Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
60 năm trước Người phát động Tết trồng cây
Ngày Đăng: 12/2/2019 14:46 Lượt xem: 735
Xuân này là tròn 60 năm (1959-2019) Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bút danh Trần Lực, viết bài “Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 28-11-1959, kêu gọi toàn dân hưởng ứng Tết trồng cây vào dịp Tết Canh Tý.
Bác Hồ với cán bộ và nhân dân trên đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì (Hà Nội), sáng mùng một Tết Kỷ Dậu 1969. Ảnh tư liệu
Từ đó đến nay, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhân dân ta lại tổ chức Tết trồng cây, một hình thức tết mang nội dung, ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, lâu dài, toàn diện, phục vụ đời sống con người và sự phát triển cường thịnh của đất nước. Tết trồng cây rất tự nhiên trở thành một trong những phong tục, nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đây là hoạt động khởi đầu mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, nở hoa kết trái. Theo Bác, trồng cây là công việc tốn kém ít mà lợi ích nhiều. Trồng cây vào dịp Tết, vào mùa xuân càng có ý nghĩa lớn. Người người, nhà nhà, già trẻ, gái trai đều hăng hái tham gia; hằng năm thi đua, ban, ngành, đoàn thể thi đua, để từng địa phương và cả nước đều thay đổi. Môi trường xanh, lá phổi xanh tăng sức khỏe cho mọi người, mọi nhà.
Chúng tôi, những người có vinh dự lớn từng được gần gũi bên Bác, phục vụ Bác, nay nhiều người đã ra đi, số còn lại đều đã ở tuổi 80-90. Ngày Bác còn ở chiến khu (ATK Việt Bắc), cũng như khi Bác và Trung ương Đảng chuyển về Hà Nội, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng trong Cơ quan Chủ tịch phủ-Thủ tướng phủ (từ khi về Hà Nội thì tách thành hai cơ quan), ai cũng khâm phục, học tập Bác về việc chủ động tăng gia chăn nuôi và thông thạo công việc nuôi trồng, làm vườn. Phong trào “Ao cá Bác Hồ” sau này cũng trở thành phong trào sôi nổi trong cả nước.
Còn nhớ, khi mới về tiếp quản Hà Nội, khu vườn cây, ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Phủ Chủ tịch hiện nay, vốn là đầm lầy, bãi cỏ hoang do viên toàn quyền Pháp dùng để nuôi hươu, nai. Bác gợi ý anh em đào ao, lấy đất đắp lên làm vườn, quy hoạch khu trồng cây bóng mát, cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa... Vườn cây đến nay có hơn 1.270 cá thể, thuộc 161 loài cây, 54 họ thực vật, đặc biệt có tới 68 loài cây, hoa do chính Bác đem từ nước ngoài về. Người cũng có thơ động viên, cổ vũ toàn dân: Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Tôi tìm đọc lại các bài báo viết về sự kiện Bác Hồ về thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội) đúng mồng một Tết Kỷ Dậu (ngày 16-2-1969). Lúc sinh thời, đồng chí Vũ Kỳ, nguyên Thư ký của Bác, kể lại: Thời điểm đó, Bác đã yếu nhiều, các đồng chí phục vụ Bác rất lo lắng, nhưng Bác nói, đại ý: Dịp kỷ niệm 10 năm phát động Tết trồng cây, các chú phải bố trí cho Bác đi trồng cây ở một địa phương nào đó có thành tích... Hôm đó, về Vật Lại để trồng cây, đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ sức khỏe của Bác, đi cùng trên xe và ngồi bên phải Bác.
Thật cảm động, cho đến những tháng ngày sắp đi xa, sức khỏe yếu, Người vẫn một lòng một dạ vì dân, vì nước, rất quan tâm đến sự nghiệp trồng cây-“trồng người”, như Bác từng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Chúng tôi, những người có vinh dự lớn từng được gần gũi bên Bác, phục vụ Bác, nay nhiều người đã ra đi, số còn lại đều đã ở tuổi 80-90. Ngày Bác còn ở chiến khu (ATK Việt Bắc), cũng như khi Bác và Trung ương Đảng chuyển về Hà Nội, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng trong Cơ quan Chủ tịch phủ-Thủ tướng phủ (từ khi về Hà Nội thì tách thành hai cơ quan), ai cũng khâm phục, học tập Bác về việc chủ động tăng gia chăn nuôi và thông thạo công việc nuôi trồng, làm vườn. Phong trào “Ao cá Bác Hồ” sau này cũng trở thành phong trào sôi nổi trong cả nước.
Còn nhớ, khi mới về tiếp quản Hà Nội, khu vườn cây, ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Phủ Chủ tịch hiện nay, vốn là đầm lầy, bãi cỏ hoang do viên toàn quyền Pháp dùng để nuôi hươu, nai. Bác gợi ý anh em đào ao, lấy đất đắp lên làm vườn, quy hoạch khu trồng cây bóng mát, cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa... Vườn cây đến nay có hơn 1.270 cá thể, thuộc 161 loài cây, 54 họ thực vật, đặc biệt có tới 68 loài cây, hoa do chính Bác đem từ nước ngoài về. Người cũng có thơ động viên, cổ vũ toàn dân: Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Tôi tìm đọc lại các bài báo viết về sự kiện Bác Hồ về thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội) đúng mồng một Tết Kỷ Dậu (ngày 16-2-1969). Lúc sinh thời, đồng chí Vũ Kỳ, nguyên Thư ký của Bác, kể lại: Thời điểm đó, Bác đã yếu nhiều, các đồng chí phục vụ Bác rất lo lắng, nhưng Bác nói, đại ý: Dịp kỷ niệm 10 năm phát động Tết trồng cây, các chú phải bố trí cho Bác đi trồng cây ở một địa phương nào đó có thành tích... Hôm đó, về Vật Lại để trồng cây, đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ sức khỏe của Bác, đi cùng trên xe và ngồi bên phải Bác.
Thật cảm động, cho đến những tháng ngày sắp đi xa, sức khỏe yếu, Người vẫn một lòng một dạ vì dân, vì nước, rất quan tâm đến sự nghiệp trồng cây-“trồng người”, như Bác từng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Nguồn: baotuyenquang.com.vn
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -