Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2018 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 1
Ngày Đăng:2/22/2018 9:52:00 AM Lượt xem: 1403
XÃ MINH KHƯƠNG VỚI PHONG TRÀO PHÁT TRIỂN CÂY CAM
Thạc sĩ Phạm Đình Khiết
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Đến Minh Khương những ngày cuối năm này, ấn tượng nhất đối với mỗi người là hình ảnh những vườn cam chín vàng, căng mọng trải dài miên man trên các sườn đồi, len lỏi dưới những chân núi ở khắp các thôn, bản trong xã. Từ lâu, nói đến Hàm Yên là mọi người nhắc đến đặc sản Cam sành và đã có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; có nhiều địa danh gắn với thương hiệu trái cây nổi tiếng này như Phù Lưu, Tân Thành, Tân Yên, Yên Lâm, Yên Phú, Minh Dân và Minh Khương. Đó là những tên làng, tên xã mãi mãi đi cùng với thương hiệu này.
Gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm cam sành xã Minh Phương
tại Hội chợ cam sành Hàm Yên 2018
tại Hội chợ cam sành Hàm Yên 2018
Minh Khương là xã phía Bắc của huyện Hàm Yên, cách trung huyện 25km về phía Bắc. Cũng như nhiều xã khác, Minh Khương có vị trí địa lý và nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho việc phát triển cây cam. Về tự nhiên, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm; điều đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển cây cam ở Minh Khương mà ít có nơi nào có được là trên địa bàn có nhiều suối lớn, như suối Ngòi Họp, suối Ngòi Khương, suối Xít Xa, suối Thác Vàng... không chỉ là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, đời sống mà còn là nguồn nước sạch tự nhiên quý giá cung cấp cho bà con nông dân tưới, chăm sóc cho cây cam. Về mặt xã hội, Minh Khương không chỉ có nguồn lực lao động dồi dào mà bà con còn có nhiều kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cam; vì vậy việc trồng cam của xã không chỉ là tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có mà thực sự đã trở thành phong trào ở tất cả các thôn bản. Người dân đã ý thức được lợi thế và giá trị của cây cam đối với phát triển kinh tế, nên nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giầu nhờ trồng cam.
Trao đổi về việc trồng cam trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Phi Khanh, Chủ tịch UBND xã cho biết, toàn xã có 551,9 ha đất trồng cây lâu năm thì có tới 458 ha là đất trồng cam, chiếm gần 83% diện tích. Hiện nay toàn xã có 562 hộ ở 11 thôn, bản tham gia trồng cam, trong đó diện tích đã cho sản phẩm 323 ha, trồng mới là 57 ha, diện tích cam đang kiến thiết cơ bản là 78 ha. Một số thôn có phong trào trồng cam tốt, hiệu quả cao như: Thôn Làng Báu 34,5 ha, thôn Minh Thái 111,2 ha, thôn Xít Xa 64,5 ha, thôn Ngòi Lộc 54,7 ha, thôn Thác Cái 39,8ha và thôn Ngòi Khương 73ha; các thôn khác đã và đang phát triển diện tích trồng cam với phương châm chất lượng và hiệu quả. Toàn xã hiện có 35 hộ gia đình có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên nhờ trồng cam, như hộ ông Bàn Văn Báo, hộ ông Đỗ Xuân Mạnh ở thôn Thác Cái, có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; hộ ông Mai Văn Phi ở thôn Minh Thái, hộ ông Triệu Văn Kim ở thôn Thăm Bon cũng có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Nhờ đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch hại, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản nên sản phẩm cam của xã có năng suất khá, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vụ cam năm 2017 - 2018 này năng suất bình quân ước đạt 18 tấn/ha; toàn xã thu hoạch khoảng 6.000 tấn quả, giá trị trên 20 tỷ đồng.
Để sản phẩm cam sành của xã thực sự trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giầu; Đảng ủy, UBND xã đang tập trung lãnh đạo chỉ đạo phát triển cây cam theo hướng xây dựng quy hoạch chi tiết diện tích trồng cam đến từng thôn, bản, khu dân cư; tích cực tuyên truyền để để bà con không tự ý chuyển đổi từ đất ruộng sang đất trồng cam, hoặc trồng xâm lấn vào diện tích đất rừng phòng hộ. UBND xã đã phân công cán bộ khuyến nông phối hợp với cán bộ kỹ thuật của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản cam theo quy trình VietGap để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của quả cam. Mặt khác UBND xã còn đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam của xã đến với người tiêu dùng. Riêng Hội chợ Cam sành huyện Hàm Yên tổ chức đầu tháng 1 năm nay, gian hàng của xã đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng. Tại hội chợ, xã đã trưng bày và bán được hơn 1 tấn quả, đồng thời quảng bá, giới thiệu và giúp kết nối để hơn 10 hộ gia đình ký kết các hợp đồng bán cam cho các đối tác.
Mong mỏi của nhiều hộ dân và lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã là trong thời gian tới được cấp trên quan tâm hỗ trợ vật liệu để nhân dân làm đường vận chuyển cam ở một số thôn, bản còn khó khăn về giao thông, giúp bà con giảm chi phí vận chuyển, tăng giá thành sản phẩm; mặt khác ngành nông nghiệp cần quan tâm sát sao hơn nữa trong việc hướng dẫn, giúp đỡ bà con nông dân từ khâu tuyển chọn cây giống có chất lượng tốt để đưa vào trồng, đến khâu thu hái, bảo quản quả cam để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần khẳng định và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên.
Trao đổi về việc trồng cam trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Phi Khanh, Chủ tịch UBND xã cho biết, toàn xã có 551,9 ha đất trồng cây lâu năm thì có tới 458 ha là đất trồng cam, chiếm gần 83% diện tích. Hiện nay toàn xã có 562 hộ ở 11 thôn, bản tham gia trồng cam, trong đó diện tích đã cho sản phẩm 323 ha, trồng mới là 57 ha, diện tích cam đang kiến thiết cơ bản là 78 ha. Một số thôn có phong trào trồng cam tốt, hiệu quả cao như: Thôn Làng Báu 34,5 ha, thôn Minh Thái 111,2 ha, thôn Xít Xa 64,5 ha, thôn Ngòi Lộc 54,7 ha, thôn Thác Cái 39,8ha và thôn Ngòi Khương 73ha; các thôn khác đã và đang phát triển diện tích trồng cam với phương châm chất lượng và hiệu quả. Toàn xã hiện có 35 hộ gia đình có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên nhờ trồng cam, như hộ ông Bàn Văn Báo, hộ ông Đỗ Xuân Mạnh ở thôn Thác Cái, có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; hộ ông Mai Văn Phi ở thôn Minh Thái, hộ ông Triệu Văn Kim ở thôn Thăm Bon cũng có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Nhờ đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch hại, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản nên sản phẩm cam của xã có năng suất khá, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vụ cam năm 2017 - 2018 này năng suất bình quân ước đạt 18 tấn/ha; toàn xã thu hoạch khoảng 6.000 tấn quả, giá trị trên 20 tỷ đồng.
Để sản phẩm cam sành của xã thực sự trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giầu; Đảng ủy, UBND xã đang tập trung lãnh đạo chỉ đạo phát triển cây cam theo hướng xây dựng quy hoạch chi tiết diện tích trồng cam đến từng thôn, bản, khu dân cư; tích cực tuyên truyền để để bà con không tự ý chuyển đổi từ đất ruộng sang đất trồng cam, hoặc trồng xâm lấn vào diện tích đất rừng phòng hộ. UBND xã đã phân công cán bộ khuyến nông phối hợp với cán bộ kỹ thuật của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản cam theo quy trình VietGap để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của quả cam. Mặt khác UBND xã còn đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam của xã đến với người tiêu dùng. Riêng Hội chợ Cam sành huyện Hàm Yên tổ chức đầu tháng 1 năm nay, gian hàng của xã đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng. Tại hội chợ, xã đã trưng bày và bán được hơn 1 tấn quả, đồng thời quảng bá, giới thiệu và giúp kết nối để hơn 10 hộ gia đình ký kết các hợp đồng bán cam cho các đối tác.
Mong mỏi của nhiều hộ dân và lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã là trong thời gian tới được cấp trên quan tâm hỗ trợ vật liệu để nhân dân làm đường vận chuyển cam ở một số thôn, bản còn khó khăn về giao thông, giúp bà con giảm chi phí vận chuyển, tăng giá thành sản phẩm; mặt khác ngành nông nghiệp cần quan tâm sát sao hơn nữa trong việc hướng dẫn, giúp đỡ bà con nông dân từ khâu tuyển chọn cây giống có chất lượng tốt để đưa vào trồng, đến khâu thu hái, bảo quản quả cam để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần khẳng định và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên.
Các tin liên quan:
- ❧ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - Ngày đăng('4/3/2018 3:56:00 PM')
- ❧ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ĐỨC CẢNH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VẺ VANG - Ngày đăng('6/18/2018 4:27:00 PM')
- ❧ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CẦN NỖ LỰC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - Ngày đăng('8/25/2019 9:51:00 AM')
- ❧ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG HỌC TẬP TÁC PHONG TẬP THỂ - DÂN CHỦ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - Ngày đăng('8/25/2019 9:50:00 AM')
- ❧ NGHỆ THUẬT TIẾN CÔNG QUÂN SỰ- MỘT TRONG NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 - Ngày đăng('2/22/2018 9:53:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2017 - Ngày đăng('2/22/2018 9:53:00 AM')
- ❧ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('2/22/2018 9:53:00 AM')
- ❧ PHÒNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TÍCH CỰC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Ngày đăng('2/22/2018 9:53:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2017 - Ngày đăng('2/22/2018 9:53:00 AM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NĂM 2017 - Ngày đăng('2/22/2018 9:53:00 AM')
- ❧ ĐƯA NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - Ngày đăng('2/22/2018 9:52:00 AM')
- ❧ HƯỚNG ĐI MỚI CHO NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN VÂN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('2/22/2018 9:52:00 AM')
- ❧ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN DƯƠNG VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CÁC XÃ, THỊ TRẤN - Ngày đăng('2/22/2018 9:52:00 AM')
- ❧ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNỞ TỈNH TUYÊN QUANG, CHỦ TRƯƠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Ngày đăng('7/6/2018 10:11:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('6/18/2021 8:40:00 AM')