Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ và sự vận dụng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Ngày Đăng: 7/10/2016 14:17 Lượt xem: 1270

     Trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ, đồng thời cũng đòi hỏi ở người cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện mình về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những tiêu chuẩn ấy mang tính toàn diện và đầy đủ, gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất năng lực, về trình độ lý luận, về phong cách và phương pháp của người cán bộ.
     Thứ nhất, người cán bộ phải có tư cách đạo đức cách mạng
     Người đòi hỏi cán bộ phải giữ được đạo đức cách mạng, đó mới là người cán bộ chân chính. “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”1.
     Tiêu chí đạo đức người cán bộ cách mạng được Hồ Chí Minh chỉ ra hết sức cụ thể, đó là mỗi người cán bộ phải hội đủ các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đạo đức cách mạng đòi hỏi người cán bộ phải trung thành với Đảng, trung thành với Tổ quốc, đồng thời đặt mình trong mối quan hệ với chính mình, với đồng đội, với công việc, với nhân dân, với đoàn thể một cách hài hòa.
     Bên cạnh việc chỉ ra những tiêu chí đặc điểm của người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những căn bệnh mà cán bộ phải phòng tránh, sửa chữa. Đó là óc địa phương chủ nghĩa, bè phái, hẹp hòi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí.
Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề là phải tự bản thân mỗi người cán bộ rèn luyện thường xuyên, hằng ngày. “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”2.
     Thứ hai, người cán bộ phải có năng lực tổ chức thực tiễn
     Năng lực đầu tiên mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người cán bộ cách mạng là năng lực lãnh đạo, quản lý, là khả năng tổ chức động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
Người cán bộ có tài là người có trình độ năng lực, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giàu về kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến. Muốn trở thành người có tài, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ cách mạng không những phải thường xuyên nâng cao trình độ mà phải biết tự rèn luyện, học hỏi đúc kết từ thực tiễn hoạt động cách mạng.
     Thứ ba, người cán bộ phải có trình độ lý luận
     Để lao động đạt hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần học tập không ngừng. Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông”3, phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực chủ động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ nâng cao lý luận không có nghĩa là thuộc lòng hay mô tả lý luận, mà phải khái quát, tìm ra quy luật của vấn đề, làm phong phú lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn. Đồng thời cũng đòi hỏi cán bộ tự giác xem học tập lý luận là một nhiệm vụ phải hoàn thành.
     Thứ tư, phong cách của người cán bộ cách mạng
     Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách của người cán bộ được thể hiện ở các yêu cầu như  tác phong quần chúng, dân chủ, thẳng thắn, tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát, thận trọng, nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên nghiêm túc tự phê bình và phê bình.
     Kế thừa những tư tưởng của Bác về tiêu chuẩn của người cán bộ, trong tình hình hiện nay, Đảng ta quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, có năng lực công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, được dân tin yêu… Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng kế thừa sáng tạo tư tưởng của Bác trong tình hình mới hiện nay về tiêu chuẩn cán bộ.
     Tiêu chuẩn tư cách đạo đức cách mạng của cán bộ được thể hiện rõ ở nội dung: Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng4; Đẩy mạnh đu tranh phòng, chng tham nhũng, lãng phí5
     Kế thừa tư tưởng của Bác về tiêu chuẩn tư cách năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, Văn kiện Đại hội đã chỉ ra việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới như sau:  đó là Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức6
     Trong tình hình hiện nay, tiêu chí trình độ lý luận của cán bộ cần phải được nâng lên. Vì vậy, Văn kiện Đảng chỉ ra cần: Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận7
      Đặc biệt, Đại hội nhấn mạnh: Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương. Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
     Tiêu chuẩn phong cách người cán bộ cách mạng được Đại hội nêu ra rất cụ thể trong vấn đề: Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t9, Tr283
 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.612
3. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tr.234-235
4. Văn kiện Đại hội XII trang 202, 203
5. Văn kiện Đại hội XII trang 211-213
6. Văn kiện Đại hội XII trang 180 – 181
7. Văn kiện Đại hội XII trang 200-202

                                           Thạc sĩ Trương Thị Thu Hà
                                        Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Tin mới nhất:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8701673

Đang Online : 9