binh sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh trở thành một vấn đề lớn cần phải được quan tâm giải quyết. Năm 1955, Bác Hồ và Đảng, Nhà nước ta quyết định ngày 27/7 hàng năm được đổi thành "Ngày thương binh, liệt sĩ" để ghi nhận những hy sinh của đồng bào, chiến sỹ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 223/CT-TW ngày 08/7/1975, quyết định ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành "Ngày Thương binh, Liệt sỹ" của cả nước.
          Chiến tranh đã qua đi, nhưng vết thương của nó vẫn chưa liền suốt chiều dài đất nước. Mỗi người chúng ta có cuộc sống bình yên như hôm nay, càng không thể nào quên những mất mát mà thế hệ đi trước đã gánh chịu. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, mỗi chúng ta hãy bày tỏ tấm lòng của mình đối với các thương binh và thân nhân liệt sỹ nhân ngày 27/7 là góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa"; "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
                                                 
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Phó Hiệu trưởng 
1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXBCTQG, Hà nội 2004, tr 199
2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXBCTQG, Hà nội 2004, tr 457
3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXBCTQG, Hà nội 2004, tr 40
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXBCTQG, Hà nội 2004, tr 435
5. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXBCTQG, Hà nội 2004, tr 466 - 467
 
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8701353

Đang Online : 8