Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo lời bác ở tỉnh Tuyên Quang
Ngày Đăng: 27/12/2019 10:58 Lượt xem: 612
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại Tuyên Quang, nhiều mô hình hay, tấm gương điển hình đã xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu, gương người tốt việc tốt, nghĩa cử cao đẹp, mô hình hay, cách làm hiệu quả ở các địa phương trong tỉnh.
Tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều tấm gương, điển hình trong việc học tập làm theo lời Bác. Trong đó có những điển hình tiên tiến có sức lan tỏa mạnh mẽ tới đời sống xã hội, tiêu biểu như:
Năm 2018-2019, đồng chí Tô Phúc Chương thôn Đon Bả, xã Lăng Can (Lâm Bình)đảm nhiệm vai trò Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng thôn khi quê hương còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, giao thông không thuận tiện, đời sống nhân dân còn nghèo. Trước tình hình đó, đồng chí Tô Phúc Chương đã cùng Chi bộ, Ban Công tác mặt trận và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.Để có thể thuyết phục, vận động được bà con chung sức đồng lòng, theo đồng chí Tô Phúc Chương: “Không có cách nào khác là phải kiên trì, bền bỉ theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Muốn nghị quyết của Đảng đi vào đời sống nhân dân thì mình là đảng viên phải đi trước, làm trước, luôn tiên phong trong mọi công việc, không quản ngại sớm tối, nắng mưa, gắn bó mật thiết với nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Với suy nghĩ ấy, Bí thư Chi bộ Tô Phúc Chương đã luôn hết lòng, hết sức nói và làm khiến bà con trong thôn cảm phục mà làm theo. Ông luôn là người tiên phongtrong việc hiến đất cho thôn làm các công trình hạ tầng, làm điểm trường học, đường giao thông nội đồng...Học tập theo gương đồng chí Tô Phúc Chương, người dân ở thôn Đon Bả luôn đoàn kết, đồng lòng hiến đất làm nhiều công trình trong xây dựng nông thôn mới.
Đến thăm gia đình anh Lê Thanh Phú cư trú tại thôn Bình Ca 2, xã Tứ Quận với mô hình phát triển kinh tế trồng cây ăn quả cho thu nhập khá cao. Từ UBND xã theo trục đường Quốc lộ 2 (Tuyên Quang - Hà Giang) khoảng 2,5 km, đến ngã ba đường liên huyện đi xã Phúc Ninh, rẽ phải vào 150 m. Khi dừng xe, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là nhìn vườn ổi được trồng thẳng hàng, cây phát triển xanh tốt, điểm xen kẽ trên cành là những túi bọc quả màu trắng treo lẫn trong tán cây. Vào thăm nhà, may mắn chúng tôi gặp cả anh và chị đang chuẩn bị ra vườn bọc quả ổi. Mời chúng tôi vào nhà, vừa pha nước anh Phú vui vẻ kể về quá trình phát triển kinh tế gia đình của mình. Năm 2002 anh cưới vợ và ở chung với mẹ. Cả hai vợ chồng đều làm nông nghiệp với chưa đầy 3 sào ruộng vừa nhỏ lại ở cách xa nhau, đất vườn quanh nhà chỉ đủ chăn nuôi vài con lợn, con gà.Làm lụng vất vả cả năm, nhưng thu nhập rất thấp. Đầu năm 2014, sau khi đi học tập kinh nghiệm về anh quyết định chuyển đổi sản xuất từ trồng rau sang trồng ổi.Sau hơn 3 tháng chăm sóc, cây ổi phát triển rất tốt và bắt đầu ra hoa kết trái. Cuối năm 2014 anh chị thu hoạch lứa quả đầu tiên, do là giống ổi mới và được chăm sóc tốt nên quả to, có mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt lại cho quả trái vụ nên bán được giá từ 30 đến 40 nghìn đồng/kg, đã mang lại thu nhập cao, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Văn Giàu, thôn Ao Dăm, xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã phát huy lợi thế nhà có đất rộng, khá bằng phẳng để phát triển mô hình trang trại vườn cây ăn quả và rừng. Với đức tính chăm chỉ, năng động, dám nghĩ, dám làm đã giúp ông trở thành tỷ phú giữa miền sơn cước.Ông Giàu chia sẻ, ông luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do hội nông dân phối hợp với các ngành liên quan tổ chức. Từ nắm vững kỹ thuật, ông luôn sẵn sàng chia sẻ cách trồng, chăm sóc, lựa chọn giống, chia sẻ thị trường tiêu thụ và hỗ trợ nông dân địa phương cùng vượt khó, làm giàu chính đáng. Đến nay, gia đình ông Giàu đã trồng 17 ha cây keo, 16,5 ha bưởi và cam.Năm 2018, gia đình ông có tổng thu nhập (đã trừ chi phí) là 1,9 tỷ đồng. Ông Giàu cũng tạo việc làm thời vụ cho trên 20 lao động nông thôn, có mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Văn Giàu là một trong những hội viên nông dân điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
Là người chiến sỹ trên mặt trận kinh tế thời bình, ông Nguyễn Trọng Khanh, hội viên Cựu Chiến binh thôn Trung Hà, xã Nhữ Hán (Yên Sơn) được nhiều người nể phục.Ông Khanh chia sẻ, thời gian đầu trở về, gia đình còn nhiều khó khăn, chưa có vốn, giống cây trồng. Ông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng các loại cây như: 1 ha chè giống PH và chè trung du, 1.000 gốc ổi, 200 gốc bưởi diễn, bưởi da xanh, 100 gốc cam, 50 gốc táo Thái lan, 80 cây mít Thái và 30 gốc bơ. Nhờ đầu tư phát triển kinh tế đúng hướng nên trung bình mỗi năm gia đình ông thu được từ 200 đến 250 triệu đồng. Từ mô hình trồng cây ăn quả, gia đình ông đã tạo việc làm cho 3 lao động tại địa phương, với mức thu nhập trung bình từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.Bên cạnh việc nỗ lực phát triển kinh tế, nhiều năm nay ông còn được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ thôn hiện có 28 đảng viên, ông đã tích cực cùng các đoàn thể thôn vận động bà con thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, tập trung phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng. Trong đó tích cực vận động bà con chuyển đổi giống cây trồng, tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt do huyện, xã tổ chức. Hiện thôn có 188 hộ, trong đó có 55% số hộ khá, giàu,số hộ nghèo chỉ chiếm 2,1%. Hằng năm, số hộ đạt gia đình văn hóa chiếm 85%.
Tấm gương anhHoàng Văn Nhệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sinh Long (Na Hang). Sinh Long là xã vùng cao, vùng xa của huyện Na Hang. Tổ chức Hội CCB xã có 58 hội viên, 100% người dân tộc thiểu số. Với đặc thù địa phương là đồi núi cao, dốc. Hầu hết hội viên CCB chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Anh Nhệ xác định, nguyên nhân nghèo là do thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, nhất là còn mang tư tưởng tự cung, tự cấp. Là người đứng đầu tổ chức hội, anh Nhệ đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể, triển khai đến các chi hội, hội viên thi đua lao động sản xuất. Song song với việc vận động cán bộ, hội viên mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, anh tìm tòi, nghiên cứu các mô hình, cách làm hay trong phát triển kinh tế để tuyên truyền cho hội viên tại các buổi sinh hoạt hội. Bởi vậy, tư duy giảm nghèo, làm giàu hợp pháp của hội viên CCB trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực.Các hội viên đã thi đua động viên nhau phát triển kinh tế từ trồng rừng, trồng chè Shan tuyết, trồng tre lấy măng, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ năm 2016 đến nay, tổ chức hội đã xây dựng được 7 mô hình phát triển kinh tế, nổi bật, như: Hội viên Lầu Văn Lý, thôn Phiêng Ten mạnh dạn đầu tư chăn nuôi gia súc, tổng số trên 10 con trâu, bò và hàng trăm con gà, ngan, tạo việc làm cho 3 lao động. Hội viên Vương Văn Mạnh, thôn Lũng Khiêng nuôi 10 con trâu, bò; hội viên Lý Văn Hằng, thôn Lũng Khiêng phát triển kinh tế gia trại, kết hợp trồng tre lấy măng… Ngoài ra, trên địa bàn còn 16 hội viên đang thực hiện mô hình trồng chè Shan tuyết, chăn nuôi tổng hợp tập trung. Bản thân anh Nhệ là cán bộ xã, ngoài giờ làm việc, về với gia đình, anh nỗ lực phát triển mô hình kinh tế của gia đình để góp phần tăng thu nhập. Ngoài cấy lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia cầm, anh còn trồng gần 1 ha tre lấy măng và gần 2 ha gỗ xoan. Anh Nhệ chia sẻ: Việc học tập và làm theo Bác là việc làm hằng ngày, hằng giờ, mọi lúc, mọi nơi, là việc làm suốt đời của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vì vậy, hằng năm anh đều đăng ký việc “làm theo” một cách cụ thể, thiết thực, bắt nguồn từ chính nhiệm vụ chuyên môn của mình. Điều quan trọng nhất, muốn học được theo Bác, thì trước tiên mình phải gương mẫu từ lời nói, cử chỉ, hành động nhỏ nhất.
Có thể thấy, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang lan tỏa mạnh mẽ tinh thần học và làm theo Bác thiết thực ở từng thôn, bản, cụ thể đến từng hộ. "Các tấm gương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác ở địa phương đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, cụ thể hóa việc học tập Bác thành những việc làm cụ thể, xây dựng mô hình cụ thể, sản phẩm cụ thể để tuyên truyền, nhân rộng, nên đây là những mô hình thiết thực với địa phương, các thôn, bản và mỗi hội viên, đoàn viên, cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ dám làm ở mỗi địa phương. Những kết quả trên là sự quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong học và làm theo Bác. Những tấm gương điển hình này đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp.
Để nhân rộng điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trước hết phải phát huy và tự giác thực hiện quy định nêu gương của Đảng, đi đôi với tăng cường cơ chế giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo chuyển biến trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị lựa chọn những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, xây dựng thành những tấm gương điển hình tiêu biểu, tạo sức lan tỏa ngay tại địa phương, đơn vị và cộng đồng dân cư. Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ sáu tháng, một năm, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu.
Tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều tấm gương, điển hình trong việc học tập làm theo lời Bác. Trong đó có những điển hình tiên tiến có sức lan tỏa mạnh mẽ tới đời sống xã hội, tiêu biểu như:
Năm 2018-2019, đồng chí Tô Phúc Chương thôn Đon Bả, xã Lăng Can (Lâm Bình)đảm nhiệm vai trò Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng thôn khi quê hương còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, giao thông không thuận tiện, đời sống nhân dân còn nghèo. Trước tình hình đó, đồng chí Tô Phúc Chương đã cùng Chi bộ, Ban Công tác mặt trận và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.Để có thể thuyết phục, vận động được bà con chung sức đồng lòng, theo đồng chí Tô Phúc Chương: “Không có cách nào khác là phải kiên trì, bền bỉ theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Muốn nghị quyết của Đảng đi vào đời sống nhân dân thì mình là đảng viên phải đi trước, làm trước, luôn tiên phong trong mọi công việc, không quản ngại sớm tối, nắng mưa, gắn bó mật thiết với nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Với suy nghĩ ấy, Bí thư Chi bộ Tô Phúc Chương đã luôn hết lòng, hết sức nói và làm khiến bà con trong thôn cảm phục mà làm theo. Ông luôn là người tiên phongtrong việc hiến đất cho thôn làm các công trình hạ tầng, làm điểm trường học, đường giao thông nội đồng...Học tập theo gương đồng chí Tô Phúc Chương, người dân ở thôn Đon Bả luôn đoàn kết, đồng lòng hiến đất làm nhiều công trình trong xây dựng nông thôn mới.
Đến thăm gia đình anh Lê Thanh Phú cư trú tại thôn Bình Ca 2, xã Tứ Quận với mô hình phát triển kinh tế trồng cây ăn quả cho thu nhập khá cao. Từ UBND xã theo trục đường Quốc lộ 2 (Tuyên Quang - Hà Giang) khoảng 2,5 km, đến ngã ba đường liên huyện đi xã Phúc Ninh, rẽ phải vào 150 m. Khi dừng xe, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là nhìn vườn ổi được trồng thẳng hàng, cây phát triển xanh tốt, điểm xen kẽ trên cành là những túi bọc quả màu trắng treo lẫn trong tán cây. Vào thăm nhà, may mắn chúng tôi gặp cả anh và chị đang chuẩn bị ra vườn bọc quả ổi. Mời chúng tôi vào nhà, vừa pha nước anh Phú vui vẻ kể về quá trình phát triển kinh tế gia đình của mình. Năm 2002 anh cưới vợ và ở chung với mẹ. Cả hai vợ chồng đều làm nông nghiệp với chưa đầy 3 sào ruộng vừa nhỏ lại ở cách xa nhau, đất vườn quanh nhà chỉ đủ chăn nuôi vài con lợn, con gà.Làm lụng vất vả cả năm, nhưng thu nhập rất thấp. Đầu năm 2014, sau khi đi học tập kinh nghiệm về anh quyết định chuyển đổi sản xuất từ trồng rau sang trồng ổi.Sau hơn 3 tháng chăm sóc, cây ổi phát triển rất tốt và bắt đầu ra hoa kết trái. Cuối năm 2014 anh chị thu hoạch lứa quả đầu tiên, do là giống ổi mới và được chăm sóc tốt nên quả to, có mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt lại cho quả trái vụ nên bán được giá từ 30 đến 40 nghìn đồng/kg, đã mang lại thu nhập cao, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Văn Giàu, thôn Ao Dăm, xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã phát huy lợi thế nhà có đất rộng, khá bằng phẳng để phát triển mô hình trang trại vườn cây ăn quả và rừng. Với đức tính chăm chỉ, năng động, dám nghĩ, dám làm đã giúp ông trở thành tỷ phú giữa miền sơn cước.Ông Giàu chia sẻ, ông luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do hội nông dân phối hợp với các ngành liên quan tổ chức. Từ nắm vững kỹ thuật, ông luôn sẵn sàng chia sẻ cách trồng, chăm sóc, lựa chọn giống, chia sẻ thị trường tiêu thụ và hỗ trợ nông dân địa phương cùng vượt khó, làm giàu chính đáng. Đến nay, gia đình ông Giàu đã trồng 17 ha cây keo, 16,5 ha bưởi và cam.Năm 2018, gia đình ông có tổng thu nhập (đã trừ chi phí) là 1,9 tỷ đồng. Ông Giàu cũng tạo việc làm thời vụ cho trên 20 lao động nông thôn, có mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Văn Giàu là một trong những hội viên nông dân điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
Là người chiến sỹ trên mặt trận kinh tế thời bình, ông Nguyễn Trọng Khanh, hội viên Cựu Chiến binh thôn Trung Hà, xã Nhữ Hán (Yên Sơn) được nhiều người nể phục.Ông Khanh chia sẻ, thời gian đầu trở về, gia đình còn nhiều khó khăn, chưa có vốn, giống cây trồng. Ông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng các loại cây như: 1 ha chè giống PH và chè trung du, 1.000 gốc ổi, 200 gốc bưởi diễn, bưởi da xanh, 100 gốc cam, 50 gốc táo Thái lan, 80 cây mít Thái và 30 gốc bơ. Nhờ đầu tư phát triển kinh tế đúng hướng nên trung bình mỗi năm gia đình ông thu được từ 200 đến 250 triệu đồng. Từ mô hình trồng cây ăn quả, gia đình ông đã tạo việc làm cho 3 lao động tại địa phương, với mức thu nhập trung bình từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.Bên cạnh việc nỗ lực phát triển kinh tế, nhiều năm nay ông còn được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ thôn hiện có 28 đảng viên, ông đã tích cực cùng các đoàn thể thôn vận động bà con thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, tập trung phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng. Trong đó tích cực vận động bà con chuyển đổi giống cây trồng, tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt do huyện, xã tổ chức. Hiện thôn có 188 hộ, trong đó có 55% số hộ khá, giàu,số hộ nghèo chỉ chiếm 2,1%. Hằng năm, số hộ đạt gia đình văn hóa chiếm 85%.
Tấm gương anhHoàng Văn Nhệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sinh Long (Na Hang). Sinh Long là xã vùng cao, vùng xa của huyện Na Hang. Tổ chức Hội CCB xã có 58 hội viên, 100% người dân tộc thiểu số. Với đặc thù địa phương là đồi núi cao, dốc. Hầu hết hội viên CCB chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Anh Nhệ xác định, nguyên nhân nghèo là do thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, nhất là còn mang tư tưởng tự cung, tự cấp. Là người đứng đầu tổ chức hội, anh Nhệ đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể, triển khai đến các chi hội, hội viên thi đua lao động sản xuất. Song song với việc vận động cán bộ, hội viên mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, anh tìm tòi, nghiên cứu các mô hình, cách làm hay trong phát triển kinh tế để tuyên truyền cho hội viên tại các buổi sinh hoạt hội. Bởi vậy, tư duy giảm nghèo, làm giàu hợp pháp của hội viên CCB trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực.Các hội viên đã thi đua động viên nhau phát triển kinh tế từ trồng rừng, trồng chè Shan tuyết, trồng tre lấy măng, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ năm 2016 đến nay, tổ chức hội đã xây dựng được 7 mô hình phát triển kinh tế, nổi bật, như: Hội viên Lầu Văn Lý, thôn Phiêng Ten mạnh dạn đầu tư chăn nuôi gia súc, tổng số trên 10 con trâu, bò và hàng trăm con gà, ngan, tạo việc làm cho 3 lao động. Hội viên Vương Văn Mạnh, thôn Lũng Khiêng nuôi 10 con trâu, bò; hội viên Lý Văn Hằng, thôn Lũng Khiêng phát triển kinh tế gia trại, kết hợp trồng tre lấy măng… Ngoài ra, trên địa bàn còn 16 hội viên đang thực hiện mô hình trồng chè Shan tuyết, chăn nuôi tổng hợp tập trung. Bản thân anh Nhệ là cán bộ xã, ngoài giờ làm việc, về với gia đình, anh nỗ lực phát triển mô hình kinh tế của gia đình để góp phần tăng thu nhập. Ngoài cấy lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia cầm, anh còn trồng gần 1 ha tre lấy măng và gần 2 ha gỗ xoan. Anh Nhệ chia sẻ: Việc học tập và làm theo Bác là việc làm hằng ngày, hằng giờ, mọi lúc, mọi nơi, là việc làm suốt đời của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vì vậy, hằng năm anh đều đăng ký việc “làm theo” một cách cụ thể, thiết thực, bắt nguồn từ chính nhiệm vụ chuyên môn của mình. Điều quan trọng nhất, muốn học được theo Bác, thì trước tiên mình phải gương mẫu từ lời nói, cử chỉ, hành động nhỏ nhất.
Có thể thấy, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang lan tỏa mạnh mẽ tinh thần học và làm theo Bác thiết thực ở từng thôn, bản, cụ thể đến từng hộ. "Các tấm gương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác ở địa phương đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, cụ thể hóa việc học tập Bác thành những việc làm cụ thể, xây dựng mô hình cụ thể, sản phẩm cụ thể để tuyên truyền, nhân rộng, nên đây là những mô hình thiết thực với địa phương, các thôn, bản và mỗi hội viên, đoàn viên, cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ dám làm ở mỗi địa phương. Những kết quả trên là sự quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong học và làm theo Bác. Những tấm gương điển hình này đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp.
Để nhân rộng điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trước hết phải phát huy và tự giác thực hiện quy định nêu gương của Đảng, đi đôi với tăng cường cơ chế giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo chuyển biến trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị lựa chọn những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, xây dựng thành những tấm gương điển hình tiêu biểu, tạo sức lan tỏa ngay tại địa phương, đơn vị và cộng đồng dân cư. Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ sáu tháng, một năm, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu.
Cử nhân Nguyễn Thị Khánh Anh
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -