Học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Giá trị thời đại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày Đăng: 12/12/2016 7:56 Lượt xem: 1524
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Tuy nhiên, ngay sau đó chính quyền cách mạng đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn là “giặc đói”, “giặc dốt”, giặc ngoại xâm, nội phản hoành hành. Ngày 23/9/1945 với sự hậu thuẫn của quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm mọi biện pháp đấu tranh mềm dẻo, tiến hành đàm phán nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của chính quyền cách mạng Việt Nam cũng không cứu vãn được nền hòa bình ở Đông Dương, vì thực dân Pháp luôn có dã tâm cướp nước ta một lần nữa. Tình thế lúc đó đã đặt dân tộc Việt Nam phải lựa chọn: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại kiếp nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập. Do đó Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta không có con đường nào khác là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu, phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc.
Ngày 18 và 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, đồng thời quân và dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm, Chương Mỹ, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm mọi biện pháp đấu tranh mềm dẻo, tiến hành đàm phán nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của chính quyền cách mạng Việt Nam cũng không cứu vãn được nền hòa bình ở Đông Dương, vì thực dân Pháp luôn có dã tâm cướp nước ta một lần nữa. Tình thế lúc đó đã đặt dân tộc Việt Nam phải lựa chọn: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại kiếp nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập. Do đó Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta không có con đường nào khác là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu, phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc.
Ngày 18 và 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, đồng thời quân và dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm, Chương Mỹ, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là lời hịch cứu nước, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; là hiệu lệnh động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, vì “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”[1]. Nhưng cũng sẵn sàng “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [2]. Đó cũng là sự thể hiện lòng quyết tâm đấu tranh đến cùng cho nền độc lập với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Theo Người “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” [3]. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng của một dân tộc chính nghĩa:“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” [4].
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; là tư tưởng chỉ đạo, ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; là tư tưởng chỉ đạo, ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Người chiến sĩ ôm bom ba càng sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
nguồn: http://cand.com.vn/
70 năm đã trôi qua nhưng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giá trị đó được thể hiện:
Thứ nhất, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, là cội nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ngày nay tinh thần yêu nước lại càng cần tiếp tục nuôi dưỡng và phát huy.
Thứ hai, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để lại bài học kinh nghiệm quý giá trong phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết các giai cấp, tầng lớp không phân biệt dân tộc, tôn giáo…tạo thành một khối thống nhất, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là nhân tố cần phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là định hướng, kim chỉ nam để Đảng ta xây dựng đường lối về quốc phòng, an ninh, Đại hội XII của Đảng xác định mục tiêu trọng yếu là“Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”[5]
Thứ tư, tiếp nối tư tưởng yêu chuộng hòa bình trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Đảng ta luôn thực hiện nhất quán quan điểm trong đường lối đối ngoại giai đoạn hiên nay là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [6]
Thứ năm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giá trị cổ vũ toàn Đảng, toàn dân chung sức đồng lòng, đoàn kết xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của dân tộc Việt Nam; là sự ý thức sâu sắc giá trị của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đã khắc sâu niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm chính trị cao và sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Thạc sĩ Ngô Xuân Minh
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng
[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, t.5, tr.480
[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, t.5, tr.480
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, t.5, tr.480
[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, t.5, tr.480
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà nội 2016, tr. 147.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà nội 2016, tr. 153.
Các tin liên quan:
- ❧ 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước -
- ❧ Những bài học trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
- ❧ Không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh -
- ❧ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở huyện Lâm Bình -
- ❧ Tự soi để nhận diện các loại “bệnh cá nhân” -