Nội san >> Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2018 >> Thông tin lý luận và thực tiễn số 2
Ngày Đăng:2/19/2019 8:28:00 AM Lượt xem: 1116
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Th.s Đỗ Thị Xuân Anh
Khoa Xây dựng Đảng
Đến nay đã hơn 70 năm tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Đặc biệt, những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới vẫn tiếp tục được thể hiện trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào xây dựng đời sống mới. Ngày 3/4/1946, Ban Trung ương vận động đời sống mới được thành lập một năm sau, ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” với bút danh là Tân Sinh, để chỉ đạo và động viên phong trào. Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc… Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ lớn”[1].
Khái niệm đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với nếp sống và lối sống. Chính vì vậy việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng đời sống mới và nếp sống mới. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xây dựng đời sống mới, thì điều đầu tiên cần phải thực hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. “Nếu không giữ đúng Cần, Kiêm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”[2], còn “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới"[3].
Theo Hồ Chí Minh, cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn,cách mặc,cách ở, cách đi lại, cách làm việc”[4]. Đó là năm cách phải sửa đổi với mỗi người cũng như đối với một tập thể, một cộng đồng. Người cho rằng: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe lẹt”[5]. Không phải Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng cao điều kiện sinh hoạt của mình ngày càng tốt hơn. “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”[6].
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng nếp sống mới là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen của mỗi người, thành phong tục, tập quán của cả cộng đồng. Nếp sống mới mà chúng ta xây dựng phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc xây đựng đời sống mới phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình bởi mỗi người, mỗi gia đình đều phải thực hiện đời sống mới. “Do nhiều người nhóm lại thành làng. Do nhiều làng nhóm lại thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh…Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”[7]. Ngày nay, việc mở rộng cuộc vân động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” cũng là theo tinh thần đó.
Vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Viêc xây dựng đời sống mới phải được thực hiện trên các nguyên tắc cần, kiệm, liêm, chính và hăng hái thi đua lao động sản xuất.
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, hết năm 2017, đã có 129/129 xã hoàn thành tiêu chí lập quy hoạch, 40 xã đạt tiêu chí giao thông, 111 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 88 xã đạt tiêu chí điện, 42 xã đạt tiêu chí trường học, 26 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 72 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 125 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông, 31 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, 31 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất y tế, 51 xã đạt tiêu chí thu nhập, 40 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 129 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm, 102 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, 127 xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo, 88 xã đạt tiêu chí y tế, 105 xã đạt tiêu chí văn hóa, 23 xã đạt tiêu chí môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới đạt trên 2.197 tỷ đồng. Số tiêu chí bình quân đạt 12 tiêu chí/xã. Hỗ trợ 14,9 tỷ đồng phát triển sản xuất cho 31 xã; 1,4 tỷ đồng cho 22 hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản. Năm 2018, phấn đấu có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân đạt 13 tiêu chí/xã[8]
Hiện nay, nước ta đang trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới vẫn còn nguyên giá trị cho sự nghiệp cách mạng nước ta nói chung, cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Tiếp tục thực hiện lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày càng phát triển trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào xây dựng đời sống mới. Ngày 3/4/1946, Ban Trung ương vận động đời sống mới được thành lập một năm sau, ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” với bút danh là Tân Sinh, để chỉ đạo và động viên phong trào. Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc… Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ lớn”[1].
Khái niệm đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với nếp sống và lối sống. Chính vì vậy việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng đời sống mới và nếp sống mới. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xây dựng đời sống mới, thì điều đầu tiên cần phải thực hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. “Nếu không giữ đúng Cần, Kiêm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”[2], còn “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới"[3].
Theo Hồ Chí Minh, cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn,cách mặc,cách ở, cách đi lại, cách làm việc”[4]. Đó là năm cách phải sửa đổi với mỗi người cũng như đối với một tập thể, một cộng đồng. Người cho rằng: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe lẹt”[5]. Không phải Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng cao điều kiện sinh hoạt của mình ngày càng tốt hơn. “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”[6].
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng nếp sống mới là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen của mỗi người, thành phong tục, tập quán của cả cộng đồng. Nếp sống mới mà chúng ta xây dựng phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc xây đựng đời sống mới phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình bởi mỗi người, mỗi gia đình đều phải thực hiện đời sống mới. “Do nhiều người nhóm lại thành làng. Do nhiều làng nhóm lại thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh…Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”[7]. Ngày nay, việc mở rộng cuộc vân động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” cũng là theo tinh thần đó.
Vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Viêc xây dựng đời sống mới phải được thực hiện trên các nguyên tắc cần, kiệm, liêm, chính và hăng hái thi đua lao động sản xuất.
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, hết năm 2017, đã có 129/129 xã hoàn thành tiêu chí lập quy hoạch, 40 xã đạt tiêu chí giao thông, 111 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 88 xã đạt tiêu chí điện, 42 xã đạt tiêu chí trường học, 26 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 72 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 125 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông, 31 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, 31 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất y tế, 51 xã đạt tiêu chí thu nhập, 40 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 129 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm, 102 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, 127 xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo, 88 xã đạt tiêu chí y tế, 105 xã đạt tiêu chí văn hóa, 23 xã đạt tiêu chí môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới đạt trên 2.197 tỷ đồng. Số tiêu chí bình quân đạt 12 tiêu chí/xã. Hỗ trợ 14,9 tỷ đồng phát triển sản xuất cho 31 xã; 1,4 tỷ đồng cho 22 hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản. Năm 2018, phấn đấu có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân đạt 13 tiêu chí/xã[8]
Hiện nay, nước ta đang trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới vẫn còn nguyên giá trị cho sự nghiệp cách mạng nước ta nói chung, cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Tiếp tục thực hiện lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày càng phát triển trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t5 tr111
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập,sđd, tr 122
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tr 128
[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tr 113
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập. sđd, t5, tr 117
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t10, tr 589
[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, t5, tr 117,118
[8] Nguồn: baotuyenquang.com.vn
Các tin liên quan:
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY - Ngày đăng('7/6/2018 10:01:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NA HANG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA - Ngày đăng('7/6/2018 10:04:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN XÃ KHUÔN HÀ, HUYỆN LÂM BÌNH - Ngày đăng('7/6/2018 10:05:00 PM')
- ❧ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH TUYÊN QUANG, CHỦ TRƯƠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Ngày đăng('7/6/2018 10:16:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở CƠ SỞ CỦA KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('7/6/2018 10:20:00 PM')
- ❧ BÀI HỌC THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - Ngày đăng('7/6/2018 10:22:00 PM')
- ❧ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU KHI ĐẢNG ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN VÀO BÀI GIẢNG “NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH" TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH - Ngày đăng('7/6/2018 10:28:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI ĐƯA NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW[1], NGÀY 25/10/2017, HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VÀO GIẢNG DẠY PHẦN III.1, III.2 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('7/6/2018 10:31:00 PM')
- ❧ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐẠI HỘI XII VỀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT - Ngày đăng('7/6/2018 10:33:00 PM')
- ❧ QUÁN TRIỆT SÂU SẮC NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TW7 KHÓA XII VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('7/6/2018 10:39:00 PM')
- ❧ TÁC PHẨM "NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT" CỦA V.I.LÊNIN VÀ MỘT SỐ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - Ngày đăng('7/6/2018 10:46:00 PM')
- ❧ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY - Ngày đăng('7/6/2018 10:51:00 PM')
- ❧ MỘT SỐ KẾT QUẢ SAU 02 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ "ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" Ở TỈNH TUYÊN QUANG - Ngày đăng('7/6/2018 11:05:00 PM')
- ❧ 70 NĂM “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” CỦA HỒ CHÍ MINH LỜI KÊU GỌI MÃI VẸN NGUYÊN GIÁ TRỊ - Ngày đăng('7/6/2018 11:06:00 PM')
- ❧ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 61 NĂM CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG, ĐẢNG BỘ NHÀ TRƯỜNG TIẾP TỤC LÃNH ĐẠO HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ - Ngày đăng('7/6/2018 11:08:00 PM')
- ❧ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG – 61 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN - Ngày đăng('7/6/2018 11:11:00 PM')