Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2018  >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1

Ngày Đăng:2/22/2018 9:53:00 AM Lượt xem: 1453

NGHỆ THUẬT TIẾN CÔNG QUÂN SỰ- MỘT TRONG NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968
 
                                                                         Thạc sĩ Phạm Thị Thu Trang
                                                                               Khoa Xây dựng Đảng
          Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 đã tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phố lớn, 37/44 thị xã và hàng trăm thị trấn quận lỵ; đánh vào hầu hết cơ quan đầu não trung ương, địa phương của Mỹ, Ngụy; làm lung lay ý chí quyết tâm xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri năm 1968. Những kết quả đạt được trong cuộc tổng tiến công này khẳng sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự kết hợp nhuần nhuyễn các nghệ thuật quân sự trong lãnh chỉ đạo. Trong đó, nghệ thuật tiến công quân sự đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị họp bàn và ra Nghị quyết 
về “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa” vào dịp Tết Mậu Thân 1968. 
Ảnh tư liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
          Thứ nhất, nghi binh chiến lược nhằm phân tán lực lượng chủ lực địch, làm lạc hướng sự đề phòng của Mỹ, buộc chúng phải dàn trải lực lượng ra khắp chiến trường miền Nam.
          Tháng 1/1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 họp tại Hà Nội đã thông qua nghị quyết tháng 12/1967 của Bộ Chính trị về “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Đảng ta chủ trương đánh vào các đô thị miền Nam, hướng mũi nhọn tiến công vào các cơ quan quan trọng của địch. Muốn tiến công vào dinh lũy của Mỹ, Ngụy - nơi được tổ chức phòng thủ chặt chẽ, trong nghệ thuật tiến công quân sự, Đảng ta chủ trương thực hiện đánh nghi binh.
           Cuối năm 1967, để thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng, lực lượng vũ trang của ta lần lượt mở một số chiến dịch ở vùng ven biên giới, ở Tây Nguyên. Đặc biêt, đêm 20/1/1968 lực lượng bộ đội chủ lực bất ngờ nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, uy hiếp mạnh tuyến phòng thủ đường số 9 của địch, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân địch, đồng thời thu hút lực lượng quân Mỹ lên Khe Sanh tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam giành thắng lợi.
          Chiến dịch Khe Sanh vừa diễn ra đã thu hút được sự chú ý của giới lãnh đạo Mỹ. Tướng Oét- mo- len – tư lệnh lực lượng quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam nhận định đó là hướng tiến công chính của ta trong Đông – Xuân 1968, nên tập trung một lực lượng lớn tiểu đoàn bộ binh và thiết giáp nhằm giữ Khe Sanh bằng mọi giá. Chính sự nhận định sai lầm này của Mỹ tạo điều kiện cho quân giải phóng miền Nam tiến công vào đô thị - trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ, Ngụy. Có thể nói đòn tiến công của lực lượng bộ đội chủ lực vào tập đoàn cứ điểm của Mỹ, ngụy ở Khe Sanh trước cuộc tổng tiến công 10 ngày có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện để kế hoạch tổng tiến công và nổi dây toàn miền Nam của ta được giữ bí mật đến phút cuối và tiếp tục có thời gian chuẩn bị mọi mặt.
          Thứ hai, hướng tiến công chủ yếu không phải là rừng núi và nông thôn, mà là đô thị, trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, nơi địch đang sơ hở. Mục tiêu tiến công là nhằm vào các cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy nhằm tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh.
          Đây là lần đầu tiên trong suốt nhiều năm kháng chiến chống Mỹ, ta tiến hành chiến tranh ở thành thị, biến hậu phương và hậu cứ của địch thành chiến trường của ta. Cuộc tiến công nổ súng đồng loạt ở các đô thị lớn, tạo bất ngờ, khiến địch không kịp trở tay. Đây là một thành công lớn của Đảng trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh – nghệ thuật đánh hiểm, đánh sâu, đánh vào yết hầu, và đầu não địch, buộc địch lâm vào tình thế bị động đối phó. Hệ thống mục tiêu tiến công bao gồm: Các cơ quan trung ương và địa phương của chính quyền Sài Gòn, các sở chỉ huy, sân bay, bến cảng, kho tàng, căn cứ truyền tin, đầu mối giao thông… Đó là những mục tiêu tập trung sinh lực địch, những mục tiêu nhạy cảm nhất trong bộ máy chiến tranh của Mỹ ở miền Nam. Đặc biệt, trong cuộc tổng tiến công này, tòa đại sứ Mỹ - nơi biểu trưng cho quyền uy của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã bị quân ta chiếm giữ trong nhiều giờ. Hướng và mục tiêu tiến công của ta trong cuộc tổng tiến công thể hiện sự táo bạo, độc đáo trong đường lối chỉ đạo kháng chiến của Đảng ta, thể hiện ý chí quyết tâm giành thắng lợi quyết định, “đánh cho Mỹ cút” tiến tới “đánh cho Ngụy nhào”, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
          Thứ ba, thời gian tiến công không vào thời điểm thông thường mà đúng vào giữa đêm giao thừa Tết Nguyên đán – lúc địch bộc lộ sơ hở, chủ quan và nơi lỏng nhất trong việc đề phòng.
          Việc Đảng ta lựa chọn thời điểm tiến công thể hiện sự sáng tạo, đẩy địch vào tình thế lúng túng, bị động đối phó. Cuộc Tổng tiến công Mậu Thân nổ ra đúng vào dịp Tết. Với mục tiêu phải tạo được một bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh, nên cuộc kháng chiến của ta không đánh theo cách cũ, mà phải theo cách mới khác hẳn trước, nhằm giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ. Vì vậy, việc lựa chọn thời điểm tiến công vào đúng đêm giao thừa, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc mừng năm mới trên Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam là nét mới trong nghệ thuật tiến công quân sự của Đảng ta.
          Nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn, cuộc tổng tiến công diễn ra vào năm bầu cử Tổng thống Mỹ, năm mà tình hình chính trị nước Mỹ rất nhạy cảm, nên đã tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ. Thời cơ chiến lược được Đảng ta xem xét toàn diện, cả từ thực tế trên chiến trường và thực tế tình hình nước Mỹ; cả về quân sự và chính trị, nên có bước đi sáng tạo và sớm có sự chuẩn bị về chiến lược; khi có thời cơ, tập trung sức mạnh của các đòn tiến công quân sự, chính trị, ngoại giao đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ.
        Thứ tư, hình thức và phương thức tiến công tạo thành một cuộc chiến tranh tổng lực trên khắp các mặt trận.
          Cùng thời điểm, sau khi hiệu lệnh được phát ra cuộc tổng tiến công nổ ra đồng loạt trên khắp các đô thị miền Nam, trong khi lực lượng quân đội Mỹ đang dàn trải đối phó với các cuộc tiến công của ta ở vùng ven đô thị, và miền núi. Cuộc tiến công ồ ạt vào đô thị lớn của quân giải phóng miền Nam khiến giới cầm quyền Mỹ sửng sốt, điều tưởng chừng không thể xảy trong dự đoán của quân địch.
          Cuộc Tổng tiến công diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh các cuộc đấu tranh vũ trang, thọc thẳng vào yết hầu của Mỹ, ngụy ở miền Nam, còn diễn ra các cuộc đấu tranh của nhân dân vùng nông thôn nổi dậy giành quyền làm chủ, đập tan bộ máy chính quyền của địch ở nhiều nơi. Kết hợp đấu tranh quân sự, Đảng ta còn chỉ đạo đấu tranh trên mặt trân ngoại giao và chính trị, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của dư luận thế giới và ngay cả người dân nước Mỹ. Cuộc tổng tiến công diễn ra trên một không gian rộng lớn ở cả ba vùng chiến lược, nông thôn - đồng bằng, đô thị và miền núi đã phát huy cao độ ưu thế và sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
          Các lực lượng vũ trang tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy rất đa dạng, từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, biệt động thành, an ninh miền Nam đến tự vệ du kích. Mỗi lực lượng có nhiệm vụ riêng, trong đó phải kể đến chiến công của lực lượng mũi nhọn biệt động tại các đô thị nhất là Sài Gòn, đã gây bất ngờ và nhiều thiệt hại cho địch. Phương pháp đánh địch của ta là đánh từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong với sự phối hợp của các lực lượng vũ trang nhằm mục đích ghìm chân địch tiếp ứng từ ngoài vào, có điều kiện tấn công vào căn cứ chủ chốt của địch trong nội thành. Cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận như vậy khiến địch tổn thất nhiều mặt, đồng thời tạo nên sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta.
          Như vậy, nghệ thuật tiến công quân sự trong của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang một giai đoạn mới, mở đầu cho chuỗi thắng lợi liên tiếp của dân tộc Việt Nam, đỉnh cao là đại thắng mùa xuân năm 1975.
 

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc bán thanh lý tài sản công và công cụ dụng cụ của Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8680991

Đang Online : 308