Nội san >>  Thông tin lý luận và thực tiễn năm 2019  >> Số 01/2019

Ngày Đăng:6/25/2019 10:03:00 PM Lượt xem: 1871

HIỆU QUẢ VÀ SỨC LAN TỎA CỦA PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” Ở TỈNH TUYÊN QUANG
 
                                            Thạc sĩ Phạm Thị Hoa                       
                      Khoa Xây dựng Đảng
 
        Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc, từ tư tưởng, quan điểm đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là sự kế thừa những kết quả của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động từ tháng 5/1995 và được nâng lên với nội dung và tầm cao mới. Đây là một trong 04 nhóm giải pháp lớn nhằm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết nêu rõ: “Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
        Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XV) đã ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU, ngày 18/9/2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Để nội dung các nghị quyết đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" gồm 05 nội dung sau: Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng; phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng và giảm nghèo; xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa; thực hiện kỷ cương pháp luật; xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao; nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện phong trào, phù hợp với từng nội dung công việc của từng cơ quan, đơn vị cũng như điều kiện thực tế tại cơ sở.
        Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở tỉnh Tuyên Quang ngày càng đi vào chiều sâu. Xác định phong trào này có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, vì thế, luôn được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh quan tâm và nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh và cơ sở đã xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo, triển khai thực hiện, tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện chính trị quan trọng, các hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, "Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ"... tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
        V
ề phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng và giảm nghèo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã phát động nhiều phong trào thi đua, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, sản xuất kinh doanh giỏi,... Các cấp hội cựu chiến binh, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho hội viên, đoàn viên... với những việc làm cụ thể và các biện pháp phù hợp, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh năm 2018 giảm rõ rệt, còn 15,38%. Bên cạnh đó, Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" đã phát triển rộng khắp trong nhân dân, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, khơi dậy mạnh mẽ đạo lý làm người, nếp sống cao đẹp của người Việt Nam, nhiều tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan đơn vị, tập thể, cá nhân, các tổ chức tôn giáo đã dành cho người nghèo đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và tháng giáp hạt.
        Về xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, nhận thức rõ giá trị truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình trong sự ổn định và phát triển của toàn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Gia đình văn hoá” đã trở thành niềm vinh dự, tự hào của từng thành viên trong gia đình và đặc biệt quan trọng là đã tác động tích cực tới đạo đức, lối sống của các thành viên, góp phần xây dựng môi trường văn hoá làng, xã, cơ quan, công sở. Kết quả bình xét hằng năm toàn tỉnh có 88% trở lên số hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá", nhiều xã, phường, thị trấn có tỷ lệ trên 90% gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá". Xác định mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, kết quả xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đã tạo tiền đề vững chắc để xây dựng làng, xã, cơ quan, đơn vị văn hoá, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị được nhân dân các dân tộc trong tỉnh đồng tình hưởng ứng. Đây là phong trào mang tính xã hội hoá cao, phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Năm 2018 có 80% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, 21/39 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
        Về thực hiện kỷ cương pháp luật, các sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, công tác phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, toàn tỉnh duy trì 156 mô hình tự quản về an ninh trật tự hoạt động có hiệu quả, thiết thực và được nhân rộng. Lực lượng công an chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, có 85/129 xã đạt tiêu chí xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên trong xây dựng nông thôn mới.
        Về xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao; nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở. Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI), với phương châm "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ", trong 3 năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt. Hệ thống giao thông, điện, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa... được đầu tư toàn diện, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phát triển phù hợp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã được xây dựng và tạo lập trong đức tính của mọi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội của đồng bào các dân tộc trong tỉnh được khơi dậy và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ và phát triển, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
        Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng mạnh mẽ, nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"  của tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển về chất lượng, hiệu quả của các danh hiệu văn hóa trong phong trào được nâng cao. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, sức lan tỏa của phong trào đã góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy, tạo tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới. Phong trào đã gắn kết được với nhiều cuộc vận động và chương trình  hành động cách mạng, đã phát huy vai trò tự quản của người dân trong cộng đồng gắn với vai trò chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp. Các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các quy tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư. Nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cộng đồng dân cư.
         Để góp phần thực hiện tốt Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 18/9/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014, Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và tiến tới thực hiện thành công Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trong năm 2019 và những năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
        Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chuyên môn cần chú trọng có những chính sách đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ theo định kỳ để nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở.
        Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mục đích, ý nghĩa, nội dung quy định tiêu chuẩn các danh hiệu văn hóa trong phong trào, đồng thời tổ chức triển khai việc học tập, quán triệt các nội dung và tiêu chí liên quan đến phong trào nói chung và các cuộc vận động nói riêng, như: Xây dựng thôn, khu phố văn hóa và thôn, khu phố văn hóa điểm; xây dựng xã văn hóa nông thôn mới và thị trấn văn minh đô thị.
        Thứ ba, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp cần quan tâm thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra để đôn đốc, nắm chắc tình hình và kết quả triển khai thực hiện các tiêu chí của từng cuộc vận động trong 06 tháng và cả năm, chú trọng đúc kết kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình, điển hình trong cộng đồng dân cư.
        Thứ tư, nêu cao vai trò tự quản của các cá nhân, hộ gia đình, khu dân cư, kịp thời biểu dương những tấm gương “Người tốt, việc tốt”, đồng thời đề cao những sáng kiến, sáng tạo trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
 
*Tài liệu tham khảo: Báo cáo Số: 02/BC-BCĐ, ngày 10/4/2019 của  Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện phong trào"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
- Báo cáo:Kết quả thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" năm 2018, nhiệm vụ chủyếu năm 2019.

Các tin liên quan:

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và Thực tiễn năm 2024

Thông báo danh sách viên chức đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn tháng 12 năm 2023

Thông báo Tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng năm 2024

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi sau phá dỡ nhà khách, kho

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản vật liệu thu hồi

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiễn số 2 năm 2023

Thông báo viết bài Thông tin lý luận và thực tiến số 1 năm 2023

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III; phương hướng nhiệm vụ quý IV năm 2022

Hướng dẫn trình bày bài viết thu hoạch nghiên cứu thực tế các lớp Trung cấp lý luận chính tri

Hướng dẫn khen thưởng học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Thông tin lý luận và thực tiễn

TUYÊN TRUYỀN

Liên kết web

Đếm số lượng truy cập

Tổng số lượt truy cập: 8581225

Đang Online : 771