Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh đối với cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang
Ngày Đăng: 26/6/2019 10:42 Lượt xem: 744
Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam. Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cách mạng, người cán bộ, đảng viên gương mẫu mà còn là khuôn thước để bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng, không chỉ mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tu dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Phong cách diễn đạt là một trong năm mặt chủ yếu tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tự nhiên trong cuộc sống của Người, đó là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất, có đạo đức trong sáng, đậm tính nhân văn nhưng rất giản dị, gần gũi, mãi mãi là tấm gương cho chúng ta học tập và noi theo. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị nêu rõ: Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh bao gồm: Phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Theo Người: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”[1]
Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng và có tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cần đề cao ý thức tự giác học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện trong mỗi công việc hằng ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng. Thực hiện việc tiếp tục “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đất nước ta.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ ra trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, có biểu hiện thứ sáu: “Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng,làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu”[2] . Như vậy, học tập và làm theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là cách làm thiết thực để ngăn chặn, chống lại biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù khi “nói, viết làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”[3].
Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Với chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức của tỉnh về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác theo kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Như vậy, từ đối tượng học viên của Trường Chính trị tỉnh là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương. Do đó, mỗi giảng viên phải xây dựng phong cách diễn đạt của mình cho phù hợp với đối tượng giảng dạy. Học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh phải trả lời được câu hỏi nói, viết cái gì? Nói cho ai nghe? Nói để làm gì và như thế nào? Sau khi xác định đúng đối tượng phải đặt rõ chủ đề để từ đó mà xác định mục đích và cách thể hiện (phương pháp). Bởi vì, chủ đề, đối tượng, mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện lại làm cho nội dung nói và viết đúng chủ đề, đúng đối tượng và đạt mục đích của việc nói và viết. Nếu không xác định rõ đối tượng, chủ đề, mục đích và tìm được cách thể hiện phù hợp thì bài giảng, bài viết đều không có tác dụng.
Học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, đặc biệt là với đội ngũ giảng viên. Người giảng viên như một diễn viên đứng trên sân khấu, khi diễn đạt cần nói đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tìm kiếm thông tin chính thống, không tuyên truyền những thông tin trái chiều, không nhìn hiện tượng một cách đơn giản để đánh giá bản chất. Trong quá trình giảng dạy cần phù hợp với đối tượng, nghiên cứu kĩ về đối tượng học viên, nắm bắt những đặc điểm, đặc thù địa phương để có những ví dụ phong phú, tạo sự hưng phấn cho người học. Trong diễn đạt cần giản dị nhưng không nói dài, không nói cụt câu. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, học cách nói của quần chúng.
Đồng thời, người giảng viên phải có một phông kiến thức rộng, phải có hiểu biết những kiến thức cơ bản về lịch sử, khoa học, xã hội, chính trị…Theo Người: “Người tuyên truyền không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại”[4]. Ngoài ra người giảng viên cần phải chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, nếu không sẽ bị lạc hậu, cần luôn nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập quán, sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng “nâng cao trình độ lý luận, gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng; phải đi sát thực tế, phải liên hệ mật thiết với quần chúng”[5].
Mặt khác, người giảng viên phải là người có năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, có khả năng nắm bắt, phát hiện, lý giải những tư tưởng phát sinh trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp nhân dân, có khả năng thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân và nhân dân với Đảng.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh cần nâng cao trách nhiệm và nghiêm túc học tập, gắn với làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người nói chung, trong đó có phong cách diễn đạt là hết sức quan trọng để góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Phong cách diễn đạt là một trong năm mặt chủ yếu tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, thể hiện một cách tự nhiên trong cuộc sống của Người, đó là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất, có đạo đức trong sáng, đậm tính nhân văn nhưng rất giản dị, gần gũi, mãi mãi là tấm gương cho chúng ta học tập và noi theo. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị nêu rõ: Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh bao gồm: Phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Theo Người: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”[1]
Trong giai đoạn hiện nay, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng và có tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cần đề cao ý thức tự giác học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện trong mỗi công việc hằng ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng. Thực hiện việc tiếp tục “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đất nước ta.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ ra trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, có biểu hiện thứ sáu: “Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng,làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu”[2] . Như vậy, học tập và làm theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là cách làm thiết thực để ngăn chặn, chống lại biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù khi “nói, viết làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”[3].
Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Với chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức của tỉnh về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác theo kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Như vậy, từ đối tượng học viên của Trường Chính trị tỉnh là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương. Do đó, mỗi giảng viên phải xây dựng phong cách diễn đạt của mình cho phù hợp với đối tượng giảng dạy. Học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh phải trả lời được câu hỏi nói, viết cái gì? Nói cho ai nghe? Nói để làm gì và như thế nào? Sau khi xác định đúng đối tượng phải đặt rõ chủ đề để từ đó mà xác định mục đích và cách thể hiện (phương pháp). Bởi vì, chủ đề, đối tượng, mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện lại làm cho nội dung nói và viết đúng chủ đề, đúng đối tượng và đạt mục đích của việc nói và viết. Nếu không xác định rõ đối tượng, chủ đề, mục đích và tìm được cách thể hiện phù hợp thì bài giảng, bài viết đều không có tác dụng.
Học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, đặc biệt là với đội ngũ giảng viên. Người giảng viên như một diễn viên đứng trên sân khấu, khi diễn đạt cần nói đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tìm kiếm thông tin chính thống, không tuyên truyền những thông tin trái chiều, không nhìn hiện tượng một cách đơn giản để đánh giá bản chất. Trong quá trình giảng dạy cần phù hợp với đối tượng, nghiên cứu kĩ về đối tượng học viên, nắm bắt những đặc điểm, đặc thù địa phương để có những ví dụ phong phú, tạo sự hưng phấn cho người học. Trong diễn đạt cần giản dị nhưng không nói dài, không nói cụt câu. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, học cách nói của quần chúng.
Đồng thời, người giảng viên phải có một phông kiến thức rộng, phải có hiểu biết những kiến thức cơ bản về lịch sử, khoa học, xã hội, chính trị…Theo Người: “Người tuyên truyền không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại”[4]. Ngoài ra người giảng viên cần phải chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, nếu không sẽ bị lạc hậu, cần luôn nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập quán, sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng “nâng cao trình độ lý luận, gắn liền công tác lý luận với thực tiễn cách mạng; phải đi sát thực tế, phải liên hệ mật thiết với quần chúng”[5].
Mặt khác, người giảng viên phải là người có năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, có khả năng nắm bắt, phát hiện, lý giải những tư tưởng phát sinh trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp nhân dân, có khả năng thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân và nhân dân với Đảng.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh cần nâng cao trách nhiệm và nghiêm túc học tập, gắn với làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người nói chung, trong đó có phong cách diễn đạt là hết sức quan trọng để góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Thạc sĩ Đỗ Thị Xuân Anh
Khoa Xây dựng Đảng
Khoa Xây dựng Đảng
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011,t5,tr345
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016,tr.29.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.32,33.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t5,tr.340
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t10,tr.314
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -