Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Sáng ngời tinh thần đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh
Ngày Đăng: 18/5/2020 15:53 Lượt xem: 657
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, là biểu tượng sáng ngời của tinh thần đoàn kết quốc tế. Hai tiếng “Việt Nam - Hồ Chí Minh” được rất nhiều dân tộc trên thế giới biết đến với niềm tôn kính thiêng liêng và sự ngưỡng mộ. Hiếm có vị lãnh tụ của một quốc gia, một dân tộc nào lại được dân tộc khác dựng tượng, lập bảo tàng, xây dựng khu tưởng niệm với tất cả niềm tôn kính như dành cho Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Năm 1911, ở tuổi 21, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời quê hương sang phương Tây tìm đường cứu nước. Trong 10 năm bôn ba qua nhiều lục địa, Người có dịp đến tận nơi để tự mình quan sát chủ nghĩa đế quốc và xã hội phương Tây. Người thanh niên ấy đã bắt gặp một thế giới “quằn quại” dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, tận mắt chứng kiến, đồng cảm và chia sẻ cuộc sống của nhiều dân tộc bị áp bức, nô dịch. Hồ Chí Minh - con người Việt Nam dễ dàng cảm thông với các dân tộc bị áp bức, với những người lao động bị bóc lột, bởi bản thân Người sinh ra trong một đất nước thuộc địa, tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của đồng bào, thấm thía tận cùng cảnh ngộ đọa đày của dân tộc mất nước “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/cay đắng chi bằng mất tự do”[1]. Khi có cơ hội tìm hiểu tình hình của một số nước bị phụ thuộc và áp bức nặng nề ở các thuộc địa, Hồ Chí Minh được hòa mình trong phong trào công nhân Châu Âu, kết hợp tinh hoa văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Đông và phương Tây, rồi đến gặp gỡ chủ nghĩa Mác-Lênin với một hành trang bách khoa về vốn sống và vốn hiểu biết. Cũng từ đó, Người nhận thấy “Quan sơn muôn dặm một nhà/Bốn phương vô sản đều là anh em” và cần phải có sự đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc, với bạn bè quốc tế để tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung.
Tinh thần đoàn kết quốc tế ấy được vun đắp ngay từ buổi sơ khai của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt những viên gạch đầu tiên. Người xây dựng quan hệ đoàn kết đẹp đẽ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản, như Đảng cộng sản Liên xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Pháp, các Đảng Cộng sản và công nhân anh em gần, xa trên thế giới. Người cũng là “cầu nối” mang đến tình hữu nghị thắm thiết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô - nhân dân của Lênin và các dân tộc khác yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Người cũng dày công gây dựng, vun đắp mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng cạnh đất nước hình chữ S, đặc biệt là tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh cách mạng chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù, "giúp bạn là tự giúp mình"; coi trọng tình đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân thế giới, các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã mang lại cho dân tộc Việt Nam tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Người đã đưa hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới bằng những cử chỉ đẹp, giản dị, hữu nghị và chân thành. Người đã bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam tình cảm cùng chung một cộng đồng với nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, tình cảm cùng chung một chiến hào chống thực dân, đế quốc với nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Người là ngọn cờ đầu trong việc dẫn dắt dân tộc ta ủng hộ các phong trào tiến bộ; biết yêu mến, tôn trọng và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với các dân tộc khác, biết trân trọng giữ gìn và phát triển tình hữu nghị với mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi con người có thiện chí trên thế giới. Người kiên trì hoạt động cho sự đoàn kết của phong trào cộng sản quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình, sự giúp đỡ vô tư không toan tính. Chủ nghĩa quốc tế mà Hồ Chí Minh đã trau dồi thành một phẩm chất của dân tộc Việt Nam với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, thấm nhuần tính nhân đạo, nhân văn.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra trang lịch sử mới của dân tộc dẫn dắt nhân dân ta làm nên những thắng lợi vĩ đại. Ngọn cờ của Đảng quang vinh dẫn lối không chỉ là ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn là ngọn cờ của sự đoàn kết quốc tế. Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, hơn 90 năm qua Đảng ta luôn phát huy tinh thần chủ nghĩa quốc tế trong sáng, cao cả, thủy chung, làm hết sức mình để góp phần quan trọng xây dựng tình đoàn kết giữa các đảng cộng sản, giữ gìn, củng cố sự đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đồng thời, tăng cường xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế trong tình hình mới, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XII của Đảng (2016) nhấn mạnh:“Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế… Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng cộng đồng vững mạnh”[2]. Điều này đã được thể hiện rõ hơn trách nhiệm, tình cảm và tinh thần đoàn kết quốc tế của Việt Nam trong đại dịch COVID 19 thời gian qua.
Việt Nam đã tặng hàng hỗ trợ phòng chống dịch COVID 19 cho các nước Châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh), trao tặng vật tư y tế của Chính phủ và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân Nhật Bản bao gồm khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất. Đối với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia, Việt Nam đã trao tặng nhiều khẩu trang, quần áo bảo hộ, đặc biệt là hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm dịch Covid-19 cùng các trang thiết bị y tế cho Lào và Campuchia với tổng giá trị lên tới 14 tỉ đồng. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đóng góp 50.000 USD ủng hộ với Quỹ ứng phó COVID 19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm góp phần chung tay, phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID 19.[3] Đồng thời, Việt Nam cũng luôn sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, chung tay cùng các nước và cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các biện pháp cần thiết với quyết tâm sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh[4].
Phát huy tinh thần đại đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương mới của Đảng ta từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã và đang đưa hoạt động đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới. Việt Nam đã phát huy tốt các cơ chế hợp tác để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như tham gia giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế. Ngày 01/10/2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2, số 1 của Việt Nam đã xuất quân sang Nam Sudan thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế. Đối với những người lính mũ nồi xanh mặc áo blue trắng đến từ Việt Nam, họ không chỉ để lại những ấn tượng tốt đẹp với chỉ huy Phái bộ mà cả với lãnh đạo chính quyền và người dân ở địa bàn đóng quân. Những đóng góp của Việt Nam với Liên hiệp quốc đã để lại những dấu ấn đậm nét và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đặc biệt trong Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế, Xã hội và nhiều cơ quan trực thuộc Liên hiệp quốc.
Với tinh thần tương thân, tương ái, tinh thần đoàn kết được nuôi dưỡng một cách bền chặt trong xã hội - đây là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và truyền thống ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong tình hình, bối cảnh mới. Qua đó, góp phần đưa hình ảnh một Việt Nam đầy trách nhiệm và uy tín trên trường quốc tế khi năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN đồng thời tiếp tục được tín nhiệm là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”[5]. Cái “tình”, cái “nghĩa” của những người cộng sản chân chính khi học ở chủ nghĩa Mác-Lênin chính là sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ, sự giúp đỡ chí tình, vô tư không màng lợi ích cá nhân. Chính Người đã nêu lên ngọn cờ của tình đoàn kết quốc tế, là hình ảnh của người cộng sản chân chính, đấu tranh cho độc lập tự do cho dân tộc mình và đấu tranh cho những tiến bộ, công bằng cho cả nhân loại, đó là sự thấm nhuần những giá trị, bản chất cách mạng, khoa học, tính nhân văn, nhân đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Kỉ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2020), mỗi chúng ta nhớ về Người với tất cả lòng thành kính, sự ngưỡng mộ bởi những cống hiến, sự hi sinh cao đẹp của Người với đất nước, dân tộc, nhân loại; những tình cảm, những hình ảnh tốt đẹp, hữu nghị mà Người vun đắp nên tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng./.
Năm 1911, ở tuổi 21, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời quê hương sang phương Tây tìm đường cứu nước. Trong 10 năm bôn ba qua nhiều lục địa, Người có dịp đến tận nơi để tự mình quan sát chủ nghĩa đế quốc và xã hội phương Tây. Người thanh niên ấy đã bắt gặp một thế giới “quằn quại” dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, tận mắt chứng kiến, đồng cảm và chia sẻ cuộc sống của nhiều dân tộc bị áp bức, nô dịch. Hồ Chí Minh - con người Việt Nam dễ dàng cảm thông với các dân tộc bị áp bức, với những người lao động bị bóc lột, bởi bản thân Người sinh ra trong một đất nước thuộc địa, tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của đồng bào, thấm thía tận cùng cảnh ngộ đọa đày của dân tộc mất nước “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/cay đắng chi bằng mất tự do”[1]. Khi có cơ hội tìm hiểu tình hình của một số nước bị phụ thuộc và áp bức nặng nề ở các thuộc địa, Hồ Chí Minh được hòa mình trong phong trào công nhân Châu Âu, kết hợp tinh hoa văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Đông và phương Tây, rồi đến gặp gỡ chủ nghĩa Mác-Lênin với một hành trang bách khoa về vốn sống và vốn hiểu biết. Cũng từ đó, Người nhận thấy “Quan sơn muôn dặm một nhà/Bốn phương vô sản đều là anh em” và cần phải có sự đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc, với bạn bè quốc tế để tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung.
Tinh thần đoàn kết quốc tế ấy được vun đắp ngay từ buổi sơ khai của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt những viên gạch đầu tiên. Người xây dựng quan hệ đoàn kết đẹp đẽ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản, như Đảng cộng sản Liên xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Pháp, các Đảng Cộng sản và công nhân anh em gần, xa trên thế giới. Người cũng là “cầu nối” mang đến tình hữu nghị thắm thiết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô - nhân dân của Lênin và các dân tộc khác yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Người cũng dày công gây dựng, vun đắp mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng cạnh đất nước hình chữ S, đặc biệt là tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh cách mạng chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù, "giúp bạn là tự giúp mình"; coi trọng tình đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân thế giới, các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã mang lại cho dân tộc Việt Nam tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Người đã đưa hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới bằng những cử chỉ đẹp, giản dị, hữu nghị và chân thành. Người đã bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam tình cảm cùng chung một cộng đồng với nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, tình cảm cùng chung một chiến hào chống thực dân, đế quốc với nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Người là ngọn cờ đầu trong việc dẫn dắt dân tộc ta ủng hộ các phong trào tiến bộ; biết yêu mến, tôn trọng và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với các dân tộc khác, biết trân trọng giữ gìn và phát triển tình hữu nghị với mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi con người có thiện chí trên thế giới. Người kiên trì hoạt động cho sự đoàn kết của phong trào cộng sản quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình, sự giúp đỡ vô tư không toan tính. Chủ nghĩa quốc tế mà Hồ Chí Minh đã trau dồi thành một phẩm chất của dân tộc Việt Nam với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, thấm nhuần tính nhân đạo, nhân văn.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra trang lịch sử mới của dân tộc dẫn dắt nhân dân ta làm nên những thắng lợi vĩ đại. Ngọn cờ của Đảng quang vinh dẫn lối không chỉ là ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn là ngọn cờ của sự đoàn kết quốc tế. Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, hơn 90 năm qua Đảng ta luôn phát huy tinh thần chủ nghĩa quốc tế trong sáng, cao cả, thủy chung, làm hết sức mình để góp phần quan trọng xây dựng tình đoàn kết giữa các đảng cộng sản, giữ gìn, củng cố sự đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đồng thời, tăng cường xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế trong tình hình mới, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XII của Đảng (2016) nhấn mạnh:“Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế… Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng cộng đồng vững mạnh”[2]. Điều này đã được thể hiện rõ hơn trách nhiệm, tình cảm và tinh thần đoàn kết quốc tế của Việt Nam trong đại dịch COVID 19 thời gian qua.
Việt Nam đã tặng hàng hỗ trợ phòng chống dịch COVID 19 cho các nước Châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh), trao tặng vật tư y tế của Chính phủ và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân Nhật Bản bao gồm khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất. Đối với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia, Việt Nam đã trao tặng nhiều khẩu trang, quần áo bảo hộ, đặc biệt là hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm dịch Covid-19 cùng các trang thiết bị y tế cho Lào và Campuchia với tổng giá trị lên tới 14 tỉ đồng. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đóng góp 50.000 USD ủng hộ với Quỹ ứng phó COVID 19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm góp phần chung tay, phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID 19.[3] Đồng thời, Việt Nam cũng luôn sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, chung tay cùng các nước và cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các biện pháp cần thiết với quyết tâm sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh[4].
Phát huy tinh thần đại đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương mới của Đảng ta từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã và đang đưa hoạt động đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới. Việt Nam đã phát huy tốt các cơ chế hợp tác để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như tham gia giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế. Ngày 01/10/2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2, số 1 của Việt Nam đã xuất quân sang Nam Sudan thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế. Đối với những người lính mũ nồi xanh mặc áo blue trắng đến từ Việt Nam, họ không chỉ để lại những ấn tượng tốt đẹp với chỉ huy Phái bộ mà cả với lãnh đạo chính quyền và người dân ở địa bàn đóng quân. Những đóng góp của Việt Nam với Liên hiệp quốc đã để lại những dấu ấn đậm nét và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đặc biệt trong Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế, Xã hội và nhiều cơ quan trực thuộc Liên hiệp quốc.
Với tinh thần tương thân, tương ái, tinh thần đoàn kết được nuôi dưỡng một cách bền chặt trong xã hội - đây là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và truyền thống ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong tình hình, bối cảnh mới. Qua đó, góp phần đưa hình ảnh một Việt Nam đầy trách nhiệm và uy tín trên trường quốc tế khi năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN đồng thời tiếp tục được tín nhiệm là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”[5]. Cái “tình”, cái “nghĩa” của những người cộng sản chân chính khi học ở chủ nghĩa Mác-Lênin chính là sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ, sự giúp đỡ chí tình, vô tư không màng lợi ích cá nhân. Chính Người đã nêu lên ngọn cờ của tình đoàn kết quốc tế, là hình ảnh của người cộng sản chân chính, đấu tranh cho độc lập tự do cho dân tộc mình và đấu tranh cho những tiến bộ, công bằng cho cả nhân loại, đó là sự thấm nhuần những giá trị, bản chất cách mạng, khoa học, tính nhân văn, nhân đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Kỉ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2020), mỗi chúng ta nhớ về Người với tất cả lòng thành kính, sự ngưỡng mộ bởi những cống hiến, sự hi sinh cao đẹp của Người với đất nước, dân tộc, nhân loại; những tình cảm, những hình ảnh tốt đẹp, hữu nghị mà Người vun đắp nên tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng./.
Thạc sĩ Triệu Thị Bạch Vân
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
Giảng viên khoa Lý luận cơ sở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2009
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, HN.2011, tập 1
[1] Nhật ký trong tù, Nguyễn Ái Quốc- bài “Cảnh binh khiêng lợn cùng đi”
[2] Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.2016, tr.153,154
[4] https://tuoitre.vn/viet-nam-tang-hang-ho-tro-phong-chong-dich-covid-19-cho-cac-nuoc-chau-au-2020040720011876.htm
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, nxb Chính trị Quốc gia, HN.2011, tập 15, tr. 668
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -